So Sánh Vay Tín Chấp Và Vay Thế Chấp | Chailease
Có thể bạn quan tâm
SO SÁNH VAY TÍN CHẤP VÀ VAY THẾ CHẤP
Hiện nay, nghiệp vụ cấp tín dụng – vay vốn có hai hình thức phổ biến là vay tín chấp và vay thế chấp. Trên mạng internet cũng có khá nhiều thông tin về hai hình thức này nhưng đa số là quảng cáo, nào là “cho vay lãi suất thấp”, “vay nhanh trong ngày”, “vay không thế chấp”, “chỉ cần bản sao chứng minh nhân dân là có thể vay được”,… Chính những quảng cáo này đã làm cho người tiêu dùng vô cùng hoang mang, họ không biết đâu là điểm tin cậy khi có nhu cầu vay vốn. Vì vậy, tôi sẽ phân tích hai hình thức cho vay này theo kinh nghiệm của bản thân để các bạn được nắm rõ.
Theo điều 317 và 318 của bộ luật dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp). Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.” Tài sản thế chấp có thể là bất động sản hoặc động sản. Vậy, có thể hiểu rằng vay thế chấp có nghĩa là hình thức nhận khoản tín dụng (khoản vay) bằng cách thế chấp tài sản của mình cho tổ chức tín dụng.
Bên cạnh đó, theo điều 344 và 345 cũng Bộ luật này thì quy định về vay tín chấp như sau: “Tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở có thể bảo đảm bằng tín chấp cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật. Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị - xã hội bảo đảm bằng tín chấp.”
Vậy khác biệt căn bản giữa vay tín chấp và vay thế chấp chính là tính rủi ro của khoản vay. Theo như cách hiểu thông thường, vay tín chấp sẽ rủi ro hơn vay thế chấp, điều đó đúng nhưng chưa đủ. Vay tín chấp sẽ rủi ro cho tổ chức tín dụng nếu như người vay không trả nợ như đã hứa hẹn và cam kết. Nếu vay tín chấp được bên thứ ba đứng ra bảo lãnh thì độ rủi ro cũng sẽ giảm tùy vào mức độ uy tín của bên đứng ra bảo lãnh. Còn đối với vay thế chấp, rủi ro nằm ở tính thanh khoản (loại tài sản thế chấp có dễ dàng thanh lý hay không?) của tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp có tính thanh khoản càng cao thì càng dễ tiếp cận vốn vay. Sau khi, so sánh tính rủi ro của khoản vay thì cần thu thập thông tin về người bảo lãnh và khảo sát, đánh giá tính thanh khoản của tài sản để biết chọn hình thức vay nào.
Mỗi hình thức vay sẽ có mức lãi suất cũng như số tiền được vay khác nhau.
Hiện tại, một số tổ chức tín dụng đã tìm cách làm cho các khoản vay tín dụng trở nên dễ dàng hơn và tập trung hơn vào đối tượng là người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm cho cá nhân và gia đình, một khoản vay với quảng cáo như “lãi suất là 0%”, “chỉ cần bản sao CMND”, “giải ngân trong ngày” đã khiến rất nhiều người chọn hình thức vay này nhưng nếu được đào tào qua khóa quản trị tài chính thì nhiều người nhận ra rằng lãi suất của các khoản vay này thực tế không thấp như quảng cáo. Như vậy, chúng ta cần cẩn trọng hơn khi chọn hình thức vay tín chấp nhé!
Khi có nhu cầu về vốn, các doanh nghiệp có thể tham khảo dịch vụ Cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính nghĩa là việc một tổ chức tín dụng hỗ trợ cá nhân hoặc doanh nghiệp mua tài sản (chủ yếu là tài sản động sản) dựa trên uy tín hay lịch sử tín dụng của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó – Đây được xem là điểm tương đồng vay tín chấp. Đồng thời, để tránh rủi ro của việc không trả nợ đúng hạn thì tài sản thuê tài chính phải đứng tên công ty cho thuê tài chính trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng thuê tài chính và tài sản đó sẽ được chuyển cho cá nhân hoặc doanh nghiệp vào cuối kỳ thanh toán với một giá tượng trưng được quy định trên hợp đồng thuê tài chính – Đây chính là một phần bản chất của vay thế chấp.
Vay tín chấp, vay thế chấp hoặc thậm chí thuê tài chính đều có những ưu và nhược điểm riêng. Vì vậy, cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn sử dụng các đòn bẩy tài chính để phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của mình thì nên tìm hiểu kỹ quy định pháp luật, những đặc điểm của các hình thức này trong thực tế và đặc biệt là tính rủi ro của mỗi hình thức!
Chailease Việt Nam
Tin tức khác
- Thuê tài chính Chailease giúp hàng ngàn doanh nghiệp gỡ khó bài toán về vốn sản xuất
- Chailease thanh lý nhiều tài sản với giá tốt nhất thị trường
- CÙNG CHAILEASE TÌM HIỂU VỀ PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
- Tham nhũng: chuyện không còn riêng của cán bộ, công chức Nhà nước
- THƯ CẢNH BÁO VỀ VIỆC MẠO DANH TỔ CHỨC TÍN DỤNG
- Chailease Việt Nam - địa chỉ tin cậy cho doanh nghiệp cần vay vốn
- [GALA HR ASIA Awards] Chailease vinh dự nhận giải thưởng "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á"
- CHỦ TỊCH CILC THAM DỰ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH CHỦ ĐỀ NĂM 2021 “DIỄN ĐÀN CHO THUÊ TÀI CHÍNH TRUNG QUỐC”
- Tổng hợp quy định pháp luật về trạng thái doanh nghiệp
- Phòng chống tham nhũng - trách nhiệm của tổ chức tín dụng
Từ khóa » Tìm Hiểu Về Khoản Vay Tín Chấp
-
Bật Mí 7 điều Quan Trọng Nhất Khi Vay Tín Chấp - VPBank
-
Vay Tín Chấp Là Gì? Làm Sao để được Vay Tín Chấp? - Timo
-
Vay Tín Chấp Là Gì? Quy định Về Vay Tín Chấp Mới Nhất - LuatVietnam
-
Vay Tín Chấp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vay Tín Chấp Là Gì? Những điều Cần Biết Về Vay Tín Chấp - TheBank
-
Vay Tín Chấp Là Gì? Có Nên Vay Tín Chấp Hay Không? - Doctor Đồng
-
"Mách Nhỏ" 4 Kinh Nghiệm Vay Tín Chấp An Toàn - Mirae Asset
-
Tìm Hiểu Về Lãi Suất Vay Ngân Hàng Và Cách Tính Chi Tiết - BIDV
-
Vay Ngân Hàng Cần Những Gì | Điều Kiện, Thủ Tục Vay Vốn Tại BIDV
-
Vay Tín Chấp Là Gì? Có Nên Vay Tín Chấp Hay Không?
-
Trang Chủ | Easy Credit - Vay Tiền Mặt Tiêu Dùng, Vay Tín Chấp ...
-
Vay Tiêu Dùng Không Cần Tài Sản đảm Bảo | Techcombank
-
Top 5 Ngân Hàng Cho Vay Tín Chấp Phổ Biến Hiện Nay - ZaloPay
-
Vay Tiêu Dùng Cá Nhân: Những điều Người Vay Cần Nắm Chắc