Trong Bài Thơ Lượm Có Những Sự Việc Nào - Phạm Khánh Linh

YOMEDIA NONE Trang chủ Hỏi đáp lớp 6 ADMICRO Trong bài thơ Lượm có những sự việc nào

các pạn ơi giúp mình với!!!

Trong bài thơ Lượm có những sự việc nào??

Theo dõi Vi phạm ADSENSE

Trả lời (3)

  • Khánh Như LƯỢM (Tố Hữu) I. VỀ TÁC GIẢ Nhà thơ Tố Hữu (tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành) sinh năm 1920 tại Thừa Thiên - Huế, mất năm 2002 tại Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, từ sáu, bảy tuổi Tố Hữu đã học và tập làm thơ. Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế. Ông bắt đầu đăng thơ trên báo từ những năm 1937-1938. Năm 1939, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Năm 1942, Tố Hữu vượt ngục tiếp tục hoạt động cách mạng. Năm 1945, ông lãnh đạo khởi nghĩa ở Huế. Sau Cách mạng tháng Tám, Tố Hữu trở thành nhà lãnh đạo tư tưởng, văn nghệ của Đảng và Nhà nước ta, đồng thời cũng trở thành nhà thơ lớn của nền văn học cách mạng Việt Nam. Tác phẩm đã xuất bản: Từ ấy (thơ, 1946); Việt Bắc (thơ, 1954); Gió lộng (thơ, 1961); Ra trận (thơ, 1972); Máu và hoa (thơ, 1977); Một tiếng đờn (thơ, 1992); Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973); Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981); Nhớ lại một thời (hồi kí, 2000). Nhà thơ đã được nhận: Giải Nhất giải thưởng văn học Hội Văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955); Giải thưởng văn học ASEAN (1996); Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I, năm 1996). II. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú. Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong "ngày Huế đổ máu", sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ và hình ảnh sống mãi của Lượm. Theo đó, có thể chia bài thơ thành ba phần. - Từ đầu đến "cháu đi xa dần...": Cuộc gặp gỡ ở Huế. - Tiếp đến "hồn bay giữa đồng...": sự hy sinh anh dũng của Lượm khi làm nhiệm vụ liên lạc. - Còn lại: Lượm sống mãi với non sông đất nước. 2. Hình ảnh Lượm được miêu tả từ khổ thơ thứ hai đến khổ thơ thứ năm. Về trang phục: cái xắc xinh xinh, ca lô đội lệch. Đó là trang phục cho các chiến sĩ liên lạc thời chống Pháp. Lượm tự hào, bởi công việc của mình. - Cử chỉ nhanh nhẹn: Cái chân thoăn thoắt, tinh nghịch, hồn nhiên Cháu cười híp mí, miệng huýt sáo vang. - Lời nói tự nhiên, chân thật (Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. Ở đồn Mang Cá. Thích hơn ở nhà). Hình ảnh Lượm nhỏ nhắn, vui tươi, hồn nhiên, chân thành rất dễ yêu, dễ mến. Các yếu tố nghệ thuật từ lý, so sánh, nhịp điệu đã góp phần khắc họa chính xác và sinh động hình ảnh Lượm, chú bé liên lạc. 3. Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: Mặt trận, đạn bay vèo vèo. Nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn. Vụt qua mặt trận Sợ chi hiểm nghèo? Bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục. Trong đoạn thơ này có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt gồm một câu thơ (thông thường nỗi khổ có bốn câu). Câu thơ này lại được ngắt làm hai dòng (Ra thế/Lượm ơi!...) Khổ thơ và câu đặc biệt này diễn tả lòng