Soạn Bài Những Con Sếu Bằng Giấy Trang 36 Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
Có thể bạn quan tâm
- 105
Soạn bài Tập đọc Những con sếu bằng giấy giúp các em học sinh lớp 5 hiểu rõ ý nghĩa bài tập đọc, cũng như bố cục, nội dung chính để nhanh chóng trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 36, 37.
Đồng thời, cũng hướng dẫn chi tiết cách đọc, giúp các em đọc trôi chảy, lưu loát, đúng các từ ngữ trong bài. Tập đọc Những con sếu bằng giấy - Tuần 4 còn hỗ trợ thầy cô trong quá trình soạn giáo án cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Tập đọc lớp 5: Những con sếu bằng giấy trang 36
- Tập đọc Những con sếu bằng giấy
- Bài đọc
- Từ khó
- Hướng dẫn đọc
- Bố cục
- Nội dung chính
- Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 37
- Câu 1
- Câu 2
- Câu 3
- Câu 4
- Ý nghĩa bài Những con sếu bằng giấy
Tập đọc Những con sếu bằng giấy
Bài đọc
Những con sếu bằng giấy
Ngày 16-7-1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản.
Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100 000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.
Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em liền lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giấy đến cho Xa-xa-cô. Nhưng Xa-xa-cô chết khi em mới gấp được 644 con.
Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Từ khó
- Bom nguyên tử: bom có sức sát thương và công phá mạnh gấp nhiều lần bom thường.
- Phóng xạ nguyên tử: chất sinh ra khi bom nguyên tử nổ, rất có hại cho sức khoẻ
- Truyền thuyết: loại truyện dân gian về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử nhưng mang nhiều yếu tố thần kì.
Hướng dẫn đọc
Chú ý đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài: con sếu, bom nguyên tử, quyết định, Hi-rô-si-ma, Na-ga-xa-ki, nhiễm, Xa-xa-cô Xa-xa-ki, may mắn, thoát, truyền thuyết, quyên góp.
Đọc diễn cảm bài văn với giọng điệu trầm buồn, nhấn mạnh những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hòa bình của cô bé Xa –xa-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.
Bố cục
Bố cục bài Những con sếu bằng giấy gồm 4 đoạn:
- Đoạn 1: Từ đầu đến “… xuống Nhật Bản”: Mỹ ném bon nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Đoạn 2: Tiếp đến “… phóng xạ nguyên tử”: Hậu quả do bom nguyên tử gây ra.
- Đoạn 3: Tiếp đến “… gấp được 644 con”: Khát vọng sống của cô bé Xa-xa-cô.
- Đoạn 4: Còn lại: Ước vọng hòa bình của thiếu nhi toàn thế giới.
Nội dung chính
Từ câu chuyện về cô bé Xa-xa-cô đáng thương đã cho ta thấy được:
- Sự tàn bạo, tang thương của chiến tranh.
- Nói lên khát vọng sống, khát vọng hòa bình của trẻ em toàn thế giới.
Hướng dẫn giải phần Tập đọc SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 37
Câu 1
Xa-xa-cô bị ô nhiễm phóng xạ nguyên tử khi nào?
Trả lời:
Xa-xa-cô bị ô nhiễm phóng xạ khi chính phủ Mĩ cho ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki.
Câu 2
Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng những cách nào?
Trả lời:
Cô bé tin vào một truyền thuyết nói rằng, nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì em sẽ khỏi bệnh.
Câu 3
Các bạn nhỏ đã làm gì:
a. Để tỏ tình đoàn kết với Xa-xa-cô?
b. Để bày tỏ nguyện vọng hòa bình?
Trả lời:
a. Các bạn nhỏ trên toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi đến cho Xa-xa-cô hàng ngàn con sếu.
b. Khi Xa-xa-cô mất, các bạn nhỏ đã quyên góp tiền xây tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài là hình ảnh một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới chân tượng đài khắc dòng chữ: "Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hòa bình".
Câu 4
Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-xa-cô?
Trả lời:
Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói: Mình rất xúc động và khâm phục tinh thần, nghị lực và niềm tin yêu cuộc sống của bạn. Cũng rất thương bạn. Cái chết của các bạn làm mình nghĩ càng phải thêm yêu hòa bình và tận lực bảo vệ nó.
Ý nghĩa bài Những con sếu bằng giấy
Mĩ ném bom trừng phạt hai thành phố của Nhật. Cô bé Xa-xa-cô bị nhiễm phóng xạ. Em khao khát sống nên đã tin rằng gấp 1000 con hạc giấy sẽ khỏi bệnh. Em chết đi nhưng học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã góp tiền xây tượng đài tưởng niệm những nạn nhân chết do bom nguyên tử, với ước nguyện về thế giới hòa bình.
