Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ (Ngô Tất Tố)
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn khi xem bài viết này bạn đang muốn tìm thêm những tài liệu để hoàn thành việc chuẩn bị ở nhà cho bài học Tức nước vỡ bờ của Ngô Tất Tố.
Thật tuyệt! Những nội dung hướng dẫn soạn văn 8 Tức nước vỡ bờ dưới đây. Với 2 phần soạn chi tiết và soạn bài ngắn nhất sẽ hỗ trợ trả lời các câu hỏi tại trang 32 và 33 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1.
Cùng bắt đầu nào...
Hướng dẫn soạn bài tức nước vỡ bờ chi tiết
Hướng dẫn chi tiết trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn bản tại trang 32 & 33 sách giáo khoa. Phần này giúp các bạn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học:
Bài 1 trang 32 SGK Ngữ Văn 8 tập 1
Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị Dậu như thế nào?
Trả lời câu hỏi Soạn bài Tức nước vỡ bờ
Nhà anh Dậu nghèo vào lọai nhất nhì của hạng cùng định, phải bán con, bán chó mới đủ đóng một suất sưu của anh Dậu. Còn suất sưu của người em chồng đã chết chưa đóng được.
Bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu trong tình cảnh:
+ Anh Dậu vừa tỉnh lại sau cơn thập tử nhất sinh (ngày hôm trước mặc dù anh đang bị ốm nặng vẫn bị tên người nhà lí trưởng đánh đập trói anh giải ra đình, đến khi anh rũ rượi như cái xác chết người ta mới đưa anh Dậu về trả cho gia đình) người đang rất yếu nhịn đói từ hôm qua đến giờ.
+ Chị Dậu được một bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo. Cháo chín chị ngồi quạt cho chóng nguội để cho anh Dậu ăn một bát cho đỡ xót ruột.
+ Anh Dậu đang run rẩy cầm bát cháo mới kề miệng thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập kéo đến. Kẻ roi song tay thước, kẻ dây thừng. Mạng sống của anh Dậu hết sức mong manh.
➨ Tình cảnh gia đình chị Dậu trước khi bọn tay sai xông vào hết sức bi đát, thảm thương, khiến bất cứ ai cũng thấy xót xa.
Bài 2 trang 32 SGK Ngữ Văn 8 tập 1
Phân tích nhân vật cai lệ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và về sự miêu tả của tác giả?
Trả lời câu hỏi Soạn bài Tức nước vỡ bờ
a) Tính cách nhân vật
Cai lệ là tên chỉ huy tốp lính chuyên hầu hạ bọn quan lại ở chốn nha môn. Hôm trước chính hắn đã đến bắt anh Dậu trói giải ra đình, cho đến khi ngất xỉu. Hôm nay hắn lại tiếp tục đến bắt anh để đòi nợ suất sưu của người em trai anh Dậu đã chết từ năm ngoái.
- Thái độ hành động
+ Tay cầm roi song, tay cầm thước
+ Gõ đầu rơi xuống đất
+ Thét bằng giọng khàn khàn
+ Trợn ngược hai mắt quát chị Dậu
+ Ra lệnh cho người nhà lí trưởng trói anh Dậu, sau đó tự hắn xông vào trói anh Dậu.
+ Đấm vào ngực chị Dậu
+ Tát vào mặt chị Dậu
- Xưng hô:
+ gọi anh Dậu là thằng xưng ông
+ gọi chị Dậu là mày - xưng ông, xưng cha
➨ Cai lệ là kẻ lòng lang dạ thú, vừa độc ác, vừa hống hách, cậy hơi quan lớn để ức hiếp những người dân lành yếu đuối. Hành động tàn bạo, lời nói hống hách, xấc xược, hung hăng, ngạo mạn.
