Soạn Bài Thao Tác Lập Luận Bình Luận Ngắn Gọn, Chi Tiết- Ngữ Văn 11

Soạn bài Thao tác lập luận bình luận- ngắn gọn, chi tiết

Việc hiểu các thao tác lập luận bình luận sẽ giúp bạn đọc có thể vận dụng nó vào trong các bài văn nghị luận. Bên cạnh đó còn nắm được một số nguyên tắc cơ bản của thao tác trong ập luận bình luận. Hãy cùng tham khảo bài soạn dưới đây để nắm rõ kiến thức và vận dụng vào bài làm thật tốt nhé.

 Soạn bài thao tác lập luận bình luận- CungHocVui

Soạn bài thao tác lập luận bình luận

Nội dung bài học

Khái niệm

Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận, đưa ra ý kiến đánh giá hay bàn bạc về một tình hình, vấn đề nào đó.

Mục đích

Thuyết phục cả người nghe lẫn người đọc đồng ý về hiện tượng hay vấn đề đó.

Yêu cầu

Cần trình bày rõ ràng rành mạch các ý kiến đưa ra để bàn luận. Các quan điểm đưa ra phải chặt chẽ và thuyết phục được mọi người. Cần có kỹ năng về bình luận, đó là các dẫn chứng và lí lẽ được đưa ra.

Cách trình bày

  • Giới thiệu vấn đề, các hiện tượng đưa ra để bàn luận.

  • Xem xét, đánh giá các vấn đề cần bàn luận.

  • Bàn bạc các vấn đề đưa ra bàn luận.

Xem thêm:

Hướng dẫn soạn phong cách ngôn ngữ chính luận chi tiết

Bài soạn phong cách ngôn ngữ báo chí

Hướng dẫn soạn thao tác lập luận bình luận

Các thao tác lập luận bình luận- CungHocVui

Thao tác lập luận bàn luận đánh giá bàn bạn về một vấn đề

Mục đích, yêu cầu của lập luận bình luận

Câu 1: Trên các phương tiện truyền thông, chúng ta rất hay gặp từ bình luận (bình luận tình hình thời sự, bình luận quân sự, bình luận thể thao…). Theo anh (chị), từ bình luận trong những trường hợp ấy mang ý nghĩa gì?

Trả lời:

Từ bình luận trong các trường hợp này là sự xem xét, đánh giá các mặt đúng, sai của các hiện tượng xuất phát từ đời sống chẳng hạn như trong văn học, con người, sự việc nào đó…

Câu 2: Hãy tìm hiểu một lần nữa trong đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập một)

Trả lời:

  1. Trong đoạn trích đó, tác giả có đưa ra nhận định đúng - sai, hay - dở. Bên cạnh đó, Nguyễn Trường Tộ cũng có bàn bạc mở rộng vấn đề. Việc đưa ra các lời nhận định, đánh giá, bàn bạc để thấy được vai trò của pháp luật cũng như giáo dục luật pháp.

  2. Nguyễn Trường Tộ có lý do để viết Xin lập khoa luật. Vì luật pháp lúc nào cũng dựa vào sự công tâm phân minh, để trị nước hiệu quả phải dựa vào luật pháp chứ không phải những lời nói suông.

  3. Xin lập khoa luật là một đoạn trích có tính bình luận vì đó thể hiện được tính chất của vấn đề, các lập luận đưa ra để người đọc có thể tán thành với các ý kiến nhận xét của tác giả.

Xem thêm:

Bài soạn: Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận

Câu 3: Muốn làm cho ý kiến có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận. Tại sao?

Soạn chi tiết các thao tác lập luận bình luận- CungHocVui

Vận dụng kiến thức thao tác lập luận bàn luận vào bài làm

Trả lời:

Để người đọc (người nghe) thuyết phục với ý kiến đưa ra thì chắc chắn phải nắm vững kĩ năng bình luận.

Câu 4: Tại sao có thể nói rằng con người hôm nay cần biết bình luận, dám bình luận và do đó, phải nắm vững kĩ năng bình luận?

Trả lời:

Con người cần phải biết và dám bình luận vấn đề đó vừa thể hiện quan điểm cá nhân cũng như đóng góp ý kiến vào cho xã hội. Thành thạo kĩ năng bình luận sẽ đem tới thành công trong các cuộc bình luận.

Cách bình luận

Có nhiều cách bình luận. Sau đây là một trong những cách thường gặp nhất. Theo cách này, tiến trình bình luận bao gồm ba bước. Anh (chị) hãy lần lượt xem xét từng bước và trả lời các câu hỏi đặt ra cho mỗi bước.

Trả lời:

Bước thứ nhất: Nêu lên hiện tượng (vấn đề) cần bình luận

  • Khi các vấn đề đưa ra bình luận, bên cạnh việc trình bày các vấn đề thì cần thấy được thái độ và sự đánh giá của người bình luận. Nếu không trình bày rõ ràng rành mạch thì người nghe sẽ cảm thấy khó hiểu.

  • Khi trình bày một hiện tượng (vấn đề) nào đó cần phải trung thực và rõ ràng rành mạch.

Bước thứ hai: Đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận

  • Ba hướng trên đều cần phải xuất phát từ cơ sở chân lí. Sau đó người bình luận sẽ phải thuyết phục người nghe về các ý kiến lập luận của mình.

Bước thứ ba: Bàn về hiện tượng (vấn đề cần bình luận)

Không chỉ nhận xét, đánh giá, người bình luận còn cần bàn bạc về thái độ hành động, cách giải quyết cần có trước hiện tượng vừa được nhận xét, đánh giá. Bàn về những điều có thể rút ra khi liên hệ với thời đại, hoàn cảnh sống, lứa tuổi của mình và của những người đang nghe mình bình luận. Bàn về những ý nghĩa xa rộng hơn, sâu sắc hơn mà hiện tượng (vấn đề) được bình luận có thể gợi ra.

Xem thêm:

Soạn các thao tác lập luận bình luận- Mục đích, các thao tác, trả lời câu hỏi chi tiết

Trên đây là toàn bộ kiến thức trong phần soạn thao tác lập luận bình luận. Hy vọng bạn đọc sẽ nắm vững kiến thức của thao tác lập luận này để áp dụng vào các bài văn nghị luận của mình một cách hiệu quả.

Tags thao tác lập luận bình luận soạn thao tác lập luận bình luận soạn bài thao tác lập luận bình luận

Từ khóa » Tác Lập Luận Bình Luận