Soạn Bài Đất Nước – Bài 10 Trang 117 Văn Lớp 12
Có thể bạn quan tâm
Câu 1: Gồm 2 phần:
– Từ đầu … Làm nên đất nước muôn đời: Vẻ đẹp của Đất nước được cảm nhận từ những gì gần gũi, bình dị trong cuộc sống hàng ngày, rồi mở rộng ra trong những truyền thuyết về thời dựng nước.
– Còn lại: Tư tưởng đất nước của nhân dân. Cảm nhận về Đất nước được mở rộng ra theo các bình diện không gian địa lí, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hóa và tâm hồn dân tộc.
Câu 2: Ở phần đầu, tác giả đã cảm nhận về đất nước trên những phương diện đó là:
– Theo tác giả, đất nước bắt nguồn từ những gì gần gũi nhất, bình dị nhất trong đời sống vật chất và tâm hồn của mỗi con người.
+ Đất nước bắt nguồn từ bề dày văn hóa – phong tục, lối sống, tâm hồn, tính cách dân tộc:
• Đất nước bắt nguồn từ những câu truyện, truyền thuyết, cổ tích rất gần gũi và thân quen: câu chuyện Trầu cau với tình người nồng hậu thủy chung, truyền thuyết Thánh Gióng như khúc anh hùng ca biểu tượng cho sức mạnh thần kì của nhân dân Việt Nam thuở bình minh dựng nước và giữ nước,…
• Đất nước gắn với những nếp sống văn hóa của người Việt Nam (tập tục) như bới tóc sau đầu, ăn trầu, đặt tên người, tên vật,… rồi đến cả tình yêu của cha mẹ: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn.
+ Đất nước được nhận thức từ chiều rộng của không gian địa lí: Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc gần gũi với mỗi người. Đất nước hiện lên qua một không gian rộng lớn mênh mông, thời gian vô tận, kết hợp với hình ảnh thơ đậm chất dân gian, làm cho hình ảnh đất nước gần gũi thiêng liêng
+ Đất nước cảm nhận qua chiều dài lịch sử (quá khứ – hiện tại – tương lai): nguồn gốc, cội nguồn của đất nước (từ truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên) nhằm nhắc nhở người Việt Nam về nguồn gốc cao quý của mình, đồng thời khơi gợi sự đoàn kết nhất trí, yêu thương, một lòng khi mà con người cùng chung một cội nguồn thì phải biết yêu thương nhau.
=>Đất nước vẹn tròn, thống nhất; đất nước nuôi dưỡng đời sống, tinh thần – tình cảm người Việt Nam. Thể hiện lòng tự hào và tinh thần đoàn kết dân tộc.
– Nhà thơ đã tạo nên được những hình tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa mới mẻ về Đất nước trên cả bề rộng không gian địa lí và chiều dài thời gian lịch sử. Đất nước ấy với những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa vững bền, tạo nên mạch ngầm chảy từ quá khứ nối liền với hiện tại và tương lai. Nhà thơ đã khai thác các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian – thời gian, với lịch sử và hiện tại để cảm nhận và suy tư về đất nước một cách sâu sắc. Đất nước là không gian gần gũi, gắn bó với mỗi người. Đất nước là sự kế tụng không ngừng của các thế hệ người Việt Nam. Lời thơ nhắc tới quá khứ, hiện tại và tương lai (đã khuất, bây giờ, mai sau):
Những ai đã khuất
Những ai bây giờ…
…Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Advertisements (Quảng cáo)
=>Cách cảm nhận của tác giả vừa thiêng liêng, vừa sâu xa, lớn lao mà vẫn gần gũi với cuộc sống của con người. Đây là một sự nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn (về quan điểm, vai trò nhân dân trong thời đại mới).
Câu 3: Tư tưởng đất nước của nhân dân.
• Không gian địa lý
– Đất nước là những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú: núi Bút non Nghiên, hòn Trống Mái, núi Vọng Phu, vịnh Hạ Long, sông Cửu Long, Ông Đốc, Ông trang, Bà Đen, Bà Điểm,…
– Mỗi địa danh ấy là cuộc đời, là tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành. Chính vì vậy, nhân dân chính là những người thổi hồn mình vào đất nước, vào những địa danh, những danh lam thắng cảnh kì thú. Thế nên đất nước chứa đựng linh hồn của nhân dân, trong đất nước đã in bóng hình của nhân dân và trong nhân dân có bóng hình đất nước.
– Địa danh cũng chính là dấu ấn sinh tồn của dân tộc. Lần theo những địa danh, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo dựng lại được cả diện mạo non sông đất nước
=> Chính những con người này đã làm ra một đất nước nhân hậu, thủy chung, anh hùng bất khuất và giàu truyền thống hiếu học.
