Soạn Bài Bếp Lửa Trang 143 Văn 9 – Ngữ Văn Lớp 9
Có thể bạn quan tâm
1. Bài thơ là lời của người cháu ở nơi xa nhớ về bà và những ki niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và những suy ngẫm về bà.
Bố cục bài thơ như sau:
+ Ba dòng đầu là phần mở đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho Ị dòng hồi tưởng cảm xúc về bà;
+ Bôn khổ tiếp theo (từ “Lên bốn tuổi” đến “chứa niềm tin dai dẳng”): Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền I với hình ảnh bếp lửa;
+ Hai khổ tiếp theo (từ “Lận đận đời bà” đến “thiêng liêng - bếp I lửa”): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
+ Khổ cuối: đứa cháu đã trưởng thành, đi xa nhưng không nguôi nhớ I về bà.
2. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
- Sự hồi tưởng dược bắt đầu từ hình ảnh thân thương, ấm áp về bếp lửa:
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm.
"Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là một hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời. “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút của người nhóm lửa, lại rất chính xác với công việc nhóm bếp cụ thể.
- Từ đó, bài thơ gợi lại cả một thời ấu thơ bên cạnh người bà.
Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn:
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
Tuổi thơ ây có bóng đen ghê rợn của nạn đói 1945, có mối lo giặc giã tàn phá xóm làng “giặc đốt làng cháy tàn rụi”, có những hoàn cảnh I chung của nhiều gia đình Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp: Mẹ và cha đi công tác bận không về, cháu sông trong sự cưu mang, dạy dỗ của bà, sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải lo toan uTám năm ròng I cháu cùng bà nhóm lửa”. “Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc”.
- Kỉ niệm về bà và những năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu - Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay - Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp, như chỗ dựa tinh thần, như sự cưu mang đùm bọc chăm chút của bà (bà bảo cháu nghe, dạy cháu làm, chăm cháu học)
Bếp lửa quê hương, bếp lửa của tình bà cháu lại gợi thêm một tưởng khác - sự xuất hiện của tiếng chim tu hú. Tiếng chim quen t của những cánh đồng quê mỗi độ vào hè, tiếng chim như giục giã, khắc khoải một điều gì da diết lắm. khiến lòng người trỗi dậy n hoài niệm, nhớ mong.
+ Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
+ Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà
Advertisements (Quảng cáo)
Kêu chi hoài trẽn những cánh đồng xa.
Tiếng chim còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong của hai cháuệ
3. Những suy ngẫm vể bà và hình ảnh bêp lửa
- Từ những kỷ niệm hồi tưởng về tuổi thơ và bà, người cháu suy về cuộc đời của bà. Hình ảnh bà luòn gán liền với hình ảnh bếp ngọn lửa, có thể nói bà là người nhóm lửa, lại cũng là người giữ ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình.
Sự tần tảo, đức hi sinh chãm lo cho mọi người của bà được tác giả hiện trong một chi tiết rất tiêu biểu:
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm.
Bếp lửa tay bà nhóm lèn mỗi sớm mai là nhóm lên niềm yêu thương niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Đứa cháu năm xưa giờ đã lớn khôn, đã được chắp cánh bay xa được làm quen với những khung cảnh rộng lớn, những niềm vui rộng mở chân trời xa “có ngọn khói trăm tàu - Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả nhưng vẫn không thê nguôi quên ngọn lửa của bà, tấm lòng đùm bọc ấp iu của bà. Ngọn lửa ấy đã thành kỉ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài. Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà thêm hiểu dân tộc mình, nhân dân mình “Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi - Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui... Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!”.
- Hình ảnh bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Trong bài thơ có tới mười lần tác giả nhắc tới bếp lửa và hiện diện cùng bếp lửa là hình ảnh người bà, người phụ nữ Việt Nam muôn thuở với vẻ đẹp tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là taj bà chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ đời bà. Ngày ìt liên ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yèu thuộc thương chi chút dành cho con cháu và mọi người. Chính vì thế mà nhà thơ đã cảm nhận được trong hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc sự kỳ diệu, thiêng liêng:
Ôi, kỳ diệu và thiêng liêng - bếp lửa!
Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...
Bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ớ bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà — ngọn lửa sức sống, lòng yêu thương, niềm tin. Bởi vậy, từ bếp lửa bài thơ đã gợi đến ngọn lửa, với ý nghĩa trừu tượng và khái quát.
Như thế, hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là iậữ cho người truyền lửa - ngọn lửa của sự sống, niềm tin, cho các thế hệ nốì tiếp.
5. Cảm nhận về tình cảm bà cháu trong bài thơ
- Thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và lòng biết ơn của người cháu đốì với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.
Từ khóa » Bài Thơ Bếp Lửa Sgk Lớp 9
-
[SGK Scan] Bếp Lửa (Tự Học Có Hướng Dẫn) - Sách Giáo Khoa
-
Bài Thơ Bếp Lửa SGK Lớp 9 Chuẩn Nhất - TopLoigiai
-
Bài Thơ: Bếp Lửa - CungHocVui
-
Soạn Bài Bếp Lửa Sgk Ngữ Văn 9 Tập 1
-
Bài Thơ Bếp Lửa - Ngữ Văn Lớp 9
-
Soạn Bài Bếp Lửa | Ngắn Nhất Soạn Văn 9
-
Soạn Bài Bếp Lửa (trang 143) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 1
-
Top 6 Bài Soạn "Bếp Lửa" Của Bằng Việt Lớp 9 Hay Nhất
-
Bài Thơ Bếp Lửa SGK Lớp 9 Archives - Lớp Văn Cô Thu
-
Top 18 Ngữ Văn 9 Bếp Lửa
-
BÀI THƠ BẾP LỬA - SGK Ngữ Văn Lớp 9 Tập 1 - YouTube
-
Top 10 Bài Thơ Bếp Lửa Ngữ Văn 9 2022 - Mua Trâu
-
Soạn Bài Bếp Lửa – Ngữ Văn Lớp 9 Hay Và Chi Tiết Nhất