Soạn Bài Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng đầy đủ - Ngữ Văn 7
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt bài
Với bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng trong chương trình Ngữ văn 7 tập 1, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây các bạn nhé!
Câu 1 (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hai bài Cảnh khuya và Rằm tháng giêng (phiên âm) được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:
- Bài thơ có 4 câu
- Mỗi câu có 7 chữ
- Hiệp vần: chữ cuối của câu thứ 1,2,4 (xa – hoa – nhà, viên – thiên – thuyền).
- Cách ngắt nhịp: Cảnh khuya (câu 1: 3/4, câu 2 + 3: 4/3, câu 4: 2/5), Rằm tháng giêng (toàn bài đều nhịp 4/3).
Xem thêm Hình ảnh người chiến sĩ cộng sản trong bài thơ Cảnh khuya.
Cảm nhận bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng
Phân tích bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh
Câu 2 (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Phân tích hai câu thơ đầu của bài Cảnh khuya:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh trăng sáng về khuya. Trong đêm khuya thanh vắng không còn bóng người, chỉ còn tiếng suối róc rách, trong trẻo như tiếng hát xa vang vọng đâu đây. Hình ảnh vầng trăng được miêu tả thật đẹp: "trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa". Ánh trăng sáng chiếu xuống bóng cây khiến cho nhà thơ liên tưởng tới những bông hoa chiếu xuống mặt đất. Cách miêu tả cực kì độc đáo và nhiều liên tưởng.
Câu 3 (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong 2 câu thơ cuối:
- Nhà thơ vì say đắm, chìm sâu trong vẻ đẹp của thiên nhiên mà chưa ngủ được. Cảnh đẹp khiến cho con người cảm thấy say đắm, si mê
- Mặt khác, Người chưa ngủ còn là vì Người đang mang một nỗi lo lắng, băn khoăn cho tương lai của đất nước
Hai lí do tồn tại song song, đều khiến cho nhà thơ không ngủ được. Người vì cảnh thiên nhiên đẹp mà chưa ngủ, nhưng cũng vì chưa ngủ được nên Người lại nghĩ đến và lo lắng cho tương lai của nước nhà. Người không chỉ là một người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp mà còn là một vị lãnh tụ yêu nước, thương dân, luôn lo lắng cho tương lai của dân tộc.
Câu 4 (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài thơ Rằm tháng giêng:
- Rộng lớn, bao la: bầu trời, mặt nước, dòng sông như nối liền, trải rộng bởi sắc xuân bát ngát.
- Hơn thế nữa, rằm tháng giêng là mùa trăng đầu tiên của năm, bao sự tinh khôi, mới mẻ, linh thiêng và đẹp đẽ nhất đều quy tụ lại trong hình ảnh trăng ngày rằm.
- Tràn đấy sức xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân, vạn vật căng nồng sự sống
=> Dù đang là ban đêm nhưng cảnh vật ở đây vẫn phơi phới, lồng lộng, rất đẹp và tràn đầy sức sống.
Câu 5 (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Bài thơ Cảnh khuya gợi cho ta nhớ đến tứ thơ, câu thơ của Trương Kế đời Đường trong bài Phong Kiều dạ bạc có câu: “Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền”.
Câu cuối của bài Cảnh khuya giống với câu thơ trên đều nói về lúc đêm khuya và đều nói về hình ảnh con thuyền trên sông nước. Tuy nhiên, điểm khác là ở chỗ, một bên “người khách” đến thăm tác giả là tiếng chuông chùa, còn một bên “người khách” ấy chính là trăng xuân chứa chan bát ngát và đượm tình.
Câu 6 (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Điểm chung của hai bài thơ là chúng đều được sáng tác trong quãng thời gian khó khăn khi đất nước phải chiến đấu chống lại giặc ngoại xâm. Và cả hai bài thơ đều thể hiện tinh thần lạc quan của Hồ Chủ Tịch.
Thông qua hai bài thơ, ta thấy được tình yêu thiên nhiên, say mê cái đẹp của bác Hồ và thấy được phong cách đậm chất cổ điển trong từng hình ảnh thơ mà Người sáng tác
Câu 7 (Trang 142 SGK Ngữ văn 7 tập 1)
Hai bài thơ đều miêu tả hình ảnh vầng trăng ở chiến khu Việt Bắc nhưng nếu bài Rằm tháng giêng tập trung miêu tả ánh trăng tươi sáng, tươi đẹp của mùa xuân thì với bài Cảnh khuya, trăng lại được sóng đôi cùng với nỗi lo cho đất nước, được so sánh như những bông hoa. Dù là với hoàn cảnh nào, cách miêu tả nào thì ta cũng thấy được tình cảm đặc biệt của Người dành cho vầng trăng. Trăng mãi là một người bạn tri âm, tri kỉ của Bác.
Thông qua phần Soạn bài Cảnh khuya, hi vọng đây sẽ là phần Soạn bài Cảnh khuya đầy đủ nhất dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!
Từ khóa » Cảnh Khuya 247
-
Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 7
-
Soạn Bài Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 7 - Hoc247
-
Phân Tích Chi Tiết Tác Phẩm Cảnh Khuya
-
Lập Dàn ý Về Bài Thơ Cảnh Khuya Câu Hỏi 184998
-
Viết Bài Văn Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Của Hồ Chí ...
-
Phân Tích Bài Thơ Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh | Văn Mẫu Lớp 7
-
Tiếng Suối Trong Bài Cảnh Khuya đã được So Sánh Với Tiếng Gì?
-
Cảm Nhận Của Em Về Bài Thơ Cảnh Khuya - Lời Giải 247
-
Hãy Phát Biểu Cảm Nghĩ Của Em Về Bài Thơ Cảnh Khuya Bằng Cách ...
-
Lập Dàn ý Chi Tiết Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh.
-
Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Của Hồ Chí Minh - Học Hỏi Net
-
So Sánh Bức Tranh Hai Bài "Cảnh Khuya" Và "Rằm Tháng Giêng" - Lazi
-
Đề Kiểm Tra 15 Phút Môn Ngữ Văn Lớp 7: Cảnh Khuya
-
Phát Biểu Cảm Nghĩ Về Bài Thơ Cảnh Khuya Lớp 7 - DeThiHsg247.Com