Đây là những ý chính về nhân vật cai lệ trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Để giúp các em có cái nhìn rõ hơn về nhân vật này và cũng giúp các em có thêm nhiều ý để triển khai bài hãy tham khảo thêm tuyển chọn các bài văn mẫu phân tích nhân vật cai lệ đã được Đọc tài liệu tổng hợp.
b) Cách miêu tả của tác giả
+ Cách miêu tả của tác giả rất chân thực, sinh động bằng những nét sắc sảo linh hoạt vì vậy mà chân dung của nhân vật trở nên chân thực, sinh động.
+ Qua đó, thể hiện thái độ căm ghét, khinh bỉ của tác giả đối với giai cấp thống trị và những kẻ đại diện cho giai cấp thống trị.
Bài 3 trang 33 SGK Ngữ Văn 8 tập 1
Phân tích diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích. Theo em, sự thay đổi thái độ của chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lí không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
Trả lời câu hỏi Soạn bài Tức nước vỡ bờ
- Diễn biến tâm lí của chị Dậu đối với cai lệ trong đoạn trích
Lúc cai lệ và tên nhà lí trưởng ập vào chị Dậu ở vào tình cảnh éo le ngặt nghèo trước sự sống, chết của người chồng, chị phải tìm mọi cách để bảo vệ bằng mọi giá. Diễn biến tâm lí và hành động của chị thay đổi vào từng cảnh ngộ, tình huống
+ Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, thể hiện:
• Xưng hô: gọi cai lệ bằng ông - xưng cháu.
• Lời nói: Thể hiện sự nhún nhường, cầu xin tha thiết: “Hai ông làm phúc”; “xin ông trông lại”; “cháu van ông, ông tha cho”.
• Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ... Hết sức vì tính mạng của chồng chị đã hạ mình, nhún nhường nhưng cai lệ vẫn cứ hách dịch, tàn nhẫn, đáp lại sự lễ phép hạ mình của chị Dậu là hành động hết sức thô bỉ và nhẫn tâm của hắn: đánh chị Dậu và xông vào trói anh Dậu.
+ Sau đó: vùng lên phản kháng chống trả: Trước sự lâm nguy của tính mạng người chồng thái độ hoàn toàn thay đổi “Tức nước vỡ bờ” chị đứng dậy chống trả lại kẻ thù
• Xưng hô: Từ “ông cháu” chuyển sang “ông - tôi” đặt mình ngang hàng với cai lệ để cảnh cáo hắn và sau đó đặt cai lệ xuống “thứ mày – tao” một cách căm giận, khinh bỉ.
• Lời nói: Đầy quyết liệt thách thức “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”; “mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.
• Hành động: túm lấy cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa, khiến hắn ngã “chỏng quèo trên mặt đất” với người nhà lí trưởng chị “túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
➨ Hình ảnh chị Dậu thật mạnh mẽ, khỏe khoắn quyết liệt, sức mạnh của chị không chỉ là sức mạnh của người đàn bà lực điền mà chủ yếu là sức mạnh của lòng căm thù trào lên thành sóng lũ.
- Nhận xét cách miêu tả:
+ Đoạn trích miêu tả rất chân thực, sinh động, hợp lí trong sự vận động và chuyển biến về tâm lý của nhân vật chị Dậu.
+ Ngòi bút của tác giả dường như rất hả hê, sung sướng, theo từng hành động của nhân vật mà mình yêu mến.
- Nhận xét về tính cách của chị Dậu:
+ Chị Dậu là người phụ nữ giàu tình thương chồng, rất mực dịu dàng: Chăm sóc chồng ân cần, chu đáo, cứu anh khỏi tay thần chết “nấu cháo quạt nhanh cho chúng nguội, bưng cháo đến tận chỗ chồng nằm động viên anh “thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”.
+ Chị Dậu là người phụ nữ can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng: chị dám chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ cho tính mạng của chồng mình mà không phải người phụ nữ nào cũng dám làm như thế. Với một điều rất đơn giản: “Thà ngồi tù, để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế tôi không chịu được”. Đó chính là sự thể hiện chân lí: Có áp bức, sẽ có đấu tranh.
