Soạn Bài Tam đại Con Gà (truyện Cười)

Câu 1. Tìm hiểu mâu thuẫn trái tự nhiên ở nhân vật “thầy” (anh học trò dốt làm thầy dạy trẻ) qua việc phân tích ba khía cạnh sau:

- “Thầy’’ liên tiếp bị đặt vào tình huống nào ?

- “Thầy’’ đã giải quyết tình huống đó ra sao ?

- Trong quá trình giải quyết các tình huống, “thầy’’ đã tự bộc lộ cái dốt của mình như thế nào ?

+ Tình huống 1: Gặp chữ “ kê” khi học trò hỏi gấp thầy không biết chữ đấy là chữ gì liền đoán bừa một phen “ dủ dỉ là con dù dì”. Sau đó còn dặn học trò khẽ khẽ kẻo người khác nghe thấy biết cái sai của mình. Không chỉ vậy thầy đồ lại còn bầy trò cúng thổ công xem đúng hay sai, xem cho chắc chắn, rồi lại cho mình là đúng còn bắt học trò đọc to .

=>Qua đó không chỉ nói lên cái dốt nát của một thầy đồ “lởm” mà còn nói lên việc thầy đồ đã dốt lại còn mê tín.Nhân dân còn chê cười cái dốt của thổ công. =>Cách xử lí ở đây là nhờ đến thổ địa, nhưng là dốt nên mê tín để giúp che giấu sự dốt của mình.

+ Tình huống 2: Khi bố của học trò hỏi thì vẫn cái việc che giấu dốt của mình, thầy đồ vẫn biện đủ lí do, lí sự chống chế, giải thích theo cái lí sự cùn của mình. Thầy còn nghĩ “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa.

=>Cách xử lý của thầy đồ luôn giải thích vòng vo, thiếu logic, tự lật tẩy bản chất dốt của chính mình.

Câu 2. Hãy chỉ ra ý nghĩa phê phán của truyện (Có phải chỉ phê phán một đối tượng cụ thể là anh học trò dốt không ?)

- Truyện phê phán thói dấu dốt – một tật xấu có thật trong xã hội. Ý nghĩa phê phán đó toát lên từ hành động tức cười của một anh thầy đồ đã dốt mà lại còn giấu dốt, đã thế lại đi dạy trẻ, khiến thói xấu này có khả năng gây hậu quả khôn lường.

-Qua đây, câu chuyện ngầm khuyên răn mọi người – nhất là những người đi học, chớ nên giấu dốt, phải luôn học hỏi nếu không biết.

LUYỆN TẬP

Phân tích hành động và lời nói của nhân vật “thầy” để làm sáng tỏ thủ pháp gây cười trong truyện.

- Hành động:

+  Bảo học trò đọc khẽ.

+ Khấn xin âm dương thổ công.

+ Bệ vệ ngồi trên giường bảo trẻ đọc thật to.

=>Hai hành động đầu tiên là biểu hiện cho sự thận trọng muốn che giấu cái dốt của mình. Hành động thứ ba, ngược lại là biểu hiện của sự đắc chí, sự yên tâm tuyệt đối vào mình và vào thổ công. Và chính vì vậy hành động thứ ba là hành động có khả năng bộc lộ rõ nhất bản chất nhân vật và khiến tiếng cười bật ra một cách thoải mái nhất.

- Lời nói:

+Dủ dỉ là con dù dì.

+Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà.

+Dủ dỉ là chị con công, con công là ông con gà…

=>Các lời nói càng về sau càng chứa đựng nhiều sự phi lý, ngô nghê, vô nghĩa, thế nhưng nhân vật đem ra làm vũ khí để ngụy biện, chống chế, che giấu cái dốt của mình. Vì thế sự dốt nát lộ càng rõ, càng đầy đủ.

=>Như vậy hành động và lời nói của nhân vật càng về sau càng đáng cười. Thủ pháp tăng tiến trong miêu tả hành động và lời nói của nhân vật là thủ pháp gây cười trong truyện.

Giaiaitap.me

Từ khóa » Soạn Bài Tam đại Con Gà Nâng Cao