Soạn Bài: Lượm - Tố Hữu - Soạn Văn 6 Siêu Ngắn

Soạn văn 6 Lượm - Tố Hữu

Soạn văn 6

Lượm - Tố Hữu
  1. Soạn văn
  2. Lớp 6
  3. Lượm - Tố Hữu
  • Hướng dẫn trả lời

    • Câu 1 - Trang 76

      Bài thơ kể lại về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

    • Câu 2 - Trang 76

      Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

      Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

    • Câu 3 - Trang 76

      Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

      Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

    • Câu 4 - Trang 76

      Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

    • Câu 5 - Trang 76

      “Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

Câu 1 Trang 76 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Bài thơ kể lại về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự lời kể ấy, em hãy tìm bố cục của bài thơ.

  • Bài thơ kể và tả về Lượm qua hồi tưởng của tác giả. Trong những ngày Huế đổ máu, người chú tình cờ gặp lại cháu – một chú bé nhỏ tuổi, dễ thương, lạc quan. Trên đường làm nhiệm vụ, Lượm đã hi sinh anh dũng nhưng hình ảnh của em vẫn còn sống mãi.
  • Bố cục: gồm 3 đoạn
    • Đoạn 1 (5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế.
    • Đoạn 2 (7 khổ thơ tiếp): Sự hi sinh anh dũng của Lượm.
    • Đoạn 3 (Còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2 Trang 76 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Hình ảnh Lượm trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến?

Các yếu tố nghệ thuật như từ láy, vần, nhịp, so sánh trong đoạn thơ đã có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện hình ảnh Lượm?

  • Hình ảnh Lượm từ khổ thơ 2 đến khổ 5 được miêu tả:
    • Hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt.
    • Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch.
    • Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường.
    • Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: Cháu đi liên lạc / Vui lắm chú à, Ở đồn Mang Cá / thích hơn ở nhà.
  • Các yếu tố nghệ thuật như từ láy (loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh), vần (loắt choắt – thoăn thoắt, vang – vàng…), nhịp thơ nhanh cùng các hình ảnh so sánh (như con chim chích…) đã làm cho hình ảnh Lượm trở nên vui vẻ, hồn nhiên và luôn say mê với công việc làm liên lạc của mình.
Câu 3 Trang 76 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyên đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?

Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.

  • Nhà thơ đã hình dung, miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm (đạn bay vèo vèo), nhiệm vụ cấp bách. Cũng như bao lần khác, Lượm luôn dũng cảm và nhanh nhẹn, hăng hái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
  • Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động:

Cháu nằm trên lúaTay nắm chặt bôngLúa thơm mùi sữaHồn bay giữa đồng

→ Hình ảnh Lượm gợi cho em thấy đây là một chiến sĩ nhỏ dũng cảm không sợ nguy hiểm, khó khăn. Đặc biệt trong lúc làm việc vẫn toát lên được sự hồn nhiên, tươi vui của một cậu bé.

  • Những câu thơ, khổ thơ đặc biệt:
    • Ra thế / Lượm ơi!...→ Diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
    • Thôi rồi, Lượm ơi! → Lời cảm thán bộc lộ niềm tuyệt vọng khi biết Lượm không thoát khỏi cái chết.
    • Lượm ơi, còn không? → Câu thơ tách thành một khổ biểu thị sự nghẹn ngào, không tin Lượm đã hi sinh.
    • Sự lặp lại hai khổ thơ 2 và 3 ở cuối bài → Lượm không chết chú vẫn mãi là chú bé liên lạc hồn nhiên, sống trong tim tác giả và trong cả lòng người đọc.
Câu 4 Trang 76 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau. Em hãy tìm những từ ấy và phân tích tác dụng của sự thay đổi cách gọi này đối với việc biểu hiện thái độ, quan hệ tình cảm của tác giả với Lượm.

  • Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ → Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
  • Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm đã trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5 Trang 76 SGK Ngữ Văn 6 - Tập 2

“Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi?

