So Sánh Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Văn Hoá, Văn Minh, Văn Hiến ...
Có thể bạn quan tâm
VĂN là nét vẽ, thể hiện vẻ đẹp bề ngoài. HÓA là biến đổi cho tốt đẹp hơnNgoài ra, chữ Culture theo tiếng Pháp và tiếng Anh còn có nghiã là nuôi, dưỡng, trồng, gây; chữ HÓA trong Hoa ngữ còn có nghiã là dạy dỗ, như: giáo hóa, phụ nhân nan hóa (phụ nữ khó dạy).
Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, phim ảnh...Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ăn mặc, ăn uống, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp nhận.... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn hóa thấp, vô văn hóa
Dựa vào những đặc trưng cơ bản của nó, có thể đưa ra 1 định nghĩa về văn hóa như sau( phần lớn những khái niệm về văn hóa đều chứa đựng những đặc trưng này): "Văn hóa là một hệ thống những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử( từ khi con người xuất hiện đến nay)". Văn hóa bao hàm văn hiến và văn vật Vậy văn hóa là 1 quá trình lịch sử kéo dài liên tục. còn văn minh mang tính giai đoạn( nhắc lại là chỉ khi xuất hiện nhà nước).
Như vậy, văn hóa là một đặc trưng của con người, chỉ con người mới có, vì chỉ con người mới biết vận dụng tinh thần và lý trí để vượt bản năng, cải thiện cuộc sống của chính mình, làm cho mối tương giao với người khác tốt đẹp hơn, nâng tâm hồn lên khỏi những hệ lụy vật chấtVăn Hóa là thành qủa, là tài sản chung của loài người, nhưng không đồng bộ giống nhau cho mọi giống người. Văn hóa Tây phương khác với văn hóa Đông phương. Văn hóa Trung Hoa không giống văn hóa Việt Nam. Ngay trong một nước cũng có sự khác biệt văn hóa tho miền, theo sắc dân. Văn hóa của người Mường ở núi rừng miền Bắc và người sắc tộc ở cao nguyên Trung phần có những điều không giống văn hóa người kinh. Văn hóa của người sống ở đồng bằng sông Hồng có những điều không giống với văn hóa của người sống ở đồng bằng Cửu Long. Trong khi chúng ta tôn kính cha mẹ già, khi sống cũng như khi chết, thì lại có những bộ lạc ở Phi châu bắt cha mẹ già leo lên cây cao, con đứng dưới rung cây, nếu cha mẹ rơi xuống đất và chết, con đem đi chôn; nếu cha mẹ không rơi, con rước về nuôi tiếp. Ngày xưa tại Nhật, nơi một số làng ven núi, cha mẹ già khi thấy đến lúc nên từ giã cõi đời, ra lệnh cho con cõng lên núi vào mùa đông và bỏ lại ở một nơi hẻo lánh chờ chết. Trên đường về, con thành khẩn cầu cho tuyết đổ và trời trở lạnh thấu xương để cha hay mẹ già mau chết. Chúng ta không thể dùng tiêu chuẩn văn hóa của chúng ta để phê phán những tục lệ này là man rợ. Những tục lệ của họ khác ta nhưng có giá trị và sự hợp lý riêng đối với họ. Họ đã có sự đồng thuận từ thế hệ này qua thế hệ khác về những tục lệ đó. Người ta có thể lý luận là nếu cha hay mẹ đến lúc già yếu, không bám nổi cành cây, thì cũng nên chấm dứt cuộc đời để tránh cho con cháu phải cung phụng, thuốc thang khi đau yếu, để con cháu khỏi bận tâm và dành thời giờ làm việc, nuôi dậy thế hệ sau. Phong tục ngày xưa của người Nhật cõng cha hay mẹ già bỏ trên núi tuy đau thương nhưng cũng có ý nghiã hy sinh cao cả. Chính cha mẹ chọn năm, tháng, ngày, giờ để dứt bỏ cuộc đời sau khi đã làm xong bổn phận nuôi dậy và gầy dựng cho con, nhất là lo cho chúng yên bề gia thất. Tôi đã xem một cuốn phim Nhật diễn tả phong tục này. Bà mẹ già trong phim rất vui sướng bắt con cõng lên núi để được xum họp với người chồng qúa cố sau khi đã kiếm được "cái âm hộ" (lời bà mẹ) cho thằng con trai. Bà không muốn sống thêm để ăn báo hại con và không muốn là nguyên nhân gây trở ngại cho hạnh phúc lứa đôi của con trai và con dâu. Vào đời không được lựa chọn. Nhưng ra khỏi cuộc đời theo ý mình. Đó chẳng phải là một triết lý sống hay sao? Còn người con dàn dụa nước mắt trên đường về, miệng không ngớt cầu nguyện cho tuyết rơi, trời trở lạnh để mẹ mau chết, không phải là bất hiếu, nhưng muốn cho mẹ mau được gặp cha và mau chấm dứt những đau đớn trước giờ chết. Như vậy là anh ta có hiếu theo tiêu chuẩn văn hóa của xã hội thời anh sống. Từ đó một vấn đề khác được đặt ra: phải tôn trọng những nền văn hóa khác không giống mình. Không nên chê bai và không được hủy diệt văn hóa của những giống dân khác dù với chiêu bài "khai hóa".
