Soạn Bài Chiếc Lược Ngà (trang 195) - SGK Ngữ Văn 9 Tập 1

“Chiếc lược ngà” viết năm 1966, tại chiến trường Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ và được đưa vào tập truyện cùng tên. Truyện được học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.

Soạn bài Chiếc lược ngà
Soạn bài Chiếc lược ngà

Download.vn sẽ cung cấp bài Soạn văn 9: Chiếc lược ngà, cung cấp kiến thức hữu ích dành cho bạn đọc.

Soạn bài Chiếc lược ngà

1. Chuẩn bị

- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932. Quê quán ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từ năm 1954, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở về Nam bộ tham gia kháng chiến rồi tiếp tục sáng tác văn học. Sau khi đất nước thống nhất, ông là Tổng thư ký Hội nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh. Các tác phẩm của ông thuộc nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim,.. Năm 2000, ông được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. Một số tác phẩm tiêu biểu gồm Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961), Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966), Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985), Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990)...

- Một số bài viết về Chiếc lược ngà:

  • Chiếc lược ngà - một truyện ngắn phát ra âm thanh
  • “Chiếc lược ngà” – Bài ca nhân bản về tình cảm cha con
  • ...

- Quê hương đã ảnh hưởng đến các sáng tác của nhà văn, ngôn ngữ giàu chất Nam Bộ.

- Một số tác phẩm về tình cảm cha con: Nói với con (Y Phương), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông),...

2. Đọc hiểu

Câu 1. Các lời “nói trổng” của bé Thu thể hiện điều gì?

Hướng dẫn giải:

Các lời “nói trổng” của bé Thu thể hiện bé Thu không chịu nhận ba.

Câu 2. Lời nói của nhân vật bé Thu được trích dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Hướng dẫn giải:

Lời nói của nhân vật bé Thu được trích dẫn trực tiếp

Câu 3. Thái độ của bé Thu có gì khác với lúc đầu gặp ông Sáu?

Hướng dẫn giải:

Bé Thu không còn bướng bỉnh, mà mang vẻ buồn rầu, nghĩ ngợi sâu xa.

Câu 3. Vì sao bé Thu lúc đầu không nhận ông Sáu là cha mình?

Hướng dẫn giải:

Vì ông Sáu không giống với người ba trong bức ảnh chụp cùng má của Thu, vết sẹo trên mặt khiến bé Thu không nhận ra ba.

Câu 4. Người cha đã làm gì để thực hiện lời hứa với con?

Hướng dẫn giải:

Ông Sáu kiếm được khúc ngà trong rừng, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ một cách thận trọng và tỉ mỉ.

Câu 5. Chuyện không may gì đã xảy ra?

Hướng dẫn giải:

Ông Sáu hi sinh

Câu 6. Đoạn tóm tắt này cho biết điều gì?

Hướng dẫn giải:

Chuyện xảy ra trong tương lai bé Thu trở thành cô giao liên, bác Ba trao tận tay Thu cây lược và tình cảm cha con nảy nở giữa hai người.

3. Trả lời câu hỏi

Câu 1. Hãy tóm tắt truyện. Nhan đề Chiếc lược ngà liên quan đến chi tiết nào trong văn bản?

Hướng dẫn giải:

- Tóm tắt: Sau nhiều năm xa nhà, anh Sáu được đơn vị cho về thăm vợ con. Nhưng đứa con gái anh là bé Thu lại không nhận ra cha chỉ vì vết sẹo dài trên má của anh. Anh Sáu rất buồn bã trước sự lạnh nhạt của con gái. Trong ba ngày ở nhà, nếu anh Sáu luôn tìm cách để con gọi mình là ba, thì bé Thu lại lẩn tránh. Sau khi được bà ngoại giải thích về vết sẹo, bé Thu nhận ra ba. Cuộc chia tay của hai cha con diễn ra đầy xúc động. Sau này, anh Sáu hy sinh trong một trận càn của giặc, lúc hấp hối, anh trao cho anh Ba chiếc lược ngà mà anh làm tặng bé Thu.

