So Sánh Sự Mạnh Yếu Về Tính Axit Của Các Loại ... - Hanimexchem
Có thể bạn quan tâm
So Sánh Sự Mạnh Yếu Về Tính Axit Của Các Loại Axit Cơ Bản
Trong chương trình hóa học phổ thông các bạn trẻ đã được làm quen với nhiều loại axit đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp ngày nay đơn cử như axit Hcl , h2so4 , hf , hno3 … Hôm nay hóa chất Hanimex sẽ cùng các bạn nhỏ đi sâu tìm hiểu , so sánh độ mạnh yếu của chúng ra làm sao nhé, hi vọng bài viết cung cấp thêm nhiều kiến thức phục vụ việc học hóa được tốt hơn.
So sánh tính axit của 1 số hợp chất hữu cơ là so sánh độ linh động của nguyên tử H trong HCHC. Hợp chất nào có độ linh động của nguyên từ H càng cao thì tính axit càng mạnh. -Định nghĩa độ linh động của nguyên tử H (hidro): Là khả năng phân ly ra ion H (+) của hợp chất hữu cơ đó. -Độ linh động của nguyên tử hidro phụ thuộc vào lực hút tĩnh điện giữa ngyên tử liên kết với hidro
nguyên tắc: Thứ tự ưu tiên so sánh: – Để so sánh ta xét xem các hợp chất hữu cơ (HCHC) cùng nhóm chức chứa nguyên tử H linh động (VD: OH, COOH ….) hay không. *)Nếu các hợp chất hứu cơ không cùng nhóm chức thì ta có tính axit giảm dần theo thứ tự: Axit Vô Cơ > Axit hữu cơ > H2CO3 > Phenol > H2O > Rượu.
So sánh định tính
– Nguyên tắc chung: Nguyên tử H càng linh động thì tính axit càng mạnh.
– Đối với các axit có oxi của cùng một nguyên tố: càng nhiều O tính axit càng mạnh.
HClO < HClO2 < HClO3 < HClO4
– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng chu kì: nguyên tố trung tâm có tính phi kim càng mạnh thì tính axit của axit càng mạnh (các nguyên tố đều ở mức hóa trị cao nhất).
H3PO4 < H2SO4 < HClO4
– Đối với axit của các nguyên tố trong cùng một nhóm A thì:
+ Axit không có oxi: tính axit tăng dần từ trên xuống dưới:
HF < HCl < HBr < HI (do bán kính ion X– tăng)
+ Axit có O: tính axit giảm dần từ trên xuống dưới:
HClO4 > HBrO4 > HIO4 (do độ âm điện của X giảm dần)
– Với các axit hữu cơ RCOOH: (nguyên tử H được coi không có khả năng hút hoặc đẩy e)
+ Nếu gốc R no (đẩy e) làm giảm tính axit. Gốc R no càng nhiều nguyên tử C thì khả năng đẩy e càng mạnh: HCOOH > CH3COOH > CH3CH2COOH > CH3CH2CH2COOH > n-C4H9COOH.
+ Nếu gốc R hút e (không no, thơm hoặc có halogen…) sẽ làm tăng tính axit.
* Xét với gốc R có chứa nguyên tử halogen:
+ Halogen có độ âm điện càng lớn thì tính axit càng mạnh:
CH2FCOOH > CH2ClCOOH > CH2BrCOOH > CH2ICOOH > CH3COOH
+ Gốc R có chứa càng nhiều nguyên tử halogen thì tính axit càng mạnh:
Cl3CCOOH > Cl2CHCOOH > ClCH2COOH > CH3COOH
+ Nguyên tử halogen càng nằm gần nhóm COOH thì tính axit càng mạnh:
CH3CH2CHClCOOH > CH3CHClCH2COOH > CH2ClCH2CH2COOH > CH3CH2CH2COOH
– Với một cặp axit/bazơ liên hợp: tính axit càng mạnh thì bazơ liên hợp của nó càng yếu và ngược lại.
