Soạn Bài Thúy Kiều Báo ân Báo Oán | Soạn Văn 9 - Top Lời Giải
Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là bài học về tấm lòng nhân nghĩa của nhân vật cũng như ước mơ về công lý được đại thi hào Nguyễn Du gửi gắm qua nội dung tác phẩm. Cùng TOPLOIGIAI Soạn bài Thúy Kiều trong SGK Ngữ văn 9 để hiểu rõ hơn đoạn trích các bạn nhé
Mục lục nội dung Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán (chi tiết)Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (hay nhất)Tổng kết bài Thúy Kiều báo ân báo oánSoạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán (chi tiết)
Câu 1. 12 câu đầu báo ân
* Qua những lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy được lòng biết ơn trân trọng của Kiều đối với cố nhân:
+ Kiều xem ơn cứu khỏi chốn lầu xanh của Thúc Sinh là “nghĩa nặng nghìn non” => chứng tỏ nàng rất coi trọng cái ơn này. Với nàng, ơn cứu mạng này có sức nặng như hàng trăm trái núi chẳng thể chuyển dời.
+ Xưng hô rất trân trọng: Kiều gọi Thúc Sinh là "cố nhân" => chứng tỏ Kiều chưa bao giờ quên được Thúc Sinh, hình ảnh chàng Thúc vẫn như một vị cố tri rất có ý nghĩa trong lòng nàng. Kiều sử dụng câu hỏi tu từ nhằm gợi nhắc lại kỉ niệm xưa với chàng Thúc rất tinh tế, nhẹ nhàng “Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?”
+ Thúy Kiều đền ơn Thúc sinh "Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân" => rất coi trọng Thúc Sinh và ơn nghĩa năm xưa của chàng.
* Khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều vẫn nhắc về Hoạn Thư
Điều này cho thấy nỗi đau đớn tủi nhục mà Kiều phải gánh chịu trong những năm tháng dưới trướng Hoạn Thư như vết thương lòng chẳng bao giờ có thể xóa nhòa. Mỗi lần gặp lại Thúc Sinh cũng là những lần kí ức buồn năm xưa ùa về. Kiều rất mong được gặp lại Hoạn Thư để làm rõ mọi chuyện cho hả cơn giận xưa.
* Sự khác biệt trong ngôn ngữ khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư:
- Nói với Thúc Sinh:
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt: nghĩa, tòng, cố nhân và cả điển cố “sâm thương”
+ Biện pháp ước lệ, câu hỏi tu từ
=> Sự trân trọng, biết ơn với vị cố nhân có ơn với mình.
- Nói về Hoạn Thư:
+ Từ ngữ bình dân: quỷ quái tinh ma
+ Thành ngữ dân gian (kẻ cắp gặp bà già, kiến bò chén miệng…)
=> Ngôn ngữ thể hiện sự coi thường, uất hận và dự báo một màn báo oán dữ dội sắp diễn ra.
Câu 2. Đoạn còn lại là báo oán
- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư bằng
- Giọng điệu mỉa mai “Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây” => Kiều vẫn gọi Hoạn Thư là tiểu thư, tuy bắt về nhưng lại hỏi lý do tại sao đến đây chứng tỏ nàng muốn khẳng định với Hoạn Thư rằng bây giờ thời thế đã đổi thay. Có là vị trí cao quý bao nhiêu thì cũng có ngày phải lên công đường để mà ngày xưa nàng ta khinh ghét, đọa đày có quyền được xét xử nàng ta.
- Sử dụng lối nói tương phản “ đời xưa – đời này” kết hợp với tăng tiến “càng cay nghiệt- càng oan trái”, “lắm- nhiều” => Vừa là để đe doạn Hoạn Thư vừa là tỏ rõ thái độ quyết tâm trừng phạt và bắt nàng ta phải trả giá cho những gì đã gây ra với cuộc đời Kiều.
- Thái độ của Kiều
- Hả hê trước nỗi sợ của Hoạn Thư
- Quyết tâm nhất định phải báo oan cho bằng được.