• Thời gian lịch sử
Advertisements (Quảng cáo)
Nhà thơ nhấn mạnh vào những kiếp người giản dị bình tâm, những con người không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ lại làm nên đất nước:
– Những con người làm nên đất nước chính là những con người góp phần bảo vệ đất nước. Họ là những con người bình dị vô danh ; họ là những con người lao động cần cù chăm chỉ nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm thì chính họ đã trở thành những anh hùng cứu nước
+ là những người vợ nhớ chồng, những cặp vợ chồng yêu nhau, những cậu học trò nghèo, ông Đốc, Ông trang, Bà Đen, Bà Điểm,…
+ là những người con gái, con trai, bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi, sống và chết giản dị và bình tâm, không ai nhớ mặt đặt tên nhưng họ đã làm ra đất nước
=> – Họ có vai trò to lớn trong việc đem đến những giá trị tinh thần và vật chất
– Họ là người bảo vệ đất nước, chính những con người vô danh bình dị ấy đã góp xương máu cho đất nước mình
• Bản chất của nhân dân
– Nhân dân sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa như: ca dao, dân ca, truyện cỏ tích, thần thoại. Nhân dân – những con người giản dị, vô danh cũng chính là những người sáng tạo ra các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của đất nước.Một trong những giá trị văn hóa đặc sắc, kết tinh tư tưởng và tâm hồn của nhân dân, dân tộc chính là văn hóa, văn học dân gian.
– Trong cả kho tàng ca dao,tác giả chọn 3 câu ca dao để nói về 3 phương diện quan trọng nhất của truyền thống nhân dân, dân tộc .
+ Thật say đắm trong tình yêu
+ Quý trọng tình nghĩa.
+ Quyết liệt trong căm thù và chiến đấu
=> Nhân dân đã làm nên văn hóa bàng tình cách và tâm hồn mình
Tác giả thể hiện ba nét đẹp tâm hồn nhân dân ta đó là: say đắm trong tình yêu, quý trọng tình nghĩa và lao động, kiên trì bền bỉ trong đấu tranh
* Tư tưởng “đất nước của nhân dân” là tư tưởng nổi bật của đoạn trích và nhiều bài thơ thời chống Mĩ vì: Tác giả đã cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp từ nhiều bình diện. Trước đó, nhiều nhà thơ đã nhắc đến phương diện địa lí, chiều dài lịch sử, chiều sâu văn hóa nhưng Nguyễn Khoa Điềm không ngợi ca các triều đại, không nói đến những anh hùng đã ghi danh trong sử sách mà nhấn mạnh đến những người “Không ai nhớ mặt đặt tên – Họ đã sống và chết – Giản dị và bình tâm”, mà ông khẳng định đất nước đó chính là nhân dân. Nhân dân là cốt lõi của đất nước, nhờ họ mà dân tộc trường tồn.
=>Nhà thơ và tuổi trẻ thế hệ nhà thơ nhận thức được nhân dân làm nên lịch sử, làm ra văn hóa là sáng tạo Đất nước.
Câu 4: Cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian của tác giả trong đoạn trích:
– Sử dụng nhuần nhị và sáng tạo nhiều chất liệu văn học và văn hóa dân gian vào câu thơ hiện đại tạo nên màu sắc thẩm mĩ vừa quen thuộc lại vừa mới mẻ cho đoạn thơ:
+ Chất liệu dân gian được sử dụng rất đa dạng và sáng tạo: có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt,… ; có ca dao, dân ca, tục ngữ: “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” từ câu thành ngữ “Gừng cay muối mặn”; “Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” từ bài ca dao “Khăn thương nhớ ai”; lấy lại từng phần của câu ca dao: “yêu em từ thủa trong nôi”,..; có truyền thuyết, các truyện cổ tích xa xưa: Sự tích Hòn vọng Phu, hòn Trồng Mái, Truyện Thánh Gióng,…Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích.
– Tác giả tạo ra một không khí, giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa ta vào thế giới gần gũi, mĩ lệ và bay bổng của ca dao, truyền thuyết, của văn hóa dân gian nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận và tư duy hiện đại với hình thức của thơ tự do.
=>Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích, trừ trường hợp dân ca Bình – Trị – Thiên được lấy lại gần nguyên vẹn.
– Chất dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của tác giả, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật ở đoạn trích này.
Từ khóa » đất Nước Sgk Lớp 12
-
[SGK Scan] Đất Nước (trích Trường Ca Mặt đường Khát Vọng)
-
Sách Giáo Khoa Ngữ Văn Lớp 12 Tập 1 Cơ Bản - Đất Nước
-
Bài Thơ Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Ngữ Văn Lớp 12
-
Bài Thơ Đất Nước Của Nguyễn Khoa Điềm - OLP Tiếng Anh
-
Soạn Đất Nước (trang 117) - SGK Ngữ Văn 12 Tập 1
-
Bài Thơ Đất Nước Trích Chương V, Trường Ca Mặt đường Khát Vọng
-
SGK Ngữ Văn 12 - Đất Nước (trích Trường Ca Mặt đường Khát Vọng)
-
Top 15 đất Nước Sgk 12
-
Bài Soạn Lớp 12: Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm - SoanVan.NET
-
Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ Văn 12 - Hoc247
-
Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm | Tác Giả
-
Soạn Bài Đọc Thêm: Đất Nước Sgk Ngữ Văn 12 Tập 1
-
Soạn Văn Bài: Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) | Văn 12 Tập 1 - Tech12h
-
Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm - Ngữ Văn Lớp 12