* Ngoài nội dung trên, các em có tìm hiểu thêm qua các bài văn phân tích nhân vật chị Dậu đã được Đọc Tài Liệu biên soạn để hiểu rõ hơn về nhân vật Chị Dậu trong đoạn trích này.
Bài 4 trang 33 SGK Ngữ Văn 8 tập 1
Em hiểu thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ được đặt cho đoạn trích? Theo em, đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Trả lời câu hỏi Soạn bài Tức nước vỡ bờ
- Nhan đề:
Tức nước vỡ bờ: Nghĩa đen của thành ngữ này là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.
- Cách đặt như vậy vô cùng thỏa đáng, vì:
- Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.
- Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.
Tham khảo thêm: Để giúp các em hiểu rõ hơn về ý nghĩa của nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Đọc tài liệu đã tổng hợp và tuyển chọn các bài phân tích hay. Cùng tham khảo thêm các bài phân tích ý nghĩa nhan đề đoạn trích Tức nước vỡ bờ để hiểu rõ hơn cách đặt nhan đề của tác giả Ngô Tất Tố.
Bài 5 trang 33 SGK Ngữ Văn 8 tập 1
Hãy chứng minh nhận xét của nhà phê bình, nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Pha: "Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo".
Trả lời câu hỏi Soạn bài Tức nước vỡ bờ
Nhận xét: “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ một đoạn tuyệt khéo”
- “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo vì sự phát triển rất phù hợp với logic và tính cách nhân vật.
- Tình huống truyện: tình huống căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột gay gắt ở nông thôn trước cách mạng. Diễn biến mạch truyện dẫn đến tình huống bùng nổ dữ dội đó được tác giả diễn tả hợp lí, tự nhiên.
- Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn: hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.
- Lúc đầu, làm sự nhịn nhục của kẻ dưới, chị “cố thiết tha” van xin. Van xin là cách duy nhất để “mong hai tên tay sai tha cho anh Dậu”.
- Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, chị liều mạng cự lại “tức quá không thể chịu được”.
- Không còn van xin ( mà có van xin thì cũng vô ích), chị đấu lí: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Cách xưng hô cho thấy chị không còn “nằm yên” trong tư cách kẻ dưới mà ngang hàng.
- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem. Chị Dậu đã chuyển sang một tư thế khác: bà – mày. Đó là tư thế của kẻ bề trên. Sự căm giận, khinh bị kẻ thù đã lên tới tột độ. Trong màn đấu lực, chị đã thắng.
- Ngôn ngữ đặc sắc: lời ăn tiếng nói hàng ngày được sử dụng một cách chân thật, tự nhiên, mag tính khẩu ngữ.
- Đoạn miêu tả cảnh phản kháng giữa chị Dậu với bọn tay sai qua ngòi bút linh hoạt, pha chút hóm hỉnh, độc đáo.
➨ Đoạn "tuyệt khéo" trong văn bản "Tức nước vỡ bờ" thể hiện việc tác giả xây dựng các tuyến nhân vật đối lập, đặc biệt làm hiện hữu hình ảnh người phụ nữ nông dân mạnh mẽ, bản lĩnh, dám đương đầu với bè lũ hung tàn đòi quyền sống trong xã hội bất công, áp bức.
Bài 6 trang 33 SGK Ngữ Văn 8 tập 1
Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn". Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân.
Trả lời câu hỏi Soạn bài Tức nước vỡ bờ
+ Ý kiến nhà văn Nguyễn Tuân về tác phẩm Tắt đèn là hoàn toàn đúng bởi vì qua đoạn trích cho ta thấy sự bất công vô lí của nạn sau thuế trong xã hội phong kiến: người đã chết rồi vẫn còn phải nộp thuế thân.