– Với một phản ứng: axit mạnh đẩy được axit yếu khỏi dung dịch muối (trường hợp trừ một số đặc biệt).
2. So sánh định lượng
– Với axit HX trong nước có cân bằng:
HX ↔ H+ + X– ta có hằng số phân ly axit: KA
– KA chỉ phụ thuộc nhiệt độ, bản chất của axit. Giá trị của KA càng lớn tính axit của axit càng mạnh.
Một vài dạng bài tập về so sánh độ mạnh yếu của Axit
BÀI TẬP RÈN LUYỆN Câu 1: Thứ tự các chất xếp theo chiều tăng dần lực axit là A. HCOOH<CH3COOH<CH3CHClCOOH<CH2ClCH2COOH. B. CH2ClCH2COOH<CH3CHClCOOH<CH3COOH<HCOOH C. HCOOH<CH3COOH<CH2ClCH2COOH<CH3CHClCOOH. D. CH3COOH<HCOOH<CH2ClCH2COOH<CH3CHClCOOH.
Câu 2: Cho các chất sau : C2H5OH , CH3COOH, HCOOH , C6H5OH Chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong các nhóm chức của 4 chất là : A. C2H5OH , C6H5OH, HCOOH , CH3COOH. B. C2H5OH , C6H5OH, CH3COOH, HCOOH . C. C6H5OH,C2H5OH , HCOOH, CH3COOH. D. C6H5OH,C2H5OH, CH3COOH , HCOOH
Câu 3: Cho các chất : p-NO2C6H4 COOH (1), m-NO2C6H4COOH (2), o-NO2C6H4COOH (3) Tính axit tăng dần theo dãy nào trong số các dãy sau đây ? A. (2) < (1) < (3) B. (1) < (3) < (2) C. (3) < (1) < (2) D. (2) < (3) < (1)
Câu 4: Cho 4 axit: CH3COOH, H2CO3, C6H5OH, H2SO4. Độ mạnh của các axit được sắp theo thứ tự tăng dần A. CH3COOH < H2CO3 < C6H5OH < H2SO4 B. H2CO3< C6H5OH < CH3COOH < H2SO4 C. H2CO3< CH3COOH < C6H5OH < H2SO4 D. C6H5OH < H2CO3< CH3COOH < H2SO4
Câu 5: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit : CH3CH2COOH (1), CH2=CHCOOH (2), CH3COOH(3). A. (1) < (2) < (3) B. (1) < (3) < (2) C. (2) < (3) < (1) D. (3) < (1) < (2)
Câu 6: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau : CH2Cl – COOH (1), CHCl2COOH (2), CCl3COOH (3) A. (3) < (2) < (1) B. (1) < (2) < (3) C. (2) < (1) < (3) D. (3) < (1) < (2)
Câu 7: Sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính axit của các chất sau : Axit o-nitrobenzoic (1), axit p-nitrobenzoic (2), axit m-nitrobezoic (3). A. (1) < (2) < (3) B. (3) < (2) < (1) C. (2) < (1) < (3) D. (2) < (3) < (1)
Câu 8 : Cho các chất sau: 1) axit 2-hiđroxipropan-1,2,3-tricacboxylic (có trong quả chanh) 2) axit 2-hiđroxipropanoic (có trong sữa chua). 3) axit 2-hiđroxibutanđioic (có trong quả táo). 4) axit 3-hiđroxibutanoic (có trong nước tiểu của người bệnh tiểu đường). 5) axit 2,3-đihiđroxibutanđioic (có trong rượu vang). Thứ tự sắp xếp các axit trên theo chiều tính axit mạnh dần từ trái sang phải là A. 2,4,5,3,1. B. 4,2,3,5,1. C. 4,3,2,1,5. D. 2,3,4,5,1.
