Soạn Bài Cảnh Khuya - Rằm Tháng Riêng Đọc - Hiểu - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 7 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh soạn bài một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.
Mục lục nội dung Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng Đọc - Hiểu Câu 1. Hai bài thơ được viết theo thể thơ nào. Những kiến thức về các thể thơ ấy Câu 2. Phân tích hai câu đầu của Cảnh khuya Câu 3. Hai câu thơ cuối của Cảnh khuya Câu 4. Không gian và thời gian trong Rằm tháng giêng. Điểm đặc biệt trong câu thơ thứ hai Câu 5. Bài thơ Nguyên tiêu gợi đến tứ thơ, câu thơ, hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc Câu 6. Tâm hồn và phong thái của Bác được thể hiện như thế nào qua hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ Câu 7. Nét đẹp riêng trong cảnh trăng mỗi bài thơ Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng Luyện tập Câu 1. Học thuộc Câu 2. Tìm một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên. Các bài viết liên quan bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng:Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng Đọc - Hiểu
Câu 1. Hai bài thơ được viết theo thể thơ nào. Những kiến thức về các thể thơ ấy
Hai bài phiên âm sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Đặc điểm của thể thơ này là:
- Gồm 4 câu, mỗi câu chứa 7 tiếng
- Gieo vần chân ở các câu 1, 2 và 4
- Ngắt nhịp:
+ Bài “Cảnh khuya”: nhịp 3/4 (câu 1), nhịp 4/3 (câu 2 và câu 3), nhịp 2/5 (câu 4)
+ Bài “Rằm tháng giêng”: Toàn bài đều được ngắt theo nhịp 4/3
Câu 2. Phân tích hai câu đầu của Cảnh khuya
Hai câu thơ đầu của bài “Cảnh khuya” khắc họa khá thành công vẻ đẹp của rừng núi Việt Bắc về đêm trên cả phương diện âm thanh và hình ảnh đầy sinh động, trẻ trung nhưng không kém phần huyền ảo và lãng mạn.
- Câu 1 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”
Nhà thơ sử dụng lối so sánh rất đặc sắc và độc đáo. Thông thường tiếng suối sẽ được cảm nhận thông qua thính giác nhưng Bác lại cảm nhận được độ “trong” của dòng suối đó. Qua đó người đọc có thể hình dung được độ mát lành, trong trẻo của dòng suối vùng cao. Đó là thức quà thiên nhiên có thể xoa dịu những mệt mỏi của người lính trên chặng đường hành quân gian khổ. Không những thế, khi so sánh tiếng suối với “tiếng hát xa”, tác giả giúp người đọc có thể cảm nhận rõ hơn sức lan tỏa mạnh mẽ của âm thanh. Tiếng hát ấy có thể lúc gần lúc xa nhưng mang phong vị riêng không lẫn được giữa bao âm thanh phức tạp của cuộc sống. Dùng âm thanh con người, âm thanh cuộc sống để so sánh với âm thanh thiên nhiên, hẳn những vần thơ của Bác ẩn chứa bao cảm hứng nhân văn sâu sắc.
Ngoài ra, tả âm thanh nhưng mục đích còn để nhấn mạnh cái tĩnh lặng của thiên nhiên và của tâm hồn. Phải chăng cảnh khuya tĩnh lặng, thành bình và yên ả quá đỗi nên tiếng suối róc rách mới được cảm nhận tinh tế đến vậy. Qua đó ta cũng thấy được nét yên tĩnh, thanh bình trong tâm hồn của thi sĩ.
- Câu 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
Điệp từ “lồng” được sử dụng đầy ấn tượng trong câu thơ thứ hai này. Động từ “lồng” nhấn mạnh được tính đan cài, hài hòa thật khớp để tạo thành một chỉnh thể thống nhất. Từ “lồng” được coi như nhãn tự của câu thơ. Qua đó người đọc hình dung được bức tranh thiên nhiên đầy thơ mộng với ánh trăng dát vàng bao trùm lên cổ thụ, bóng cổ thụ mờ ảo dưới ánh trăng lại nhẹ nhàng phủ lên những nhành hoa.
Câu 3. Hai câu thơ cuối của Cảnh khuya
- Hai câu thơ cuối trong bài “Cảnh khuya” nhấn mạnh tình cảm say mê, thiết tha trước cảnh sắc thiên nhiên của tác giả. Cảnh khuya đẹp như tranh vẽ khiến con người vì thưởng thức mà thao thức chưa ngủ. Nhưng nỗi niềm thao thức ấy đâu phải chỉ bởi cảnh sắc mà còn bởi tấm lòng lo nghĩ, trăn trở vì dân vì nước.
- Ở hai câu thơ này, điệp từ “chưa ngủ” được lặp lại hai lần. Từ “chưa ngủ” thứ nhất thể hiện tình cảm yêu và say mê trước thiên nhiên. Nhưng câu thơ thứ hai đã khắc họa được thành công lý do chính yếu nhất mà Bác chưa ngủ. Hóa ra tấm lòng người không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp thiết tha, trữ tình của suối, của trăng mà còn mở rộng ra là nỗi băn khoăn trăn trở trước vận nước, trước cuộc sống của người dân.