+ Sự tàn nhẫn của xã hội đối với người nghèo khổ, bần cùng: gia đình chị Dậu nghèo đến thế phải bán con, bán chó, bán cả tài sản mới chỉ đủ sức nộp một suất sưu. Anh Dậu lại đang bị ốm thế mà vẫn bị bắt, bị đánh cho thập tử nhất sinh.
+ Sự hống hách, bất nhân, tàn ác của giai cấp thống trị, của những kẻ nhân danh phép nước đối xử tàn bạo với con người.
Với những sự thật ấy, người nông dân không thể không đứng lên, không thể không "nổi loạn" để đòi lại công bằng cho cuộc sống của mình.
Tham khảo: Làm sáng tỏ ý kiến Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8 giúp các em hiểu hơn về Ngô Tất Tố đã "xui người nông dân nổi loạn" trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Soạn bài Tức nước vỡ bờ ngắn nhất
Phần nội dung dưới đây mang tính khái quát. Các bạn tham khảo để hoàn thiện bài soạn của mình.
Bài 1 trang 32 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Khi bọn tay sai xông vào nhà, chị Dậu trong tình thế rất thảm thương:
- Anh Dậu vừa tỉnh sau một cơn thập tử nhất sinh.
- Được bà lão hàng xóm tốt bụng cho bát gạo nấu cháo. Chị Dậu rón rén bưng bát cháo và hồi hộp xem chồng ăn có ngon không.
- Anh Dậu vừa “run rẩy cất bát cháo kề vào đến miệng”.
Bài 2 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1
- Đứng đầu bọn lính ở huyện đường, chuyên đòi sưu thuế, đánh trói người.
- Hắn và tên lí trưởng xông vào nhà anh Dậu đòi sưu nặng, đòi bắt người đi đánh,... Chỉ là tên tay sai mạt hạng lại có quyền đánh trói người vô tội vạ.
- Hành động: cầm roi cầm thước, quát mắng, xưng hô ông-thằng, ông-mày.
→ Độc ác, hống hách, xấc xược, cậy hơi quan lớn ức hiếp người dân yếu đuối.
* Cách miêu tả chân thực, sinh động, sắc sảo linh hoạt, thái độ căm ghét, khinh bỉ.
Bài 3 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1
* Diễn biến tâm lí của chị Dậu trong đoạn trích:
- Ban đầu: nhẫn nhục, chịu đựng, chỉ nói lí:
+ Gọi ông, xưng cháu. Lời nói nhún nhường, cầu xin “cháu van ông,...”
+ Hành động: run run, chạy đến đỡ tay cai lệ,...
- Không chịu đựng được nữa vùng dậy phản kháng:
+ Xưng hô ông-tôi, sau đó mày-bà. Lời nói đầy quyết liệt thách thức.
+ Hành động mạnh mẽ, khỏe khoắn “túm cổ cai lệ, ấn dúi ra cửa,...’
* Sự thay đổi thái độ của chị Dậu được miêu tả chân thực, hợp lí. Chị Dậu hiện lên là một người phụ nữ giàu tình thương yêu chồng, dịu dàng. Đồng thời thật can đảm, mạnh mẽ, giàu sức phản kháng.
Bài 4 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1
- Nhan đề “tức nước vỡ bờ” thể hiện quy luật: Có áp bức sẽ có đấu tranh, con người sẽ vùng lên phản kháng khi bị đè nén bởi áp bức, bất công.
- Đặt tên như vậy là thỏa đáng, phù hợp với diễn biến câu chuyện và hoàn cảnh của của chị Dậu.
Bài 5 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1
“Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Vì:
- Thể hiện thật rõ nét, sinh động tính cách các nhân vật.
- Tạo tình huống khéo léo. Ngòi bút miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ linh hoạt, sống động.
- Ngôn ngữ kể chuyện, đối thoại, ngôn ngữ nhân vật độc đáo, thể hiện được sắc thái tâm lí nhân vật.