Chia sẻ bởi: Thảo NhiDownload
Liên kết tải vềLink Download chính thức:
Soạn bài Những con sếu bằng giấy trang 36 DownloadCác phiên bản khác và liên quan:
- Soạn bài Những con sếu bằng giấy Download
Tài liệu tham khảo khác
Đọc: Trước cổng trời - Tiếng Việt 5 Kết nối tri thức
Đọc: Muôn sắc hoa tươi - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Đọc: Chuyện một người thầy - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Chia sẻ và đọc: Thư gửi các học sinh - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Đọc: Quà tặng mùa hè - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Đọc: Chiều dưới chân núi - Tiếng Việt 5 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Nghìn năm văn hiến trang 15
Soạn bài Kì diệu rừng xanh trang 75
Soạn bài Sắc màu em yêu trang 19
Chủ đề liên quan
- Tiếng Việt lớp 5 Kết nối tri thức
- Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Tiếng Việt lớp 5 Cánh Diều
- Toán lớp 5
- Toán lớp 5 Kết nối tri thức
- Toán lớp 5 Chân trời sáng tạo
- Toán lớp 5 Cánh Diều
- Tập làm văn Lớp 5
- Lịch sử và Địa lí 5
- Khoa học lớp 5
Có thể bạn quan tâm
-
Văn mẫu lớp 6: Cảm nghĩ về tác phẩm Cây tre Việt Nam của Thép Mới
10.000+ -
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh Tiểu học
50.000+ -
Tập làm văn lớp 2: Tả em bé mà em yêu quý (36 mẫu)
100.000+ 1 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 8 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
100.000+ 2 -
KHTN Lớp 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí
10.000+ 1 -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Đề thi giữa học kì 1 môn Công nghệ 9 năm 2024 - 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
1.000+ -
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2023 - 2024 (Sách mới)
50.000+ -
Văn mẫu lớp 11: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay
100.000+
Mới nhất trong tuần
Chia sẻ và đọc: 32 phút giành sự sống - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Tự đánh giá: Ai có lỗi
Góc sáng tạo: Diễn kịch Có lí có tình
Luyện từ và câu: Kết từ - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Đọc: Tấm bìa các tông - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Nói và nghe: Trao đổi Em đọc sách báo - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Thực hành viết) - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Đọc: Chuyện nhỏ trong lớp học - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Viết: Luyện tập viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng xã hội (Viết thân đoạn) - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (Tiếp theo) - Tiếng Việt 5 Cánh diều
Thế giới tuổi thơ
- Tuần 1
- Bài 1
- Đọc: Thanh âm của gió
- Luyện từ và câu: Luyện tập về danh từ, động từ, tính từ
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo
- Bài 2
- Đọc: Cánh đồng hoa
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn kể chuyện sáng tạo (tiếp theo)
- Đọc mở rộng
- Bài 1
- Tuần 2
- Bài 3
- Đọc: Tuổi ngựa
- Luyện từ và câu: Đại từ
- Viết: Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện sáng tạo
- Bài 4
- Đọc: Bến sông tuổi thơ
- Viết: Viết bài văn kể chuyện sáng tạo
- Nói và nghe: Những câu chuyện thú vị
- Bài 3
- Tuần 3
- Bài 5
- Đọc: Tiếng hạt nảy mầm
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn kể chuyện sáng tạo
- Bài 6
- Đọc: Ngôi sao sân cỏ
- Viết: Tìm hiểu cách viết báo cáo công việc
- Đọc mở rộng
- Bài 5
- Tuần 4
- Bài 7
- Đọc: Bộ sưu tập độc đáo
- Luyện từ và câu: Luyện tập về đại từ (tiếp theo)
- Viết: Viết báo cáo công việc
- Bài 8
- Đọc: Hành tinh kì lạ
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa báo cáo công việc
- Nói và nghe: Những điểm vui chơi lí thú
- Bài 7
- Tuần 1
Thiên nhiên kì thú
- Tuần 5