Câu 9 : Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần tính axit: axit axetic (1), axit monoflo axetic (2), axit monoclo axetic (3), axit monobrom axetic (4): A. (1) < (2) < (3 ) < (4) B. (1) < (4) < (3) < (2)
C. (4) < (3) < (2) < (1) D. (2) < (3) < (4) < (1)
Câu 10 : Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần tính axit: axit picric (1), phenol (2), pnitrophenol (3), p-cresol (4): A. (1) < (2) < (3 ) < (4) B. (1) < (4) < (3) < (2) C. (4) < (3) < (2) < (1) D. (4) < (2) < (3) < (1)
Câu 11 : Sắp xếp các hợp chất sau theo thứ tự tăng dần tính axit: CH3COOH (1); CH2=CH-COOH (2), C6H5COOH (3) ; CH3CH2COOH (4) A. (1) < (2) < (3 ) < (4) B. (4) < (1) < (3) < (2) C. (4) < (2) < (3) < (1) D. (4) < (3) < (2) < (1)
Câu 12 : Hãy sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự tăng dần tính axit:
etanol (1), phenol (2), axit axetic (3), pmetylphenol (4), axit tricloaxetic (5), p-nitrophenol (6)
A. 1 < 4 < 2 < 6 <3 < 5;
B. 1 < 2 < 3 < 4 <6 < 5;
C. 1 < 4 < 6 < 2 <3 < 5;
D. 1 < 2 < 3 < 6 <4 < 5.
Câu 13 : Hãy sắp xếp các axit sau theo thứ tự tăng dần tính axit ( độ mạnh ) CH2Br-COOH (1), CCl3-COOH (2), CH3COOH (3), CHCl2-COOH (4), CH2Cl-COOH (5)
A. (1) < (2) < (3) < (4) < (5);
B. (1) < (2) < (4) < (3) < (5);
C. (3) < (1) < (5) < (4) < (2);
D. (3) < (5) < (1) < (4) < (2);
Câu 14: Cho dãy các hợp chất sau: phenol(1), etanol( 2), nước( 3), axit etanoic(4), axit clohiđric(5), axit metanoic( 6), axit oxalic(7), ancol proylic( 8). Thứ tự tăng dần tính axit là:
A. ( 8),( 2),( 3),(1),(7),( 4),(6),( 5)
B. ( 8),( 2),( 1),(3),(4),( 6),(7),( 5)
C. ( 3),( 8),( 2),(1),(4),( 6),(7),( 5)
D. ( 8),( 2),( 3),(1),(4),( 6),(7),( 5)
Câu 15: Hãy sắp xếp các axit dưới đây theo tính axit giảm dần: CH3COOH(1), C2H5COOH(2), CH3CH2CH2COOH(3), ClCH2COOH(4), FCH2COOH (5)
A. 5> 1> 4> 3> 2
B. 5> 1> 3> 4> 2
C. 1> 5> 4> 2> 3
D. 5> 4> 1> 2> 3
Câu 16 : Trong các axit sau,axit có tính axit mạnh nhất là :
A. O N C H C H 2 6 4 OO B.CH3COOH C. 2 6 3 2 O N C H C H OO D. HCOOH
Câu 17: Cho các chất: CH2ClCOOH (a); CH3-COOH (b); C6H5OH (c); H2CO3(d); H2SO4 (e). Tính axit của các chất giảm theo trật tự:
A. e > b > d > c > a
B. e > a > b > d > c
C. e > b > a > d > c
D. e > a > b > c > d
Câu 18: Xét các chất: (I): Axit axetic; (II): Phenol; (III): Glixerin ; (IV): Axit fomic; (V): Rượu metylic; (VI): Nước; (VII): Axit propionic. Độ mạnh tính axit các chất tăng dần như sau:
A. (V) < (III) < (VI) < (II) < (VII) < (I) < (IV)
B. (VI) < (V) < (III) < (II) < (VII) < (I) < (IV)
C. (V) < (VI) < (II) < (III) < (VII) < (I) < (IV)
D. (V) < (VI) < (III) < (II) < (VII) < (I) < (IV)
Câu 19: So sánh tính axit của các axit sau: (1) CH2ClCHClCOOH; (2) CH3CHClCOOH; (3) HCOOH; (4) CCl3COOH; (5) CH3COOH.