đau xót tiếc thương như dồn nén lại, như đứt đoạn ra trước tin hy sinh đột ngột của Lượm. 4. Trong bài thơ, người kể chuyện đã gọi Lượm bằng nhiều từ xưng hô khác nhau: Cháu, chú bé, Lượm, Chú đồng chí nhỏ, cháu, chú bé. Tác giả thay đổi cách gọi vì quan hệ của tác giả và Lượm vừa là chú cháu, lại vừa là đồng chí,vừa là của một nhà thơ với một chiến sĩ đã hy sinh. Trong đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là "Chú bé" vì lúc này Lượm không còn là người cháu riêng của tác giả. Lượm đã là của mọi người, mọi nhà, Lượm đã thành một chiến sĩ nhỏ hy sinh vì quê hương, đất nước. Sự đan xen các mối quan hệ như thế khiến cho tình cảm của tác giả thêm thắm thiết và sâu sắc, gắn bó. Bài thơ vì thế càng thêm cảm động. 5*. Câu thơ "Lượm ơi còn không?" như một câu hỏi đầy đau xót về sự hy sinh của Lượm. Sau câu thơ ấy, tác giả lập lại hai khổ thơ đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên vui tươi. Sự lập lại có dụng ý khẳng định Lượm không chết, Lượm không mất. ở trên đã có khổ thơ nói về sự hóa thân của Lượm: Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng Đến đây một lần nữa, tác giả khẳng định Lượm sống mãi trong lòng mọi người, sống mãi cùng non sông, đất nước. III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 1. Cách đọc Bài thơ gồm mười lăm khổ (khổ thứ bảy gồm hai dòng thơ, khổ thứ 13 chỉ gồm một dòng thơ). Khi đọc bài thơ, cần lưu ý: - Đoạn 1 đọc theo giọng kể (trung bình, chậm); - Đoạn 2 và 3 đọc tiết tấu nhanh hơn khi đọc đoạn 1; - Đoạn 4 đọc theo giọng đối thoại (tươi vui, thể hiện tính cách hồn nhiên); - Hai câu đầu đoạn 5 giọng kể, câu thứ ba đọc giọng cao hơn, và câu cuối ("Cháu đi xa dần") đọc chậm và ngừng nghỉ cách đoạn lâu hơn các đoạn trước; - Ba câu đầu đoạn 6 đọc giọng kể, câu thứ tư đọc giọng trầm và chậm hơn, chuẩn bị tâm thế xúc động; - Đoạn 7 gồm hai dòng thơ, mỗi dòng hai chữ, đọc chậm (nhịp 1/1), biểu lộ sự đau xót, cuối đoạn ngừng nghỉ lâu, thể hiện tình cảm lắng đọng; - Đoạn 8, 9, 10 đọc giọng kể, thể hiện sự hồi tưởng - đặc biệt câu "Đạn bay vèo vèo" ngắt nhịp 2/1/1 mạnh và dứt khoát, câu "Nhấp nhô trên đồng" đọc chậm; - Đoạn 11 câu đầu ngắt 1/1/2 và đọc nhấn mạnh ở chữ "lòe", câu thứ hai ngắt 2/2 đọc chậm, các câu còn lại đọc chậm kết hợp giọng hồi tưởng; - Đoạn 12 tiếp tục đọc chậm, giọng bồi hồi miêu tả sự hi sinh anh dũng của Lượm, cuối câu thứ tư ngừng nghỉ lâu hơn các đoạn trước; - Đoạn 13 ("Lượm ơi, còn không ?") ngắt 2/2 và đọc giọng trầm, tha thiết, cuối câu ngừng nghỉ lâu; - Đoạn 14 đọc giọng tươi vui, tái hiện hình ảnh Lượm hồn nhiên, nhí nhảnh... với ý nghĩa khẳng định: Lượm hi sinh nhưng bất tử. 3. Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm. Gợi ý: Khi viết cần chú ý miêu tả kĩ các chi tiết: - Lượm chuẩn bị cho chuyến đi liên lạc cuối cùng như thế nào? - Hành động, ý chí của Lượm khi gặp gian nguy thể hiện ra sao? - Khi ngã xuống vì bị trúng đạn của kẻ thù, Lượm đã làm gì? Ý nghĩa của hành động ấy? - Nhân vật Lượm để lại trong em niềm thán phục ra sao? bởi Khánh Như 23/10/2018 Like (0) Báo cáo sai phạm
  • YOMEDIA