  • Sau câu thơ “Lượm ơi, còn không?”, nhà thơ lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh hồn nhiên, vui tươi là để khẳng định: Lượm còn sống mãi trong lòng nhà thơ, trong lòng nhân dân và đất nước.
  • Con Rồng cháu Tiên

    Con Rồng cháu Tiên

  • Bánh chưng, bánh giầy

    Bánh chưng, bánh giầy

  • Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

    Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt

  • Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

    Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

  • Thánh Gióng

    Thánh Gióng

  • Từ mượn

    Từ mượn

  • Tìm hiểu chung về văn tự sự

    Tìm hiểu chung về văn tự sự

  • Bài 1
  • Con Rồng cháu Tiên
  • Bánh chưng, bánh giầy
  • Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt
  • Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
  • Bài 2
  • Thánh Gióng
  • Từ mượn
  • Tìm hiểu chung về văn tự sự
  • Bài 3
  • Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • Nghĩa của từ
  • Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
  • Bài 4
  • Sự tích Hồ Gươm
  • Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
  • Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn kể chuyện
  • Bài 5
  • Sọ Dừa
  • Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
  • Lời văn, đoạn văn tự sự
  • Bài 6
  • Thạch Sanh
  • Chữa lỗi dùng từ
  • Bài 7
  • Em bé thông minh
  • Chữa lỗi dùng từ (tiếp theo)
  • Luyện nói kể chuyện
  • Bài 8
  • Cây bút thần
  • Danh từ
  • Ngôi kể trong văn tự sự
  • Bài 9
  • Ông lão đánh cá và con cá vàng - A. Pu-skin
  • Thứ tự kể trong văn tự sự
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn kể chuyện
  • Bài 10
  • Ếch ngồi đáy giếng
  • Thầy bói xem voi
  • Đeo nhạc cho mèo
  • Danh từ (tiếp theo)
  • Bài 11
  • Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
  • Cụm danh từ
  • Luyện tập xây dựng bài tự sự - Kể chuyện đời thường
  • Bài 12
  • Treo biển
  • Lợn cưới, áo mới
  • Số từ và lượng từ
  • Viết bài tập làm văn số 3
  • Kể chuyện tưởng tượng
  • Bài 13
  • Ôn tập truyện dân gian
  • Chỉ từ
  • Luyện tập kể chuyện tưởng tượng
  • Bài 14
  • Con hổ có nghĩa
  • Động từ
  • Cụm động từ
  • Bài 15
  • Mẹ hiền dạy con
  • Tính từ và cụm tính từ
  • Bài 16
  • Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng - Hồ Nguyên Trừng
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt): Rèn luyện chính tả
  • Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện
  • Bài 17
  • Ôn tập Tiếng Việt
  • Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Tập 1
  • Bài 18
  • Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài
  • Phó từ
  • Tìm hiểu chung về văn miêu tả
  • Bài 19
  • Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi
  • So sánh
  • Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
  • Bài 20
  • Bức tranh của em gái tôi - Tạ Duy Anh
  • Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
  • Bài 21
  • Vượt thác - Võ Quảng
  • So sánh (tiếp theo)
  • Phương pháp tả cảnh
  • Viết bài tập làm văn số 5 - Văn tả cảnh
  • Bài 22
  • Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê
  • Nhân hóa
  • Phương pháp tả người
  • Bài 23
  • Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
  • Ẩn dụ
  • Luyện nói về văn miêu tả siêu ngắn
  • Bài 24
  • Lượm - Tố Hữu
  • Mưa - Trần Đăng Khoa
  • Hoán dụ
  • Tập làm thơ bốn chữ
  • Bài 25
  • Cô Tô - Nguyễn Tuân
  • Các thành phần chính của câu
  • Viết bài tập làm văn số 6 - Văn tả người
  • Bài 26
  • Cây tre Việt Nam - Thép Mới
  • Câu trần thuật đơn
  • Hoạt động ngữ văn: Thi làm thơ năm chữ
  • Bài 27
  • Lòng yêu nước - I-li-a Ê-ren-bua
  • Lao xao - Duy Khán
  • Câu trần thuật đơn có từ là
  • Bài 28
  • Ôn tập truyện và kí
  • Câu trần thuật đơn không có từ là
  • Ôn tập văn miêu tả
  • Viết bài tập làm văn số 7 - Văn miêu tả sáng tạo
  • Bài 29
  • Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử - Thúy Lan
  • Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ
  • Viết đơn
  • Bài 30
  • Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Xi-át-tơn
  • Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp theo)
  • Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
  • Bài 31
  • Ôn tập về dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than)
  • Động Phong Nha - Trần Hoàng
  • Bài 32
  • Tổng kết phần Văn
  • Tổng kết phần Tập làm văn
  • Ôn tập về dấu câu (Dấu phẩy)
  • Bài 33
  • Chương trình địa phương (phần Văn và Tập làm văn) - Tập 2
  • Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm
  • Bài 34
  • Tổng kết phần Tiếng Việt

Từ khóa » Bài Thơ Tả Về Lượm Qua Những Sự Việc Nào