- Bài 9
- Đọc: Trước cổng trời
- Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnhi thức
- Bài 10
- Đọc: Kì diệu rừng xanh
- Viết: Tìm hiểu cách viết bài văn tả phong cảnh (tiếp theo)
- Đọc mở rộng
- Bài 9
- Tuần 6
- Bài 11
- Đọc: Hang Sơn Đoòng - những điều kì thú
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa
- Viết: Viết mở bài và kết bài cho bài văn tả phong cảnh
- Bài 12
- Đọc: Những hòn đảo trên vịnh Hạ Long
- Viết: Quan sát phong cảnh
- Nói và nghe: Bảo tồn động vật hoang dã
- Bài 11
- Tuần 7
- Bài 13
- Đọc: Mầm non
- Luyện từ và câu: Từ đa nghĩa
- Viết: Lập dàn ý cho bài văn tả phong cảnh
- Bài 14
- Đọc: Những ngọn núi nóng rẫy
- Viết: Viết đoạn văn tả phong cảnh
- Đọc mở rộng
- Bài 13
- Tuần 8
- Bài 15
- Đọc: Bài ca về mặt trời
- Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đa nghĩa
- Viết: Viết bài văn tả phong cảnh
- Bài 16
- Đọc: Xin chào, Xa-ha-ra
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa bài văn tả phong cảnh
- Nói và nghe: Cảnh đẹp thiên nhiên
- Bài 15
- Tuần 9: Ôn tập và đánh giá giữa học kì I
- Tiết 1, 2
- Tiết 3, 4
- Tiết 5
- Tiết 6, 7
- Tuần 5
Trên con đường học tập
- Tuần 10
- Bài 17
- Đọc: Thư gửi các học sinh
- Luyện từ và câu: Sử dụng từ điển
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Bài 18
- Đọc: Tấm gương tự học
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Đọc mở rộng
- Bài 17
- Tuần 11
- Bài 19
- Đọc: Trải nghiệm để sáng tạo
- Luyện từ và câu: Luyện tập sử dụng từ điển
- Viết: Viết đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Bài 20
- Đọc: Khổ luyện thành tài
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn giới thiệu nhân vật trong một cuốn sách
- Nói và nghe: Cuốn sách tôi yêu
- Bài 19
- Tuần 12
- Bài 21
- Đọc: Thế giới trong trang sách
- Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang
- Viết: Tìm hiểu cách viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Bài 22
- Đọc: Từ những câu chuyện ấu thơ
- Viết: Tìm ý cho đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Đọc mở rộng
- Bài 21
- Tuần 13
- Bài 23
- Đọc: Giới thiệu sách Dế Mèn phiêu lưu kí
- Luyện từ và câu: Luyện tập về dấu gạch ngang
- Viết: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Bài 24
- Đọc: Tinh thần học tập của nhà Phi-lít
- Viết: Đánh giá, chỉnh sửa đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một câu chuyện
- Nói và nghe: Lợi ích của tự học
- Bài 23
- Tuần 14
- Bài 25
- Đọc: Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên Sông Đà
- Bài 26
- Bài 25
- Tuần 10
Tài khoản
Gói thành viên
Giới thiệu
Điều khoản
Bảo mật
Liên hệ
DMCA
Giấy phép số 569/GP-BTTTT. Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/08/2021. Cơ quan chủ quản: CÔNG TY CỔ PHẦN MẠNG TRỰC TUYẾN META. Địa chỉ: 56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024 2242 6188. Email: [email protected]. Bản quyền © 2024 download.vn.Từ khóa » Giáo án Bài Những Con Sếu Bằng Giấy
-
Giáo án Tiếng Việt 5 Tuần 4: Những Con Sếu Bằng Giấy
-
Giáo án Môn: Tập đọc - Bài: Những Con Sếu Bằng Giấy - Lớp 5
-
Tập đọc Lớp 5 Những Con Sếu Bằng Giấy - Tài Liệu Text - 123doc
-
Soạn Bài: Tập đọc Những Con Sếu Bằng Giấy - SoanBai123
-
Giáo án Môn Tập đọc Lớp 5 - Tiết 7: Những Con Sếu Bằng Giấy
-
Tuần 4. Những Con Sếu Bằng Giấy - Tập đọc 5 - Phạm Thị Huế
-
Tập đọc : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY.pdf (giáo án Tiếng Việt Lớp 5)
-
Những Con Sếu Bằng Giấy.ppt (Bài Giảng Tiếng Việt 5 Tuần 4)
-
Giáo án Lớp 5 Tuần 4 Môn Tập đọc: Những Con Sếu Bằng Giấy
-
Giải Bài Tập đọc: Những Con Sếu Bằng Giấy
-
Soạn Bài Tập đọc Lớp 5: Những Con Sếu Bằng Giấy
-
Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Tập đọc : NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY