So Sánh Truyện Ngụ Ngôn Và Truyện Cười | Giống, Khác Nhau

Văn học Việt Nam luôn đa dạng và phong phú với các thể loại truyện. Tuy nhiên, chính sự khác nhau cơ bản của chúng lại khiến cho các bạn học sinh phải đau đầu tìm kiếm câu trả lời. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin gửi đến bạn nội dung so sánh truyện ngụ ngôn và truyện cườichính xác nhất. Mời bạn đọc theo dõi!

Nội dung bài viết

  • 1 Tìm hiểu các thông tin cần thiết về truyện ngụ ngôn
    • 1.1 1. Truyện ngụ ngôn là gì?
    • 1.2 2. Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn
    • 1.3 3. Chủ đề chính trong truyện ngụ ngôn
    • 1.4 4. Một số nét thi pháp trong truyện ngụ ngôn
  • 2 Các thông tin cần biết về truyện cười
    • 2.1 1. Truyện cười là gì
    • 2.2 2. Mục đích của truyện cười
    • 2.3 3. Phân loại truyện cười
    • 2.4 4. Nghệ thuật tạo tiếng cười
  • 3 So sánh truyện ngôn tình và truyện cười
    • 3.1 1. Giống nhau
    • 3.2 2. Khác nhau

Tìm hiểu các thông tin cần thiết về truyện ngụ ngôn

1. Truyện ngụ ngôn là gì?

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười

Truyện ngụ ngôn là gì?

Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện thế sự, sử dụng cách nói ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề mang tính chất triết lý, luân lý cho một quan niệm nhân sinh hoặc nhận xét về thực tế xã hội lúc bấy giờ. 

2. Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn

Theo tìm hiểu, một bộ phận truyện ngụ ngôn được bắt nguồn từ truyện loài vật. Bởi, người cổ đại xưa luôn sống gần gũi với tự nhiên và họ luôn quan sát, tìm hiểu về động vật nhằm mục đích săn bắt, tự vệ. Chính sự phân biệt chưa rõ ràng này khiến con người gắn cho mọi vật những tính cách của một con người. Từ đó, truyện loài vật được ra đời và khi con người bắt đầu có ý thức để mượn truyện loài vật kể về con người thì truyện ngụ ngôn đã xuất hiện. 

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười

Nguồn gốc truyện ngụ ngôn gắn liền với loài vật

Truyện ngụ ngôn sẽ là biểu trưng cho hình tượng của nhân dân, nó vừa thực tế mà lại vừa phô trương. Thực tế bởi nó sẽ nhắc đến những sự vật cụ thể, mượn cách ví von và so sánh để diễn đạt cái trừu tượng. Chẳng hạn: “Ngu như bò”, “Nhanh như cắt”,… Chính lối nói tỉ dụ này khi chuyển thành tỉ dụ thế sự đã góp phần quan trọng cho sự ra đời của truyện ngụ ngôn. 

3. Chủ đề chính trong truyện ngụ ngôn

Thông thường những câu chuyện ngụ ngôn sẽ nói lên nỗi lòng của con người sống ở một thời điểm xã hội. Cụ thể:

Đả kích, phê phán giai cấp thống trị

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười

Truyện “Chèo bẻo và Ác” lên án thói ăn cướp, hại người

Từ xưa truyện ngụ ngôn đã trở thành vũ khí đấu tranh đắc lực mà nhân dân ta sử dụng để chống lại giai cấp cầm quyền. Đó là những lời phê phán các thói ngang ngược của những kẻ cậy chức, cậy quyền để ức hiếp, cướp bóc tầng lớp nhân dân lao động. Hay nó cũng là thói đạo đức giả mà bọn chúng thể hiện như một diễn viên chuyên nghiệp. 

Phê phán những thói hư, tật xấu của con người

Truyện ngụ ngôn là tiếng nói của giáo dục, phê bình những thói hư tật xấu của con người trong xã hội. Thói huênh hoang với đời, tham lam vô độ rồi thói đoán mò của người kém hiểu biết. 

Các triết lý dân gian cực sâu sắc

Trong truyện ngụ ngôn, người ta nêu ra những kinh nghiệm được đúc rút từ chính những trải nghiệm của họ. Tuy những kinh nghiệm này chưa thể đạt đến độ triết học đích thực, nhưng nó đều là các bài học bổ ích. 

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười

Bài học kinh nghiệm rút ra từ truyện “Quạ mặc lông công”

Một thực tế là nhiều kinh nghiệm sống của nhân dân ta đã được truyện ngụ ngôn khái quát thành quan niệm triết học đích thực. Nó có thể là quan niệm về tính chất tương đối giữa sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội, hay sự vận động và phát triển của thế giới theo quy luật khách quan,…

4. Một số nét thi pháp trong truyện ngụ ngôn

Thứ nhất, về cốt truyện và kết cấu. Thông thường, truyện ngụ ngôn là những câu chuyện có tính chất thế sự nên các sự vật, hiện tượng và cuộc đời các nhân vật sẽ gắn liền với hiện thực. Đồng thời, kết cấu của truyện ngụ ngôn khá ngắn và ít tình tiết. Đặc biệt, trong kết cấu thì phần truyện kể sẽ nổi lên còn phần ý nghĩa lắng đọng để người đọc tự rút ra.

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười

Thỏ và rùa là nhân vật trung tâm của truyện cười

Thứ hai, về nhân vật trong truyện ngụ ngôn. Các nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, bất cứ thứ gì trong vũ trụ từ con người, thần linh đến cây cỏ, động vật,…  Chúng sẽ được xây dựng qua sự đối lập giữa thông minh – ngu dốt, tốt bụng – xấu xa, lớn – nhỏ. Ngoài ra, nhân vật trong truyện cũng được sử dụng cái phủ định để khẳng định nét đặc trưng của họ. 

Thứ ba, về biện pháp tu từ ẩn dụ. Truyện ngụ ngôn thường dùng phép ẩn dụ qua ngôn ngữ có tính hàm súc cao. Từ việc miêu tả đặc điểm phổ biến của con vật để biểu trưng cho con người. Ví dụ như cáo xảo quyệt hay mèo giả dối,…

||Xem thêm: So Sánh Đặc Điểm Của Ngôn Ngữ Nói Và Ngôn Ngữ Viết

Các thông tin cần biết về truyện cười

1. Truyện cười là gì

Truyện cười được biết đến là một thể loại nằm trong khối văn học dân gian dân tộc. Theo đó, truyện cười Việt Nam thường có nét đặc trưng riêng biệt khi mượn các câu chuyện mang tính hài hước trong cuộc sống hàng ngày để tạo tiếng cười. Tuy nhiên, đôi khi những câu chuyện này cũng mang tính mỉa mai, châm biếm thông qua việc khắc họa ngôn ngữ dí dỏm. Truyện cười có thể tồn tại dưới nhiều hình thức, phổ biến đó là truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng, giai thoại hài hước,… 

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười

Truyện cười là gì?

Đặc điểm chung của truyện cười là hiện tượng cười. Nó gồm 2 dạng tiếng cười sinh học và tiếng cười tâm lý xã hội. Cụ thể:

  • Tiếng cười sinh học: Do bản thân con người tự phát ra, mang tính bản năng và vô thức.
  • Tiếng cười tâm lý xã hội: Nó thực sự tinh tế và phức tạp gồm 2 kiểu cười tán thưởng và cười phê phán. Tán thưởng sẽ thể hiện sự yêu thích, mến mộ, đồng tình và biểu dương. Ngược lại, phê phán là kiểu cười châm biếm, khinh ghét, phủ nhận. 

2. Mục đích của truyện cười

Truyện cười mang những mục đích gây cười khác nhau. Cụ thể:

  • Tiếng cười mua vui, giải trí: Nó nằm trong mục truyện khôi hài, yếu tố giải trí luôn đặt lên hàng đầu và song song với việc lồng ghép một vài yếu tố phê phán cái ngược đời trong xã hội một cách nhẹ nhàng. Ví dụ truyện ăn vụng gặp nhau, tay ải tay ai, tam đại con gà,…
So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười

