Soạn Bài Các Hình Thức Kết Cấu Của Văn Bản Thuyết Minh - Sahara

Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh hay nhất.

I. Kết cấu của văn bản thuyết minh

Đọc các văn bản và trả lời câu hỏi:

a.

+ Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản mà người viết nhằm trình bày, giới thiệu về các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội cũng như đời sống văn học một cách chính xác và mang tính khách quan, mang đến cho người đọc những cái nhìn toàn diện về những sự vật, hiện tượng đó.

+ Đối tượng của văn bản thuyết minh là những sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội và đời sống văn học.

b. Các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản là:

+ Văn bản hội thổi cơm thi ở Đồng Vân: •    Thời gian, địa điểm diễn ra lễ hội thổi cơm thi •    Diễn biến chính của lễ hội •    Ý nghĩa của lễ hội + Văn bản Bưởi Phúc Trạch: •    Giới thiệu địa điểm trồng bưởi Phúc Trạch •    Trình bày cấu tạo của quả bưởi •    Công dụng của bưởi Phúc Trạch

c. Về cách sắp xếp ý trong từng văn bản:

+ Văn bản “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân” được sắp xếp theo trật tự thời gian xen lẫn lời kể và tả của người viết. + Văn bản “Bưởi Phúc Trạch” sắp xếp theo trình tự quan hệ không gian, trình tự quan hệ logic và cuối cùng là theo trình tự quan hệ nhân quả.

d. Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh

Khi viết bài văn thuyết minh, có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau: +Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành, vận động và phát triển. + Theo trình tự không gian: Trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó (bên trên, bên dưới, bên trong bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát) + Theo trình tự logic: trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân- kết quả, chung- riêng, liệt kê các mặt, các phương diện…” + Theo trình tự hỗn hợp: Trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.

II. Luyện tập.

1. Nếu cần thuyết minh bài “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão, anh (chị) định chọn hình thức kết cấu nào?

* Gợi ý làm bài

– Có thể chọn hình thức trình tự thời gian + Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Phạm Ngũ Lão cũng như hoàn cảnh đặc biệt mà bài thơ được sáng tác. + Nội dung bài thuyết minh: * Giá trị nội dung, tư tưởng của bài thơ * Những đặc sắc về nghệ thuật mà Phạm Ngũ Lão sử dụng trong bài thơ. Trong phần nội dung thuyết minh thì ta có thể trình bày tuần tự các giá trị về nội dung, nghệ thuật hoặc cũng có thể trình bày đan xen, kết hợp giữa hai giá trị, tùy sở thích cũng như định hướng riêng của mỗi cá nhân.

2. Nếu phải thuyết minh về một di tích, một thắng cảnh của đất nước thì anh(chị) sẽ giới thiệu những nội dung nào? Sắp xếp chúng ra sao?

* Gợi ý làm bài:

Để thuyết minh về một di tích hay thắng cảnh của đất nước, trước hết cần xác định: + Danh thắng, di tích mình muốn giới thiệu là gì? + Khi thuyết minh phải đảm bảo những kiến thức mang tính khách quan, chính xác về địa điểm đó, không thêm bớt một cách cảm tính.

– Những nội dung cần giới thiệu:

+ Địa điểm của di tích, danh thắng + Giới thiệu chung về các di tích: như tên gọi ( nguồn gốc, truyền thuyết về tên gọi nếu có), những đặc trưng, giá trị nổi bật. + Trình bày về đặc điểm, cấu tạo cũng như giá trị của di tích, thắng cảnh: về văn hóa, lịch sử, du lịch… + Khẳng định những giá trị của danh thắng, địa danh đã thuyết minh + Trong quá trình viết có thể lựa chọn những kết cấu khác nhau, tùy dụng ý nghệ thuật và định hướng cá nhân.

Xem thêm những bài viết hay như: Soạn văn trong chương trình học từ THCS đến THPT

Bình luận

Từ khóa » Kết Cấu Của Văn Bản Thuyết Minh Là Gì