Câu 3. Thái độ và lời kêu oan của Hoạn Thư
* Hoạn Thư kêu oan:
Nghe xong những lời tuyên cáo và buộc tội của Thúy Kiều, Hoạn Thư "hồn lạc phách siêu". Đây cũng là nét tâm lý thường tình của con người khi phải đứng trước công đường để nghe người khác phán xử mình. Nhưng Hoạn Thư không phải người đàn bà tầm thường. Cô vẫn đủ khôn ngoan và bình tĩnh để đưa ra những lí lẽ thuyết phục Kiều:
- Đầu tiên Hoạn Thư dựa vào cớ "chút phận đàn bà" mà đàn bà ghen tuông là chuyện bình thường => đầu tiên Hoạn Thư dựa vào lý do là tâm lý giới bởi Hoạn Thư biết Kiều cũng là đàn bà cho nên đây là cú đánh phủ đầu đầu tiên nhằm tranh thủ tạo sự cảm thông từ người đang xét xử mình.
- Sau đó, Hoạn Thư khôn khéo nhắc lại những việc làm nhân nghĩa, mang ơn của mình với Kiều (cho Kiều viết kinh ở Quan Âm Các, không bắt giữ khi nàng bỏ trốn và mang theo chuông khánh bạc… ) => để chứng tỏ với Kiều rằng tuy mình cũng gây ra nhiều lỗi lầm trong quá trình sống chung nhưng cũng có lúc đã nương tay mà bỏ qua cho Kiều. Chứng tỏ mình cũng không phải mang bản chất bạc ác mà chỉ đơn giản là do quá ghen tuông nên mới hành xử như vậy. Hoạn Thư biết Kiều tuy căm hận mình nhưng cũng là người có ơn sẽ trả do vậy cô cố tình nêu ra những việc làm ân nghĩa ấy là để nhắc nhở Kiều sống nên có đạo lý và tình người.
- Tiếp đến để xoa dịu cơn giận của Kiều, Hoạn Thư vẫn nhận là mình rất kính yêu Kiều nhưng ngặt nỗi việc chung chồng là không thể cho nên mới vì ghen tuông mà hành xử mù quáng.
- Hoạn Thư chưa hề phủ nhận lỗi lầm mà ngược lại rất thành khẩn nhận lỗi nhưng lại khôn khéo quy cho tất cả là do bản tính ghen tuông, nhỏ mọn của đàn bà. Điều này cũng nhằm làm giảm bớt cơn giận và ác cảm ở Kiều.
- Cuối cùng, nàng ta hạ mình thu cái tôi lại nhằm kêu gọi tình thương của Kiều dành cho mình. Đây có thể xem là cú đánh tâm lý cuối cùng bởi Hoạn Thư biết qua những lý lẽ mà mình đưa ra thì Kiều đã bị lung lay và thuyết phục, cơn lửa giận bừng bừng lúc ban đầu đã dịu dần đi. Bây giờ chỉ cần chút nhún nhường để đẩy Kiều vào tình thế “không thể không tha” chính là kế sách cuối cùng khiến mình được tha bổng một cách tốt đẹp.
* Trước những lí lẽ của Hoạn Thư, Kiều:
- Khâm phục tài ứng biến và miệng lưỡi linh hoạt của Hoạn Thư
- Nàng thấu hiểu hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan” bây giờ khi nếu tha thì số Hoạn Thư thật may mắn còn không tha thì quá tàn nhẫn, mang tiếng là nhỏ nhen, ích kỉ.
=> Kiều đang từ thế chủ động bỗng trở thành bị động.
* Nhận xét về Hoạn Thư: Người khôn ngoan, ranh ma, có tài ăn nói và biện luận sắc sảo, biến nguy thành an, tự cứu lấy chính mình.
Câu 4. Tại sao Kiều tha bổng cho Hoạn Thư
- Phù hợp với lối sống tương thân tương ái, đánh người chạy đi không đánh người chạy lại của nhân dân ta.
- Do nếu Kiều trị tội Hoạn Thư thì hóa ra tự chứng minh mình là người nhỏ nhen, độc ác
- Bản chất Kiều cũng là một con người giàu lòng vị tha và đức hi sinh. Nàng luôn suy xét đến hoàn cảnh và tâm trạng người khác, kể cả đó từng là người đã từng làm tổn thương mình.
Câu 5. Nhận xét nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư
- Kiều:
- Con người sống ân nghĩa, luôn có lòng tri ngộ với người từng có ơn với mình
- Con người rạch ròi yêu – ghét, vui – buồn, thương – giận, có thù tất báo
- Nhưng không phải người cố chấp ôm lấy sự nhỏ nhen, ích kỉ, Kiều sống vị tha và bao dung, biết suy xét cho người khác.
- Hoạn Thư:
- Người đàn bà khôn ngoan, ranh ma, có tài ăn nói và biện luận sắc sảo
- Là người thức thời, hiểu được mình là ai và vị trí mình đang ở đâu
- Cũng không phải là tuyp người xấu hoàn toàn nhưng vì hoàn cảnh mà trở nên ác độc, nhỏ nhen.
- Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán (ngắn nhất)
Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán (hay nhất)
Nói về Thúy Kiều dưới nét bút của Nguyễn Du, nàng là con người vừa có tài, vừa có sắc. Cuộc đời nàng trải qua bao tình huống, gặp bao nhiêu người, người tốt có, người xấu lại càng nhiều. Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân, báo oán” kể lại quá trình nàng đi báo ân, báo oán, đoạn thơ như mong muốn của tác giả, thể hiện tình yêu thương đối với nhân vật Thúy Kiều, thể hiện niềm tin vào luật nhân quả.
Câu 1. Mười hai câu đầu tả cảnh Thúy Kiều báo ân (trả ơn):
- Qua lời của Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là người như thế nào?
- Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh, Kiều lại nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư ? Có sự khác nhau như thế nào trong ngôn ngữ của Kiều khi nói với Thúc Sinh và khi nói về Hoạn Thư?
Thúy Kiều vân coi trọng ân nghĩa đối với Thúc Sinh, nàng xưng là “người cũ” cho thấy nàng là người nặng tình nghĩa, luôn biết đúng sai, trái phải, luân thường đạo lý làm người. Mang ơn Thúc Sinh chính hắn đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh.
Trong cuộc nói chuyện của mình với Thúc Sinh, Thúy Kiều nhắc về Hoạn Thư chứng minh vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng vẫn chưa nguôi ngoai, vẫn còn vô cùng xót xa.Vốn định trả ơn Thúc Sinh nhưng chính sự nhu nhược của Thúc Sinh đã gây nên những đau khổ cho nàng vì vậy mới có ý định dọa chàng ta một chút. Nhắc tới Hoạn Thư bằng những ngôn ngữ nôm na “kẻ cắp gặp bà già”… cho thấy chuẩn bị báo oán bằng hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân.
Câu 2. Những câu thơ còn lại tả cảnh Thúy Kiều báo oán.
- Những lời đầu tiên Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu như thế nào?
- Thái độ của Kiều thể hiện qua giọng điệu ấy?
- Kiều sốt ruột mong gặp kẻ tình địch trong tư thế và hoàn cảnh khác hẳn “thoát trông nàng đã chào thưa”, chủ động chào trước để đánh phủ đầu Hoạn Thư.
- Lời lẽ giọng điệu của Kiều nhại đúng theo giọng điệu, lời lẽ của Hoạn Thư khi đắc thế, nghĩa là cũng ngọt ngào, khiêm nhường, kính nể mà khách sáo, dễ sợ. Giọng điệu thực chất là mỉa mai, chì chiết, không nói một cách cụ thể nhưng chứa đầy sự đe dọa. Đàn bà dễ có mấy tay, mấy mặt, mấy gan, thói hồng nhan, càng … càng: Thể hiện sự căm giận chất chứa trong từng câu chữ một.
Câu 3. Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao? Lời kêu ca của Hoạn Thư thực chất là lí lẽ để gỡ tội. Em hãy tìm hiểu:
- Trình tự lí lẽ của Hoạn Thư.
- Các lí lẽ của Hoạn Thư đã tác động tới Kều như thế nào?
- Qua lời đối đáp của Hoạn Thư, em có cảm nhận gì về tính cách của nhân vật này?
Nghe những lời của Kiều luận tội, đe doạ, rồi nghĩ đến những việc mình làm với Thúy Kiều dù cứng cỏi đến mấy Hoạn Thư vẫn phải “hồn lạc phách xiêu”, cũng như chồng, nàng ta vô cùng sợ hãi. Tìm cách thanh minh, biện hộ cho thói ác độc của mình. Trước hết là lấy cớ mình là phụ nữ hay ghen để gỡ tội “chút phận đàn bà” rất nhỏ bé, tầm thường và khiêm tốn nhún nhường; và đàn bà thì chuyện ghen tuông là chuyện thường tình. Với câu này Hoạn Thư thoát khói vị trí là tình địch, nhưng lại lờ đi những trận đánh, những oan khuất mà nàng ta đem lại cho Thúy Kiều. Kể công việc cho Kiều viết kinh ở Quan Âm Các, cho Kiều đi tu nhưng thực chất là hủy hoại cuộc đời của Kiều) Không bắt giữ nàng khi nàng bỏ trốn nhưng thực chất là Hoạn Thư đã thỏa mãn cơn ghen của mình. Nhận tất cả lỗi lầm nhưng lại tìm cách giảm đi bằng từ “trót”. Cho thấy Hoạn Thư là một người phụ nữ khôn ngoan, ranh ma, quỷ quyệt, đổi trắng thay đen, cố hạ bớt tội của mình để kêu gọi sự đồng lòng thương cảm của Kiều.
