Soạn Bài Truyện Kiều Ngắn Gọn

Soạn bài Truyện Kiều ngắn gọnSoạn bài lớp 10 tập 2Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Soạn bài Truyện Kiều

  • Truyện Kiều - Tác giả
  • Truyện Kiều - Trao duyên
  • Truyện Kiều - Nỗi thương mình
  • Truyện Kiều - Chí khí anh hùng
  • Truyện Kiều - Thề nguyền

Ngoài tóm tắt truyện Kiều, VnDoc mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo Soạn văn 10 bài: Truyện Kiều, với nội dung bài soạn chi tiết và ngắn gọn sẽ giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn môn Ngữ văn lớp 10.

  • Soạn văn 10 bài: Tóm tắt văn bản thuyết minh
  • Soạn văn 10 bài: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng
  • Soạn văn 10 bài: Viết bài làm văn số 6 - Thuyết minh văn học
  • Soạn văn 10 bài: Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
  • Soạn văn 10 bài: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Truyện Kiều - Tác giả

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du

Qua các tác phẩm của Nguyễn Du, nét nổi bật chính là sự đề cao xúc cảm. Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác, nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: ngũ ngôn cổ thi, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành,... nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, đã cho thấy thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn trong thể loại truyện thơ.

Thơ Nguyễn Du luôn luôn vang lên âm thanh, bừng lên màu sắc của sự sống, hằn lên những đường nét sắc cạnh của bức tranh hiện thực đa dạng. Và giữa những âm thanh, màu sắc, đường nét vô cùng phong phú đó, Nguyễn Du hiện ra vừa dạt dào yêu thương, vừa bừng bừng căm giận. Đây là chỗ đặc sắc và cũng là chỗ tích cực nhất trong nghệ thuật của Nguyễn Du.

• Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du

Đặc điểm nội dung: nội dung sáng tác của Nguyễn Du là sự đề cao xúc cảm, tức đề cao tình. Những khái quát của ông về cuộc đời, về thân phận con người thường mang tính triết lí cao và thấm đẫm cảm xúc. Ý nghĩa sâu sắc của thơi ca Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ.

Đặc điểm nghệ thuật: Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác. Ông nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc. Thơ chữ Hán của ông ở thể thơ nào cũng có bài xuất sắc. Đặc biệt phải nói đến tài năng nghệ thuật của nhà thơ trong các sáng tác bằng chữ Nôm. Nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập.

Câu 1 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

- Nhận xét cuộc đời Nguyễn Du: nhiều thăng trầm trong thời đại đầy biến động.

- Những đặc điểm về cuộc đời Nguyễn Du lí giải về thành công trong sáng tác:

+ Xuất thân quý tộc có nhiều đời làm quan. Dòng họ có hai truyền thống lớn: khoa bảng và văn hóa, văn học -> Nguyễn Du được thừa hưởng trí tuệ và truyền thống.

+ Cuộc đời nhiều thăng trầm, mồ côi cha mẹ sớm, từng sống cuộc đời phiêu bạt, sống gần nhân dân, thấu hiểu nghèo khó của nhân dân, kiếp người và am hiểu ngôn ngữ dân tộc trong đời sống nhân dân -> tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm.

+ Làm quan cho nhà Nguyễn, đi sứ Trung Quốc -> hiểu rộng biết nhiều.

Câu 2 (trang 96 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Sự nghiệp văn chương với các sáng tác chính:

- Ba tập thơ chữ Hán:

+ Thanh Hiên thi tập: 78 bài, viết trong 10 năm gió bụi đất Bắc (buồn đau).

+ Nam Trung tạp ngâm: 40 bài, thời gian làm quan triều Nguyễn (buồn đau).

+ Bắc Hành tạp lục: 131 bài, sáng tác trong chuyến đi sứ Trung Quốc (phê phán chế độ phong kiến Trung Hoa ; ca ngợi, đồng cảm với anh hùng, nghệ sĩ tài hoa ; cảm thông với người nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh).

- Chữ Nôm:

+ Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều): 3254 câu, viết thể lục bát truyền thống.

+ Văn chiêu hồn: 184 câu, viết thể song thất lục bát, nội dung nhân đạo sâu sắc.

- Đặc điểm chung các tác phẩm:

+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo.

+ Lên án, tố cáo những thế lực đen tối chà đạp con người, ngợi ca, trân trọng con người và vẻ đẹp kì diệu của tình yêu.

Truyện Kiều - Trao duyên

Hướng dẫn soạn bài

- Vị trí đoạn trích: Trích từ câu 723 đến câu 756, mở đầu cuộc đời đầy đau khổ của Kiều khi gia đình gặp biến cố.

