Soạn Âm Nhạc Lớp 7 Bài 6: Nhạc Lí: Nhịp Lấy đà - TĐN Số 3 - Toploigiai

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn soạn Bài 6: Nhạc lí: Nhịp lấy đà; TĐN số 3 & Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ phương Tây trong sách giáo khoa Âm nhạc lớp 7. 

Giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu học bài nhé:

Mục tiêu cần đạt được của Bài 6

Nhận biết và làm quen với nhịp lấy đà thường hay gặp ở những bài hát phổ thông.  Nhận biết hình dáng của một vài nhạc cụ phương Tây phổ biến .

Mục lục nội dung Tóm tắt lý thuyết Âm nhạc lớp 7 Bài 6Hướng dẫn Soạn Âm nhạc lớp 7 Bài 6

Tóm tắt lý thuyết Âm nhạc lớp 7 Bài 6

I. Nhạc lí

NHỊP LẤY ĐÀ

- Hát trích đoạn hai câu hát đầu tiên trong hai bài hát đã học (vưa hát vừa đánh nhịp) bài Mái trường mến yêu (không có nhịp lấy đà) và bài Lí cây đa (có nhịp lấy đà)

- Nghe và nhận biết sự khác nhau của phách đầu tiên trong hai bài hát này.

- Quan sát hai bài TĐN số 2 và TĐN số 3 để nhận biết sự khác nhau của hai nhịp đầu và rút ra kết luận về nhịp lấy đà.

- Nhịp lấy đà là ô nhịp đầu tiên trong bản nhạc thiếu không đủ số phách theo qui định của số chỉ nhịp.

 

II. Tập đọc nhạc: TĐN số 3

ĐẤT NƯỚC TƯƠI ĐẸP SAO

                                                            Nhạc: Ma-lai-xi-a

Lời Việt: Vũ Trọng Tường

- Bài viết ở nhịp 4/4.

- Cấu trúc: Bài TĐN gồm ba câu được nhắc lại hai lần, câu 1 và 2 mỗi câu có hai nhịp, câu ba có 4 nhịp.

- Đọc thang âm: Sòn, là, sì, đô, rê, mi, pha, son, la và các âm ổn định: Đồ, mi, son, mi, đồ, sòn, đô.

III. Âm nhạc thường thức

SƠ LƯỢC VỀ MỘT VÀI NHẠC CỤ PHƯƠNG TÂY

- Một em đọc bài giới thiệu về Sơ lược về một số nhạc cụ phương Tây phổ biến.

- Dùng tranh ảnh từng loại nhạc cụ cho học sinh nhận biết hình dáng.

- Sử dụng các âm sắc của đàn Organ cho học sinh nghe để nhận biết âm sắc khác nhau của mỗi loại đàn.  Kết hợp đàn trích đoạn bài Đất nước tươi đẹp sao bằng nhiều âm sắc khác nhau.

1. Đàn piano:

- Còn gọi là đàn dương cầm,nó thuộc loại đàn phím.  Piano dùng để độc tấu, hoà tấu, đệm cho các nhạc cụ khác hoặc đệm cho hát.

2. Đàn violon:

- Còn gọi là vĩ cầm, có 4 dây, dùng cung kéo trên dây đàn. Violon có thể độc tấu hoặc hoà tấu trong dàn nhạc.

3. Đàn ghi-ta:

- Có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, có 6 dây, dùng ngón tay gẩy hoặc miếng gẩy. Đàn có thể độc tấu, đệm cho các nhạc cụ khác hoặc đệm cho hát. Ghi-ta có hai loại,ghi-ta gỗ và ghi-ta điện.

4. Đàn ắc-coóc-đê-ông:

- Còn gọi là phong cầm. Dùng hộp gió để điều khiển tiếng đàn. Đàn phím của đàn giống như đàn piano nhưng số lượng phím ít hơn. Dùng để độc tấu hoặc đệm cho hát.

Hướng dẫn Soạn Âm nhạc lớp 7 Bài 6

Câu 1:

Tập đọc TĐN số 3 và kết hợp đánh nhịp 4/4.

Soạn Âm nhạc lớp 7 Bài 6: Nhạc lí: Nhịp lấy đà - TĐN số 3

Câu 2:

Tìm nhịp lấy đà trong một số bài hát mà em biết.

Trả lời:

- Cách cú - Chèo cổ.

- Ca ngợi Tổ quốc: Hoàng Vân.

- Đường chúng ta đi: Huy Du- Xuân Sách.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 6: Nhạc lí: Nhịp lấy đà; TĐN số 3 & Âm nhạc thường thức: Sơ lược về một số nhạc cụ phương Tây trong SGK Âm nhạc lớp 7. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm vững kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn và thêm yêu bộ môn Âm nhạc. Chúc các bạn học giỏi!

Từ khóa » đất Nước Tươi đẹp Sao Viết ở Nhịp Mấy