Câu 4. Vì sao Thúy Kiều tha bổng Hoạn Thư? Việc làm ấy của Kiều hợp lí hay không hợp lí, là đúng hay đáng trách? Lý giải cách lựa chọn của em.
Những lời cuối cùng Kiều nói với Hoạn Thư cho thấy Kiều là người như thế nào?
Trước những lí lẽ đủ tình đủ lý của Hoạn Thư, miệng lưỡi khôn ngoan khiến Kiều phân vân, nếu trị tội thì hóa mình là kẻ tàn nhẫn. Sau cùng tha cho Hoạn Thư vì xưa đã có quan niệm “đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Kiều tha cho Hoạn Thư đấy chính là sự nhân ái, sự bao dung, độ lượng, không chấp kẻ lươn lẹo đủ đường.
Hoạn Thư thật may mắn, bằng sự ranh ma, khôn ngoan của mình đã thuyết phục động lòng đến sự nhân ái bao dung của Thúy Kiều nên đã thoát nạn. Thúy Kiều thật là người bao dung, mặc dù Hoạn Thư đã gây nên bao cay đắng xót xa cho cuộc đời nàng, nàng về với mục đích trả lại những cay đắng đó nhưng cuối cùng vẫn tha cho kẻ độc ác đã biết quay đầu nhận tội. Thật đáng ngưỡng mộ tấm lòng và con người Kiều.
Câu 5. Qua đoạn trích, phân tích tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.
Thúy Kiều không những thông minh tài giỏi, xinh đẹp qua đoạn trích ta thấy Kiều còn là người nhân hậu, ân oán rõ ràng, Khi kẻ thù biết quay đầu nhận lỗi nàng sẵn sàng tha thứ, bao dung cho tội lỗi.
Còn với Hoạn Thư, một người phụ nữ độc ác, ghen tuông vô cớ, gây nhiều tội ác, đau thương đối với Thúy Kiều, nhưng lại khôn ngoan lươn lẹo, nhận tội chỉ để động lòng thương để tránh tội lỗi của mình.
*)Tổng kết:
Qua ngôn ngữ đối thoại Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách của nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư. Đoạn trích là biểu hiện về ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”.
Tổng kết bài Thúy Kiều báo ân báo oán
Các bài viết liên quan Thúy kiều báo ân báo oán:
- Tìm hiểu đoạn trích húy kiều báo ân báo oán
- Dàn ý phân tích đoạn trích húy kiều báo ân báo oán
Từ khóa » Gấm Trăm Cuốn Bạc Nghìn Cân Biện Pháp Tu Từ
-
Thuý Kiều Báo ân Báo Oán (trích Truyện Kiều)
-
Phân Tích đoạn Thơ: Thuý Kiều Báo ân Báo Oán ( Bài 2).
-
Tìm Và Nêu Tác Dụng Của Các Biện Pháp Tu Từ Trong Bài Kiều ở Lầu ...
-
Biện Pháp Tu Từ được Sử Dụng Trong Câu “Cho Gươm Mời đến Thúc ...
-
Phân Tích đoạn Trích Thúy Kiều Báo ân Báo Oán | Văn Mẫu 9
-
Phân Tích đoạn Thơ Thúy Kiều Báo ân Báo Oán ( Trích Truyện Kiều
-
Phân Tích Nghệ Thuật Miêu Tả Nhân Vật Thuý Kiều, Hoạn Thư Trong ...
-
Soạn Bài Thúy Kiều Báo ân Báo Oán (trích Truyện Kiều) SBT Ngữ ...
-
Phân Tích đoạn Kiều Báo ân Báo Oán (trích Truyện Kiều Của Nguyễn ...
-
Phân Tích Và Cảm Nhận đoạn Trích Thúy Kiều Báo ân Báo Oán
-
Soạn Bài Lớp 9: Thúy Kiều Báo ân Báo Oán
-
Đọc đoạn Trích Sau Và Trả Lời Câu Hỏi: Cho Gươm Mời đến Thúc Lan
-
Phân Tích đoạn Trích Thuý Kiều Báo ân Báo Oán - Thủ Thuật
-
Thúy Kiều Báo ân Báo Oán – Ngữ Văn Lớp 9