Bố cục:

+ 12 câu đầu: Kiều thuyết phục và trao duyên cho Thúy Vân.

15 câu tiếp: Kiều trao kỉ vật và dặn dò.

8 câu cuối: Kiều đau đớn và độc thoại nội tâm.

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Ý nghĩa của việc Kiều nhắc lại các kỉ niệm tình yêu:

- Kiều sống trong kí ức đẹp, càng xót xa, đau đớn phải mang những kỉ vật chia sẻ.

- Kiều nói với Vân mà như nói với chính mình. Nhắc lại kỉ niệm tình yêu cho thấy sức sống mãnh liệt của tình yêu, Kiều trao cho Vân kỷ vật nhưng không thể trao kỷ niệm tình yêu.

Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

- Những từ ngữ xuất hiện dày đặc cho thấy Kiều đã nghĩ đến cái chết: thịt nát xương mòn, Ngậm cười chín suối…; người mệnh bạc; Mất người; Thấy hiu hiu gió thì hay chị về; hồn; Dạ đài cách mặt khuất lời; người thác oan.

-> Ý nghĩa:

Không còn tình yêu, Kiều cảm thấy trống trải và vô nghĩa, chỉ nhìn thấy cái chết.

Tư tưởng về cái chết của Nguyễn Du: ảnh hưởng thuyết luân hồi của đạo Phật.

Sự băn khoăn, day dứt của Nguyễn Du trước nỗi đau của con người, thương thân xót phận cho người con gái tha thiết yêu thương mà số kiếp nghiệt ngã.

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Kiều đối thoại với Vân, với chính mình và với Kim Trọng.

- Với Vân: Kiều biết ơn chân thành, yên tâm, thanh thản vì mâu thuẫn được giải quyết tạm thời.

- Với chính mình: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng.

- Với Kim Trọng: Khát vọng tình yêu mãnh liệt với hiện thực phũ phàng, Kiều ngất đi trong hình bóng Kim Trọng Ôi Kim Lang…, Kiều tự trách than và đau đớn.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

- Mối quan hệ tình cảm – lí trí, nhân cách – thân phận: tình yêu – chữ hiếu.

- Lí trí bảo nàng trao duyên cho Vân, hy sinh cứu cha mẹ. Nhưng con tim hướng về tình yêu lại khiến nàng thổn thức, đau đớn. Đó cũng là mâu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức phong kiến với tâm hồn con người, cũng là sự đau khổ khi nhân cách đa tình, đa cảm song hành cùng thân phận người làm con.

Truyện Kiều - Nỗi thương mình

Hướng dẫn soạn bài

- Vị trí đoạn trích: Trích từ câu 1229 đến câu 1248, nói lên tình cảnh, tâm trạng của Kiều chốn lầu xanh.

Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Bố cục đoạn trích:

4 câu đầu: Tình cảnh trớ trêu của Kiều.

8 câu tiếp: Niềm thương thân xót phận của Kiều.

8 câu cuối: Cảnh đẹp, thú vui, lòng người buồn bã.

Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

- Bút pháp ước lệ được sử dụng với các hình ảnh ẩn dụ bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, hay điển tích, điển cố như Tống Ngọc, Trường Khanh, mưa Sở, mây Tần -> miêu tả chốn bụi trần dơ bẩn mà câu thơ vẫn trang nhã, không thô tục.

- Tác giả muốn giữ cho nhân vật của mình một chân dung thanh cao sáng ngời, không bị hòa tục với những bụi trần nhơ bẩn kia (thái độ trân trọng).

Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Các dạng thức đối xứng khác nhau được sử dụng:

- Bướm lả >< ong lơi ; cuộc say >< trận cười ; sớm…>< tối… -> nhấn mạnh sự bẽ bàng của Kiều.

- Khi tỉnh rượu >< lúc tàn canh ; Khi sao phong gấm… >< Giờ sao tan tác…; gió >< sương ; bướm chán >< ong chường ; mưa Sở >< mây Tần -> Đối lập giữa quá khứ êm đềm và hiện tại nghiệt ngã, Kiều đay nghiến cho thân phận mình.

Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Văn học trung đại đề cao cái “ta” mà ít khi nói đến cái “tôi” cá nhân. “Nỗi thương mình” mang ý nghĩa mới mẻ về sự đột phá của cái “tôi. Đặc biệt lại là tiếng lòng của người phụ nữ phong kiến, một thân phận gắn với nhiều lễ giáo và bất công -> Một sắc thái mới về tự sự ý thức của con người cá nhân.

Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Đoạn trích góp phần lí giải câu nói của Kim Trọng: “lấy hiếu làm trinh”, vì chữ “hiếu”, Kiều đã phải hi sinh cả sự trinh trắng, trải đời đau khổ. Nhưng “Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Tâm hồn, nhân cách, phẩm giá của nàng vẫn thanh cao, không vẩn đục giữa dòng đời nhem nhuốc bụi trần. Nỗi thương mình là một đoạn trích diễn tả sự thanh cao ấy của Kiều trong chốn lầu xanh đầy bụi.

Truyện Kiều - Chí khí anh hùng

Hướng dẫn soạn bài

- Vị trí đoạn trích: trích từ câu 2213 đến câu 2230, nói về việc Từ Hải dứt áo ra đi dựng sự nghiệp anh hùng.

Bố cục:

+ 4 câu đầu: Khát vọng lên đường của Từ Hải.

+ 12 câu tiếp: Cuộc đối thoại giữa Từ Hải với Kiều.

+ 2 câu cuối: Hành động dứt khoát của Từ Hải.

Câu 1 (trang 114 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

- Lòng bốn phương: chí nguyện lập công danh, sự nghiệp.

- Mặt phi thường: chỉ tính chất khác người, xuất chúng.

-> Tầm vóc vũ trụ phi thường của người anh hùng Từ Hải.

- Sự trân trọng của Nguyễn Du với Từ Hải thể hiện: trượng phu, lòng bốn phương, mặt phi thường, thoắt, trông vời, trời bể mênh mang, thanh gươm yên ngựa…

Câu 2 (trang 114 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Từ Hải bộc lộ lí tưởng anh hùng của mình qua lời nói với Thúy Kiều:

- Trách Kiều là tri kỉ mà không hiểu mình, không luyến tiếc, không vì tình yêu mà quên đi lí tưởng cao cả “tâm phúc tương tri … kì dặm khơi”.

- Tự tin về một tương lai thành công “Bao giờ mười vạn tinh binh … nghi gia”.

Câu 3 (trang 114 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Cách miêu tả người anh hùng Từ Hải: Khuynh hướng lí tưởng hóa nhân vật bằng bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ, trong đó ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Kiểu mẫu người anh hùng vốn là nhân vật truyền thống trong văn học trung đại với nét đặc trưng là chí khí “bốn phương”, suy nghĩ và hành động ngắn gọn, dứt khoát, hơi hướng lí trí hơn tình cảm.

Truyện Kiều - Thề nguyền

Hướng dẫn soạn bài

- Vị trí đoạn trích: trích từ câu 431 đến câu 452, nói về đêm thề nguyền giữa Kiều và Kim Trọng, hai người nguyện gắn bó thủy chung suốt đời.

Bố cục:

+ 14 câu đầu: Kiều trở lại nhà Kim Trọng.

+ 8 câu còn lại: Cảnh thề nguyền Kim – Kiều.

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):

Các từ vội, xăm xăm, băng mang hàm nghĩa : Một phần diễn tả tâm trạng và tình cảm của Kiều, một phần diễn tả động tác vội vàng, khẩn trương đi theo tiếng gọi của tình yêu bất chấp quan niệm hà khắc của lễ giáo phong kiến.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Không gian thơ mộng, thiêng liêng của cuộc thề nguyền:

+ Trong nhà giữa một đêm trăng sáng, ngọc đèn với ánh sáng dìu dịu, hiu hắt.

+ Có tờ giấy viết lời thề, đài sen, lò đào thêm hương, trao kỉ vật tóc mây.

+ Vầng trăng thiên nhiên là nhân chứng.

Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Liên hệ với trích đoạn Trao duyên để thấy tính lô gíc nhất quán trong quan niệm về tình yêu của Kiều:

Có cuộc thề nguyền thì mới có những kỉ vật trao cho Thúy Vân. Tình yêu Kim – Kiều có gắn bó, mang màu sắc tâm linh (vầng trăng chứng giám). Kiều chân thành, tôn thờ và thủy chung với tình yêu. Nàng dám nghĩ, dám sống và cũng dám hi sinh vì tình yêu. Đó là quan niệm mới mẻ trong văn học trung đại mà Nguyễn Du thể hiện thông qua Kiều.

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 10 bài: Truyện Kiều. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Phân tích đoạn thơ Trao duyên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Đề thi học kì 2 lớp 10, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Từ khóa » Slide Văn 10 Truyện Kiều