Soạn Bài Tam đại Con Gà Và Nhưng Nó Phải Bằng Hai Mày SBT Ngữ ...

1. Truyện Tam đại con gà cười điều gì ở anh học trò ?

A - Sự dốt nát

B - Đã dốt lại hay nói chữ

C - Sự luống cuống khi chủ nhà hỏi

D - Sự giấu dốt

Giải thích vì sao anh (chị) chọn phương án đó.

Trả lời:

D là phương án đúng.

Ta biết được điều đó qua bản chất của anh học trò đã được giới thiệu ở đầu truyện : “dốt hay nói chữ”. Vì vậy, anh ta phải lên mặt là người văn hay chữ tốt, từ đó mà phải luôn tìm cách giấu dốt nên mới dẫn đến tấn bi hài kịch đó.

2. Trong truyện Nhưng nó phải bằng hai mày, chi tiết nào làm cho anh (chị) thích thú và bật cười ? Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gì để tạo nên chi tiết hài hước độc đáo ấy ?

Trả lời:

Chi tiết làm ta bật cười một cách thích thú là câu nói cuối cùng của thầy líĐể tạo nên chi tiết hài hước độc đáo ấy, tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật :

- Xây dựng tình huống gây cười đặc sắc (Cải đã đút lót tiền mà vẫn bị đánh ; thầy lí đã ăn tiền đút lót mà vẫn đánh người).

- Đẩy lên cao trào cho tiếng cười “oà” ra (thầy lí “xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt” và nói "nhưng nó lại phải bằng... hai mày”). Ở đây có ngôn ngữ nói và có cả động tác của thầy lí. Một chi tiết thật tinh tế mà thâm thuý, sâu cay khi “cười” vào mặt vị đại diện cho công lí của chính quyền phong kiến ở nông thôn trước đây.

3. Bài tập, trang 80, SGK.

Trả lời:

- Đặc trưng cơ bản của truyện cười :

+ Về nội dung : truyện có mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười.

+ Về nghệ thuật : ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh, kết thúc bất ngờ để bật ra tiếng cười.

- Chứng minh qua : Truyện Nhưng nó phải bằng hai mày:

+ Nội dung là mâu thuẫn trái tự nhiên :

  • Đã đút lót tiền mà vẫn bị đánh.
  • Đã ăn tiền hối lộ mà vẫn đánh người.

+ Về nghệ thuật: Truyện rất ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, mâu thuẫn phát triển nhanh (Cải đút tiền nhưng vẫn bị đánh - xoè năm ngón tay để thầy lí biết mình đã đút tiền nhưng thầy lí lại xoè năm ngón tay trái úp lên trên năm ngón tay mặt), kết thúc bất ngờ (câu nói của thầy lí).

Với cách phân tích này, anh (chị) có thể phân tích thêm truyện Tam đại con gà để chứng minh cho hai đặc trưng cơ bản của truyện cười.

4. Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi.                                                

 MẤT RỒI

Một người có việc đi xa, dặn con :

- Ở nhà có ai hỏi thì bảo bố cháu đi vắng nhé !

Sợ con mải chơi quên mất, ông ta viết mấy câu vào giấy, đưa cho con, bảo :

- Có ai hỏi thì cứ đưa cái giấy này.

Đứa con cầm giấy bỏ vào túi áo. Cả ngày chẳng thấy ai hỏi. Tối đến, nó thắp đèn, lấy giấy ra xem, chẳng may để giấy cháy mất.

Hôm sau có người khách lại chơi, hỏi:

- Bố cháu có nhà không ?

Thằng bé ngẩn ngơ hồi lâu, sực nhớ ra, sờ vào túi không thấy giấy, liền nói:

- Mất rồi.

Ông khách sửng sốt :

- Mất bao giờ ?

- Thưa... tối hôm qua.

- Sao mà mất nhanh thế ?

- Cháy ạ.

(Truyện cười dân gian Việt Nam,

NXB Văn học, Hà Nội, 1964).

Câu hỏi :

a)Truyện cười trên thuộc loại truyện khôi hài hay trào phúng ? Vì sao anh (chị) có thể xác định như vậy ?

b) Những đặc trưng cơ bản của truyện cười đã được thể hiện trong truyện này như thế nào ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ.

Trả lời:

a) Truyện cười này thuộc loại truyện khôi hài, nhằm mục đích mua vui, giải trí trong cuộc sống. 

b) Những đặc trưng cơ bản của truyện cười được thể hiện trong truyện :

- Mâu thuẫn trái tự nhiên để gây cười : chuyện mất giấy mà thành chuyện người chết - một chuyện cỏn con, vô thưởng vô phạt mà thành chuyện động trời.

- Kịch tính phát triển nhanh do có sự hiểu nhầm diễn ra ở cả hai phía (ông khách và em bé) vì ai cũng đang nghĩ đến điều mà mình quan tâm.

- Truyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ để bật ra tiếng cười.

 Sachbaitap.com

Từ khóa » Soạn Bài Tam đại Con Gà Nâng Cao