    Video HD đặt và trả lời câu hỏi - Tích lũy điểm thưởng

  • ✿◕ ‿ ◕✿ Trần Yến Nhi

    -Lượm gặp nhà thơ Tố Hữu

    -Lượm đi liên lạc và hi sinh

    bởi ✿◕ ‿ ◕✿ Trần Yến Nhi 27/10/2018 Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Huất Anh Lộc (Epic's Minecraft)

    Qua sự việc: Chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm

    bởi Huất Anh Lộc (Epic's Minecraft) 02/07/2019 Like (0) Báo cáo sai phạm
Cách tích điểm HP

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời. Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy NONE

Các câu hỏi mới

  • Nêu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật bài Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)

    Nêu nội dung,ý nghĩa và nghệ thuật của bài thơ :Đêm Thu (Trần Đăng Khoa)

    Thu về lành lạnh trời mây

    Bỗng nhiên thức giấc nào hay mấy giờ

    Ánh trăng vừa thực vừa hư

    Vườn sau gió thổi nghe như mưa rào

    27/11/2022 | 0 Trả lời

  • Câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì?

    câu ''bao la nghĩa nặng đời đời con mang'' muốn nhắc nhở con điều gì

    01/12/2022 | 0 Trả lời

  • Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu

    đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về làng nghề bánh tráng trường Cửu

    09/12/2022 | 0 Trả lời

  • Từ trái nghĩa với đẹp là gì?

    TỪ TRÁI NGHĨA VS TỪ ĐẸP ZAI LÀ J

    23/12/2022 | 0 Trả lời

  • Việc trải nghiệm và ghi chép lại những kiến thức sẽ trở thành tư liệu quý giá của riêng mỗi người

    “Trong hang Én, hàng vạn con chim én vẫn hồn nhiên cư ngụ và chưa phải biết sợ con người. Bốn vách hang, trần hang – nơi nào cũng dày đặc chim én. Cộng đồng én thoải mái sống “cuộc đời” của chúng, không mảy may để ý đến sự hiện diện của nhóm du khách. Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá,... Nhiều bạn én thiếu niên ngủ nướng, say giấc ngay trên những mỏm đá thấp dọc lối đi. Nếu đặt lên vai, bạn sẽ rúc vào tóc hoặc đậu trên đầu mình để... ngủ tiếp!”

    27/12/2022 | 0 Trả lời

  • Viết đoạn văn về người mẹ

    viết đoạn văn về mẹ (5-7) dùng ẩn dụ

    31/01/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu một số chi tiết tiêu biểu của văn bản Chiếc lá cuối cùng

    một số chi tiết tiêu biểu của văn bản chiếc lá cuối cùng là gì?

    01/02/2023 | 0 Trả lời

  • Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em

    Giải giúp mình với ạ ! Viết bài văn thuyết minh buổi khai giảng trường em ( không chép mạng ạ )

    03/02/2023 | 0 Trả lời

  • Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì?

    Để ghi nhớ công lao của Sơn Tinh, nhân dân ta đã làm gì

    07/02/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu tác dụng của ngôi kể thứ ba của bài thơ Đêm nay bác không ngủ

    tác dung ngôi kể

    16/02/2023 | 0 Trả lời

  • Tìm từ đồng âm trong câu sau: "Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông / Cánh tay áo này rộng quá"

    Câu 1: - Làm muôn cánh chim bay rợp biển đông

    Cánh tay áo này rộng quá

    Từ cánh trong 2 câu thơ trên là từ đồng âm hay từ đa nghĩa

    Câu 2: Việt nam ơi hãy nắm chặt tay

    Từ tay là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển

    22/02/2023 | 1 Trả lời

  • Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?

    Thứ tự sắp xếp các yếu tố đó trong bài “Xem người ta kìa!” và “Hai loại khác biệt” như thế nào?

    14/03/2023 | 0 Trả lời

  • Trình bày ý kiên của em về vấn đề bạo lực học đường

    Trình bày về vấn đề bạo lực học đường

    15/03/2023 | 0 Trả lời

  • Nêu cảm nghĩ của em về bài thơ Lượm

    viết lại cảm nghĩ về bài Lượm

    15/03/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích

    Hãy viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích

    Dàn ý

    - Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

    - Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

    + Xuất thân của các nhân vật.

    + Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

    + Diễn biến chính:

    - Sự việc 1. - Sự việc 2. - Sự việc 3.

    - Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

    19/03/2023 | 0 Trả lời

  • Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào?

    Vì sao Ni - cô - la nhờ bố la rất khó?

    Việc Ni - cô -la tự làm bài có ý nghĩa như thế nào ?

    22/03/2023 | 0 Trả lời

  • Từ nào sau đây không phải là từ mượn ?