Tuy nhiên, nếu Văn Hóa được dùng để chỉ chung sinh hoạt của con người, sinh vật thượng đẳng trong vũ trụ, khác tất cả các loại cầm thú, thì ở nghiã thứ tư, nghiã rộng nhất, Văn Hóa bao gồm cả văn Minh, vì Văn Hóa chính là sự tiến bộ của con người cả về phương diện tinh thần lẫn vật chất hầu làm cho đời sống con người được hạnh phúc hơn, phong phú hơn. Hay nói cách khác là tiến gần tới chân, thiện, mỹ, lợi và thú hơn. Nghiã rộng thứ tư này có thể được dùng như một định nghiã cho Văn Hóa.
Văn hiến là trạng thái phát triển nhất định của một dân tộc. Nó nói lên xu hướng luôn luôn khắc phục tình trạng nguyên sơ lạc hậu và thấp kém để vươn tới cuộc sống ngày một phát triển hơn, tiến bộ hơn, cao đẹp hơn, với sự phong phú của đời sống vật chất và tinh thần, với sự xuất hiện ngày một nhiều những hiền tài của đất nước. Nó đánh dấu trình độ của một dân tộc đã đạt được trong quá trình sử dụng thiên nhiên, hoàn thiện đời sống xã hội và không ngừng đào tạo ra những con người ưu tú cả về trí tuệ, phẩm chất và tài năng.
Văn hiến là n~ giá trị về tinh thần( giáo dục, thẩm mĩ, giao tiếp...) Văn Hiến là một từ của người Trung Hoa, không có từ tương đương trong tiếng Việt, tiếng Anh hay tiếng Pháp. Vì vậy không thể dịch Văn Hiến sang ngoại ngữ Tây phương
1. Văn hóa có 2 nghĩa - Nghĩa hẹp: trình độ giáo dục. VD: người có văn hóa nghĩa là người có giáo dục ở một trình độ nhất định) - Nghĩa rộng: là tập hợp các tư tưởng, quan niệm, hành vi, phong tục tập quán, nhân vật tiêu biểu của một quần thể (có thể là quốc gia, dân tộc, doanh nghiệp, gia đình) trong một thời kỳ nhất định. 2. Văn hiến. - Nghĩa ban đầu: văn hiến là các thư tịch điển cố của các bậc tiên hiền. - Nghĩa hiện nay: là tất cảc các phương tiện, tư liệu ghi lại tri thức (bao gồm thư tịch, băng đĩa, di tích, văn bia, hội họa v.v...) Như vậy có thể thấy văn hóa và văn hiến giống nhau ở chỗ đều là tri thức của quần thể. Khác nhau ở chỗ văn hiến chỉ quần thể rộng, thời gian dài trong suốt tiến trình lịch sử.
Nói đến văn hiến là nói đến những giá trị vật chất và tình thần đã tồn tại lâu đời và đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với con người nơi đó. Ví dụ như chúng ta thường nói "thủ đô ngàn năm văn hiến", chứ không ai nói "thủ đô ngàn năm văn hóa". Còn văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để phục vụ cuộc sống của mình, hay ngắn gọn hơn văn hóa là ứng xử của con người với môi trường sống, môi trường nào sẽ tạo ra con người như thế ấy. khác với văn hiến là cái vững bền còn văn hóa luôn thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện mới. ví dụ, khi thời đại thay đổi thì văn hóa cũng phải thay đổi theo, không thể tồn tại những con người sống trong thời kỳ phong kiến mà có thể sống được trong xã hội tư bản nếu a vẫn giữ lối sống cũ,..
Nguồn góc của thuật ngữ văn hóa .
-phương Tây: cultura : chăm sóc , vun xới .
- Trung Hoa (206-225 TCN) : văn trị giáo hóa,
+văn hóa : văn :vẻ đẹp . hóa : hiến hóa, chuyển đổi ,làm cho sự vật hiện tượng trở nên tốt đẹp.
Một vài khái niệm :
+ văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người ( Trần Quốc Vượng).