- Nhan đề Chiếc lược ngà liên quan đến chi tiết: bé Thu dặn anh Sáu khi trở về mua cho một chiếc lược, ở chiến trường, anh đã tự tay làm một chiếc lược ngà tặng bé Thu.

Câu 2. Người kể câu chuyện là ai? Nêu tác dụng của ngôi kể này. Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa người kể chuyện và các các nhân nhân vật chính trong văn bản.

Hướng dẫn giải:

- Người kể chuyện là anh Ba.

- Tác dụng của ngôi kể thứ nhất này giúp cho câu chuyện thêm chân thực.

- Anh Ba là đồng đội của anh Sáu, biết đến bé Thu qua lời kể của anh Sáu.

Câu 3. Phân tích sự chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha mình. Qua đó, hãy nhận xét về tính cách của nhân vật bé Thu.

Hướng dẫn giải:

* Phân tích sự chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ông Sáu là cha mình:

- Trước lúc nhận cha:

  • Lúc mới gặp ông Sáu: “Con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác lạ lùng”.
  • Nhìn vết thẹo dài trên má ông Sáu nó càng hoảng hốt, sợ hãi “mặt nó tái đi, vụt chạy rồi kêu thét lên”.
  • Suốt ba ngày, con bé bộc lộ sự bướng bỉnh, nhất quyết không gọi ông Sáu bằng ba, chỉ nói trổng (khi mời ông Sáu ăn cơm, khi muốn nhờ ông chắt nước…).
  • Hất văng ra khỏi chén cái trứng cá ông Sáu gắp cho.
  • Bị ông Sáu đánh, nó bỏ sang nhà bà ngoại.

=> Bé Thu bộc lộ sự ương ngạnh, bướng bỉnh vừa đáng giận vừa đáng thương nhưng không đáng trách.

- Khi nhận ra cha của mình:

  • Trước lúc ông Sáu đi, ba gọi tiếng ba đầu tiên, xé lòng như thét lên: “Ba…a…a… Ba!”. Tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao năm nay, tiếng ba như vỡ tung từ đáy lòng nó.
  • Nó vừa kêu “vừa chạy xô tới”, “dang tay ôm chặt cổ, nó hôn ba nó cùng khắp, nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết sẹo dài trên má ba nó nữa”, “dang cả hai chân rồi câu chặt lấy ba nó” (muốn giữ ba nó ở lại), khóc mếu máo với lời dặn “ba mua cho con một cái lược, nghe ba”.

=> Tình cảm dành cho cha bị dồn nén bấy lâu nay mới có dịp được bộc lộ.

* Nhận xét tính cách của nhân vật bé Thu: một cô bé bướng bỉnh, nhưng cũng rất tình cảm, hiếu thảo.

Câu 4. Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật ông Sáu là gì? Yếu tố nào trong văn bản tạo nên ấn tượng ấy?

Hướng dẫn giải:

- Ấn tượng sâu sắc nhất của em về nhân vật ông Sáu: một người cha yêu thương con sâu sắc.

- Yếu tố nào trong văn bản tạo nên ấn tượng ấy: những chi tiết kể về cuộc gặp gỡ của ông Sáu với bé Thu, ông Sáu khi ở chiến trường.

Câu 5. Phân tích nghệ thuật xây dựng cốt truyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc) và nghệ thuật miêu tả nhân vật (hành động, tâm lí, lời đối thoại...) của tác giả qua văn bản Chiếc lược ngà.

Hướng dẫn giải:

- Nghệ thuật xây dựng cốt truyện: chặt chẽ, tình huống bất ngờ mà tự nhiên

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật: khắc họa diễn biến tâm lí sâu sắc, ngôn ngữ mang đậm chất Nam Bộ,...

Câu 6. Xác định chủ đề của văn bản. Chủ đề ấy còn có ý nghĩa đối với cuộc sống hôm nay như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Chủ đề: tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.

- Ý nghĩa của chủ đề với cuộc sống hôm nay: bài học cần phải trân trọng hòa bình, biết ơn thế hệ đi trước

Từ khóa » Bố Cục Bài Chiếc Lược Ngà