    A. phản đối B. thất bại C. di chuyển D. khó khăn

    01/04/2023 | 5 Trả lời

  • Nghị luận về hiện tượng: Chỉ có học mới thành tài

    Nghị luận về hiện tượng " Chỉ có học mới thành tài"

    12/04/2023 | 0 Trả lời

  • Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình

    Trình bày ý kiến của em về vấn đề sau: Mỗi người cần làm gì để vun đắp tổ ấm gia đình

    13/04/2023 | 0 Trả lời

  • Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng

    Kể lại một lần làm ba mẹ buồn lòng

    13/04/2023 | 0 Trả lời

  • Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em

    Viết bài văn tả lại các hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường em

    18/04/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy viết biên bản Tổng kết Chi đội cuối học kỳ 2

    17/05/2023 | 0 Trả lời

  • Theo em, những người không biết trân trọng khoảnh khắc là người như thế nào?

    25/07/2023 | 0 Trả lời

  • Viết đoạn văn miêu tả giờ học mà em yêu thích và chỉ ra 2 từ láy, 2 từ ghép trong đoạn văn ấy

    14/08/2023 | 0 Trả lời

  • Hãy nêu khái niệm của từ đơn và từ phức

    15/10/2023 | 2 Trả lời

ADSENSE ADMICRO UREKA AANETWORK

XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6

Toán 6

Toán 6 Chân Trời Sáng Tạo

Toán 6 Kết Nối Tri Thức

Toán 6 Cánh Diều

Giải bài tập Toán 6 CTST

Giải bài tập Toán 6 KNTT

Giải bài tập Toán 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Toán 6

Đề thi HK2 môn Toán 6

Ngữ văn 6

Ngữ Văn 6 CTST

Ngữ Văn 6 KNTT

Ngữ Văn 6 Cánh Diều

Soạn Văn 6 CTST

Soạn Văn 6 KNTT

Soạn Văn 6 Cánh Diều

Văn mẫu 6

Đề thi HK2 môn Ngữ Văn 6

Tiếng Anh 6

Giải Tiếng Anh 6 CTST

Giải Tiếng Anh 6 KNTT

Giải Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 CTST

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 KNTT

Trắc nghiệm Tiếng Anh 6 Cánh Diều

Giải Sách bài tập Tiếng Anh 6

Đề thi HK2 môn Tiếng Anh 6

Khoa học tự nhiên 6

Khoa học tự nhiên 6 CTST

Khoa học tự nhiên 6 KNTT

Khoa học tự nhiên 6 Cánh Diều

Giải bài tập KHTN 6 CTST

Giải bài tập KHTN 6 KNTT

Giải bài tập KHTN 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6

Đề thi HK2 môn KHTN 6

Tin học 6

Tin học 6 CTST

Tin học 6 KNTT

Tin học 6 Cánh Diều

Giải bài tập Tin học 6 CTST

Giải bài tập Tin học 6 KNTT

Giải bài tập Tin học 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Tin học 6

Đề thi HK2 môn Tin học 6

Lịch sử và Địa lý 6

Lịch sử & Địa lí 6 CTST

Lịch sử & Địa lí 6 KNTT

Lịch sử & Địa lí 6 Cánh Diều

Giải bài tập LS và ĐL 6 CTST

Giải bài tập LS và ĐL 6 KNTT

Giải bài tập LS và ĐL 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6

Đề thi HK2 môn LS và ĐL 6

Công nghệ 6

Công Nghệ 6 CTST

Công Nghệ 6 KNTT

Công Nghệ 6 Cánh Diều

Giải bài tập Công Nghệ 6 CTST

Giải bài tập Công Nghệ 6 KNTT

Giải bài tập Công Nghệ 6 Cánh Diều

Trắc nghiệm Công nghệ 6

Đề thi HK2 môn Công nghệ 6

Cộng đồng

Hỏi đáp lớp 6

Tư liệu lớp 6

Đề thi

Đề thi giữa HK1 lớp 6

Đề thi giữa HK2 lớp 6

Đề thi HK1 lớp 6

Đề thi HK2 lớp 6

Xem nhiều nhất tuần

Video Toán nâng cao lớp 6

Đề cương HK2 lớp 6

Văn mẫu về Sơn Tinh, Thủy Tinh

Văn mẫu về bài thơ Lượm

Văn mẫu về Đêm nay Bác không ngủ

Toán 6 Kết nối tri thức Bài 32: Điểm và đường thẳng

Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Bài 10: Hy Lạp và La Mã cổ đại

Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức Bài 16: Hỗn hợp các chất

YOMEDIA YOMEDIA ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Bỏ qua Đăng nhập ×

Thông báo

Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.

Đồng ý AANETWORK OFF

Từ khóa » Bài Thơ Tả Về Lượm Qua Những Sự Việc Nào