Câu 4. Không gian và thời gian trong Rằm tháng giêng. Điểm đặc biệt trong câu thơ thứ hai
- Không gian: Không gian trong bài “Rằm tháng giêng” được miêu tả với góc nhìn đi từ gần tới xa, đi từ thấp lên cao khiến cho người đọc có được cái nhìn toàn cảnh. Không gian đó bao chứa cả trời, đất cùng với dòng sống như nối liền,…
- Thời gian được tác giả lựa chọn mùa xuân – mùa của sự sống, của hương sắc lan tỏa.
- Câu thơ thứ hai điệp ba lần từ “xuân” nhằm nhấn mạnh sắc xuân, sức sống xuân đang trỗi dậy đầy mạnh mẽ.
Câu 5. Bài thơ Nguyên tiêu gợi đến tứ thơ, câu thơ, hình ảnh nào trong thơ cổ Trung Quốc
Bài thơ “Nguyên tiêu” có chi tiết nhắc người đọc nhớ đến bài thơ “Phong kiều dạ bạc” của nhà thơ Trương Kế. Câu thơ “Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền” trong “Nguyên tiêu” có điểm khá giống với “Dạ bán chung thanh khách đáo thuyền” trong bài ‘Phong kiều dạ bạc”. Cả hai câu thơ đều mang chung cảm hứng về thiên nhiên về đêm với cảnh sông nước.
Câu 6. Tâm hồn và phong thái của Bác được thể hiện như thế nào qua hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ
Cả hai bài thơ được viết vào hoàn cảnh rất đặc biệt với đất nước, với dân tộc. Đó là lúc Bác đang ở chiến khu Việt Bắc, đó cũng là lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra ác liệt. Qua đó người đọc càng thấm thía được tâm hồn yêu thiên nhiên, say đắm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác. Trong khói lửa đạn bom, người vẫn toát lên phong thái đầy ung dung và lạc quan.
Câu 7. Nét đẹp riêng trong cảnh trăng mỗi bài thơ
Tuy cả hai bài thơ đều sử dụng hình ảnh ánh trăng nhưng mỗi hình ảnh lại được khắc họa theo nét riêng đầy độc đáo
- Trăng trong bài thơ “Cảnh khuya”: Cảnh trăng được đặt trong phông nền đại ngàn gió núi. Trăng mang cảm hứng huyền ảo, mộng mơ hòa quyện cùng những cảnh sắc khác như cổ thụ, hoa
- Trăng trong bài thơ “Rằm tháng giêng”: Cảnh trăng được miêu tả trong khung cảnh mùa xuân ấm áp. Trăng là trăng xuân đầy thơ mộng hòa quyện cùng dòng sông, con thuyền. Cả không gian như bừng sức sống, tràn đầy sắc xuân.
Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng Luyện tập
Câu 1. Học thuộc
Câu 2. Tìm một số bài thơ, câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên.
* Bài “Ngắm trăng”
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
* Bài “Chiều tối”
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Các bài viết liên quan bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng:
- Tác giả, tác phẩm bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng
-
Dàn ý phân tích Cảnh khuya - Rằm tháng riêng
-
Soạn bài Cảnh khuya - Rằm tháng riêng (ngắn nhất)
Từ khóa » Cảnh Khuya Lớp 7 Chi Tiết
-
Soạn Bài Cảnh Khuya - Rằm Tháng Giêng (Chi Tiết)
-
Cảnh Khuya - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Cảnh Khuya - Hồ Chí Minh - Ngữ Văn 7
-
Bài Thơ Cảnh Khuya - Nội Dung, Dàn ý, Giá Trị, Bố Cục, Tác Giả
-
Cảnh Khuya - Hoàn Cảnh Sáng Tác, PTBĐ, Nội Dung, Dàn ý Phân Tích ...
-
Cảnh Khuya, Rằm Tháng Giêng ( Khái Quát Tác Giả, Tóm Tắt, Giá Trị Nội ...
-
Phân Tích Bài Thơ Cảnh Khuya (14 Mẫu) - Văn 7
-
Soạn Bài Ếch Ngồi đáy Giếng - Cánh Diều 7 Ngữ Văn Lớp 7 Trang 4 ...
-
Soạn Văn Bài: Cảnh Khuya Và Rằm Tháng Giêng | Văn 7 Tập 1 (trang 140
-
Văn Lớp 7 Bài Cảnh Khuya
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Cảnh Khuya - Rằm Tháng Giêng Sgk Ngữ Văn 7 ...
-
Soạn Văn 7: Cảnh Khuya - Rằm Tháng Giêng - Giải Bài Tập
-
Soạn Bài Cảnh Khuya - Rằm Tháng Giêng - Hồ Chí Minh - Siêu Ngắn
-
Bài Giảng Môn Học Ngữ Văn Lớp 7 - Cảnh Khuya - Rằm Tháng Giêng