Mục đích của truyện cười

  • Tiếng cười mang tính chất giáo dục, phê bình: Nó thường nằm trong các câu chuyện trào phúng nhằm mục đích phê phán các thói hư tật xấu của con người hoặc một bản chất khác được khai thác trong các câu chuyện cổ tích, ca dao. Ví dụ truyện hội sợ vợ, lợn cưới áo mới,….
  • Tiếng cười mang tính đả kích: Đây là các câu chuyện cười mang yếu tố phê phán cấp bậc cao để đả kích, vạch trần sự xấu xa, ác độc. Thông thường, đối tượng bị phê phán sẽ là giai cấp thống trị xưa và được gọi với cái tên trào phúng thù. Ví dụ như truyện Trạng Quỳnh, quan huyện thanh liêm, chỉ có một con ma,…

3. Phân loại truyện cười

Căn cứ theo kết cấu mà truyện cười được chia thành 2 loại:

  • Truyện cười kết chuỗi: Nội dung sẽ xoay quanh nhân vật trung tâm, là đối tượng gây tiếng cười mang tính chất phê phán. Ví dụ như trạng Lợn, trạng Quỳnh.
  • Truyện cười không kết chuỗi: Thường được biết đến với 3 hình thức gồm truyện tiếu lâm, truyện khôi hài và truyện trào phúng.

4. Nghệ thuật tạo tiếng cười

Nghệ thuật gây cười trong truyện cười thể hiện cái hay được lồng ghép ở từng câu chuyện. Cụ thể là 3 yếu tố sau:

Thứ nhất, nhân vật trung tâm: Họ sẽ có những hành vi ứng xử ở hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời, cuộc đời và số phận của họ chỉ là lát cắt trong từng chi tiết để biểu thị hành động hay thói quen nhỏ gây tiếng cười. Đặc biệt, nhân vật trung tâm cũng không hẳn là yếu tố cốt lõi gây cười mà có thể chỉ là bàn đạp hỗ trợ một nhân vật phụ mà thôi. 

Thứ hai, kết cấu: Truyện cười thường được chia làm 3 phần như sau:

So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười

Kết cấu của truyện cười

  • Phần 1: Giới thiệu tình huống tạo tiếng cười và nhân vật sẽ xuất hiện.
  • Phần 2: Phát triển các nội dung đỉnh điểm gây cười.
  • Phần 3: Phơi bày cái đáng bị cười và kết thúc câu chuyện.

Thứ ba, phương pháp gây cười: Được ứng dụng linh hoạt các yếu tố tiếng nói, cử chỉ, hoàn cảnh, phóng đại, ẩn dụ, nhân hóa, tạo bất ngờ,… nhằm mục đích gây cười.

||Xem thêm: Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận

So sánh truyện ngôn tình và truyện cười

Chúng tôi xin chia sẻ đến bạn đọc những điểm giống, khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười như sau:

1. Giống nhau

  • Cùng thuộc bộ phận văn học dân gian.
  • Cùng thuộc nhóm truyện dân gian.
  • Đều có kết cấu ngắn, mang nghĩa hàm ý sâu sắc.
  • Gây cười cho người đọc.

2. Khác nhau

Truyện cười

Truyện ngụ ngôn

 – Sử dụng yếu tố gây cười, thú vị và đưa ra kết thúc bất ngờ. 

 – Mục đích : Giải trí, mỉa mai, châm biếm các thói hư tật xấu, quan niệm cổ hủ,… của con người.

 – Mượn các hình ảnh, lời nói, hành động,…của loài vật để ẩn ý chỉ con người.

 – Mục đích: Giáo dục, răn đe, khuyên răn, hướng con người tới những điều tốt đẹp. 

Qua nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cần thiết để so sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười. Hy vọng thông tin đã giúp bạn hiểu hơn về hai thể loại truyện này của dân tộc. Đồng thời, hãy ghé thăm website của chúng tôi mỗi ngày để cập nhật các bài viết mới nhé!

||Bài viết liên quan khác:

  • Tục Ngữ Là Gì? Thành Ngữ là gì? Phân Biệt Điểm Khác Nhau
  • Từ láy là gì? Từ ghép là gì, Từ Phức là gì, Các loai từ Láy
  • Điệp ngữ là gì? Điệp từ là gì? Tác dụng của điệp ngữ
  • Trạng ngữ là gì? Tác dụng, cách phân biệt các loại trạng ngữ
  • Thành Phần Phụ Chú Là Gì? Các Thành Phần Phụ Chú, Ví Dụ

Từ khóa » Truyện Ngụ Ngôn Khác Truyện Cười ở điểm Nào