+ Văn hóa ( Vh) là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo , tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn (Trần Ngọc Thêm )
+ bách khoa toàn thư Pháp : Vh hiểu theo nghĩa rộng là tập tục tín ngưỡng ,ngôn ngữ , tư tưởng , thị hiếu,thẩm mỹ, những hiểu biết về kĩ thuật , công cụ , nhà ở, điều tiết những quan hệ ứng xử của con người với môi trường.
+ hội nghị về Vh Vernise 1970 . Vh bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác , từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất đến phong tục , tín ngưỡng , lối sống , lao động….
+ Unesco(1980) Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội hay 1 nhóm người , văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý.
ðCon người là chủ thể của văn hóa .
+ sản phẩm do con người tạo ra mang theo những giá trị , phục vụ tốt hơn cho nhu cầu cuộc sống → thuộc về văn hóa.
+ con người sáng tạo ra văn hóa ,văn hóa tái tạo lại con người .
+ sức mạnh của văn hóa là sự sáng tạo , khai sáng , giải phóng → văn hóa là sự độc chiếm của loài người.
♥ Phân biệt văn hóa với học vấn , văn minh văn hiến , văn vật ?
- Văn hóa và học vấn : có mqh mật thiết với nhau nhưng không đồng nhất , 2 khái niệm . học vấn là tri thức , trình độ , bằng cấp …. Văn hóa là lĩnh vực rộng , chia làm nhiều bộ phận : văn hóa tập thể , văn hóa tinh thần ,... học vấn chỉ là bộ phận nhỏ của Vh tinh thần .
- Văn hóa và văn minh : văn minh chỉ trình độ phát triển của vật chất và tinh thần của nhân loại trong một thời kì lịch sử nào đó . văn minh là tổng hòa của văn hóa và xã hội
· giống nhau : đều là sự sáng tạo của con người gắn liền với cuộc sống con người .
· khác nhau : + văn hóa có bề giày của quá khứ , còn văn minh chỉ là một lát cắt lịch sử
+ văn hóa bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần , còn văn minh thiên về vật chất và kĩ thuật
+ Văn hóa mang tính dân tộc rỏ rệt , còn văn minh mang tính siêu dân tộc , quốc tế (vd áo dài là văn hóa )
+ văn hóa gắn với phương Đông nông nghiệp , văn minh lại gắn liền với Phương Tây đô thị
- Văn hóa và văn hiến , văn vật :
+ Văn hiến : là những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải , thể hiện tính dân tộc , tính lịch sử rỏ nét. Văn hóa và văn hiến là hai khái niệm tương dồng khi người ta dùng để chỉ đời sống tinh thần của xã hội . song chúng khác nhau về lính lịch sử và phạm vi bao quát. Văn hóa là khái niệm rộng hơn văn hiến vì nó có hàm nghĩa văn hóa vật thể .
+ văn vật : thường dùng theo nghĩa hẹp , gắn với những thành quả vật thể của văn hóa .
→ tóm lại : văn minh , văn hiến , văn vật đều là những khái niệm phát sinh của văn hóa , cũng có thể hiểu là khái niệm bộ phận của văn hóa.
Từ khóa » Ví Dụ Về Văn Hiến Và Văn Vật
-
[CHUẨN NHẤT] Văn Hiến Và Văn Vật Là Gì? - TopLoigiai
-
Phân Biệt Văn Hóa, Văn Minh, Văn Hiến Và Văn Vật? Và Những Khái ...
-
Phân Biệt Giữa Văn Hóa, Văn Minh, Văn Hiến, Văn Vật? Ví Dụ?
-
Ví Dụ Về Văn Hóa, Văn Minh, Văn Hiến, Văn Vật
-
Văn Hiến Là Gì? Ví Dụ Về Văn Hiến - Luật Hoàng Phi
-
Văn Hiến Là Gì? Văn Vật Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Văn Hóa Với Văn Minh, Văn Hiến, Văn Vật - Cộng đồng Học Tập 24h ...
-
Cách Phân Biệt Các Khái Niệm Văn Hóa, Văn Hiến, Văn Minh, Văn Vật
-
TÌM HIỂU Văn Hóa Với Các Khái Niệm Văn Minh, Văn Hiến, Văn Vật
-
Phân Biệt Khái Niệm "văn Hóa" Với Khái Niệm "văn Minh", "văn Hiến ...
-
So Sánh Văn Hoá Văn Hiến Văn Minh Văn Vật - Thả Rông
-
II. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA, VĂN MINH, VĂN HIẾN VÀ VĂN VẬT
-
Văn Hiến Và Văn Vật Là Gì?