So Sánh Tính Axit Của Axit Hữu Cơ - Học Hóa Online

Chuyên đề 14. Andehit - Xeton - Axit cacboxylic

So sánh tính axit của axit hữu cơ

Chi tiết Chuyên mục: Chuyên đề 14. Andehit - Xeton - axit cacboxylic Được viết ngày Chủ nhật, 25 Tháng 1 2015 16:00 Viết bởi Nguyễn Văn Đàm

1. Nguyên nhân axit cacboxylic có tính axit

     Phân tử axit có nhóm cacbonyl C = O là nhóm hút e mạnh nên làm giảm mật độ e tự do trên nguyên tử O làm cho liên kết O - H bị phân cực hơn → dễ bị phân li thành H+ thể hiện tính axit.

RCOOH ↔ RCOO- + H+

(RCOOH + H2O  RCOO- + H3O+)

2. So sánh tính axit của các axit hữu cơ

 - Nguyên tắc: Độ mạnh của axit phụ thuộc vào độ linh động của nguyên tử H và độ tan của axit trong dung môi nước.

- Ảnh hưởng của gốc R đến tính axit của axit RCOOH:

     + Nếu nhóm COOH gắn với nhóm đẩy e (gốc hiđrocacbon no) thì tính axit của axit yếu hơn so với tính axit của HCOOH. Gốc ankyl càng có nhiều nguyên tử H thì đẩy e càng mạnh làm cho tính axit càng giảm.

     + Nếu nhóm COOH gắn với nhóm hút e (gốc hiđrocacbon không no, gốc thơm, gốc có chứa nhóm NO2, halogen, OH…) thì tính axit của axit mạnh hơn tính axit của HCOOH. Càng nhiều gốc hút e thì tính axit càng mạnh. Gốc hút e càng mạnh thì tính axit càng mạnh, nhóm hút e nằm càng gần nhóm COOH thì làm cho tính axit của axit càng mạnh.

Với các dung dịch axit có cùng nồng độ mol/lit, giá trị pH tỉ lệ nghịch với tính axit.

     Hochoaonline.net giới thiệu một số bài tập tham khảo sau:

Từ khóa » Cách Xét Tính Axit