A. (1)< (2) < (3) < (4) <(5).
B. (4) < (1) < (2) < (3) < (5).
C. (5) < (3) < (1) < (2) < (4).
D. (5) < (3) < (2) < (1) < (4)
Cau 20: Axit nào trong số các axit sau có tính axit mạnh nhất: A. CH2F-CH2-COOH B. CH3-CCl2-COOH C. CH3CHF-COOH D. CH3-CF2-COOH ĐÁP ÁN 1.D 2.B 3.A 4.D 5.B 6.B 7.B 8.B 9.B 10.D 11.B 12.A 13.C 14.D 15.D 16.C 17.B 18.A 19.D 20.D
TAGs : ag loãng trứng gà na2co3 pb nguội cr nóng tan cr2o3 fe cộng feno32 đun mno2 al bốc khói khí ẩm tại vì đậm nồng bao nhiêu phần trăm cu td fe3o4 hiện tượng nh3 k2cro4 kclo3 dư khối riêng khô dd pbs protein s kmno4 125 gam naoh kcl ag2o khử caocl2 na2cro4 khi vừa h2cro4 h2s chứng minh clohydric dạ dày thuoc muriatic gì violet bơm 10ml ph=3 200ml 1m nacl ph=2 amol/l hỗn 0 4m hòa 15g hướng dẫn hinh anh j co doc khong ph msds nao manh nhat bảo quản hipoclorơ sản xuất tác hại tỷ trọng vai trò xác thuốc tím tỏ tinh yeu hon 2m glutamic 250ml mol 175ml 32 30 36 chat cua ứng tên bay hơi chuẩn bằng de lam gi hclo3 hclo2 vatgia va chai đóng clohidric
cu(oh)2 ch3coona anilin natri aluminat agno3 na2sio3 fe2o3 fes fe(oh)3 feo fecl2 fe(no3)2 feso4 fexoy mấy h2 india infosystems in stomach interview questions ionic or covalent process intermolecular forces ibm intranet jigani jobs jaipur address job vacancy chennai noida campus nagpur madurai koh khco3 k2co3 k2cr2o7 kalo2 kno3 li quỳ chuyển màu merck mg mgo mgoh2 mgso4 mgco3 nahco3 naalo2 naclo nano3 na2so4 na2s o2 cái 35 đọc 1n 180mg 120 2n 25
Từ khóa » Cách Xét Tính Axit
-
Phương Pháp So Sánh Tính Axit - Giảng Dạy - Học Tập
-
Phương Pháp So Sánh Tính Axit Và Nhiệt độ Sôi Của Các Hợp Chất Hữu ...
-
SO SÁNH TÍNH AXIT... - Giải Bài Tập Trong Các đề Thi Thử 2014
-
So Sánh Tính Axit Của Axit Hữu Cơ - Học Hóa Online
-
CÁCH SO SÁNH LỰC MẠNH AXIT GIỮA CÁC AXIT VỚI NHAU
-
[PDF] A.So Sánh Tính Axit-bazo
-
Lý Thuyết, Bài Tập Về So Sánh Tính Axit-bazo Của Các Hợp Chất Hữu Cơ
-
So Sánh Tính Axit – Bazơ Của Các Hợp Chất Hữu Cơ - Tài Liệu - Ebook
-
So Sánh Sự Mạnh Yếu Về Tính Axit Của Các Loại ... - ThiênBảo Edu
-
Cách Xác định Và Phân Biệt Axit Mạnh, Axit Yếu, Bazơ Mạnh, Bazơ Yếu
-
Sắp Xếp Độ Mạnh Yếu Của Axit, Dạng Toán So Sánh Tính Acid Và ...
-
Mẹo Cách So Sánh Tính Axit Mới Nhất - Auto Thả Tim Điện Thoại
-
So Sánh Tính Axit Của 1 Số Hợp Chất Hữu Cơ - Vnkienthuc
-
Phương Pháp So Sánh Tính Axit? - Giúp Bài Tập