Bài 6 trang 33 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Qua tác phẩm “Tắt đèn” và đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”: Hoàn cảnh của chị Dậu, sự phản kháng của chị như một mồi lửa thổi bùng ngọn lửa đấu tranh của nhân dân ta.
- Phản ánh quy luật: Có áp bức tất có đấu tranh, phải dùng bạo lực để làm cách mạng.
- Ngô Tất Tố nhìn thấy sức mạnh tiềm tàng của nhân dân ta.
Kiến thức cơ bản
Phần này sẽ giúp bạn nắm được sơ lược về Tác giả và tác phẩm này.
1. Về tác giả: Ngô Tất Tố (1893-1954), quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh, xuất thân là một nhà nho gốc nông dân. Ông là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, văn học cổ có giá trị; một nhà báo nổi tiếng một nhà văn hiện thực xuất sắc. Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Xem thêm tiểu sử Ngô Tất Tố trên wikipedia
2. Về đoạn trích:
- “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố và cũng là tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tác phẩm.
- Bố cục: 2 phần
- Phần 1: Từ đầu → ăn có ngon miệng không: Cảnh chị Dậu chăm sóc chồng.
- Phần 2: Còn lại: Chị Dậu chống lại cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng và con.
→ Bằng lối kể tự sự giàu tính biểu cảm, cùng ngòi bút miêu tả sinh động, tác giả Ngô Tất Tố đã khắc họa rõ nét hình ảnh cuộc sống khốn khổ của người nông dân và bộ mặt tàn ác của chế độ thực dân phong kiến đương thời (nhân vật đại diện là lí trưởng và cai lệ). Đồng thời đoạn trích Tức nước vỡ bờ cũng thể hiện sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc của nhà văn với tình cảnh cơ cực, bế tắc của người nông dân.
***Để hiểu hơn về đoạn trích này, các em có thêm tham khảo các bài tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ đã được Đọc Tài Liệu biên soạn.
3. Giá trị nội dung
Bằng ngòi bút hiện thực sinh động, đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” đã vạch rõ bộ mặt xấu xa, tàn bạo của xã hội thực dân phong kiến đương thời đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng khốn khổ, bế tắc, khiến họ phải liều mạng cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân, vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ.
4. Giá trị nghệ thuật
- Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.
- Cách kể chuyện, miêu tả nhân vật chân thực, sinh động. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật
- Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.
Nghe bài giảng Tức nước vỡ bờ
- Nguồn: Sưu tầm
Tham khảo thêm: Phân tích đoạn trích Tức nước vỡ bờ
// Mong rằng nội dung của bài hướng dẫn soạn văn 8 bài tức nước vỡ bờ này sẽ giúp các bạn ôn tập và nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học. Chúc bạn luôn đạt được những kết quả cao trong học tập.
[ĐỪNG SAO CHÉP] - Bài viết này chúng tôi chia sẻ với mong muốn giúp các bạn tham khảo, góp phần giúp cho bạn có thể để tự soạn bài tức nước vỡ bờ một cách tốt nhất. "Trong cách học, phải lấy tự học làm cố" - Chỉ khi bạn TỰ LÀM mới giúp bạn HIỂU HƠN VỀ BÀI HỌC và LUÔN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ CAO.
Từ khóa » Bọn Tay Sai Gồm Những Ai
-
Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ (trích Tắt đèn)
-
Bài Soạn Lớp 8:Tức Nước Vỡ Bờ
-
Phân Tích Nhân Vật Cai Lệ Trong Tức Nước Vỡ Bờ (3 Mẫu)
-
Phân Tích ý Nghĩa Nhan đề đoạn Trích Tức Nước Vỡ Bờ
-
Việt Gian – Wikipedia Tiếng Việt
-
Khi Bọn Tay Sai Xông Vào Nhà Chị Dậu, Tình Thế Của Chị Như Thế Nào?
-
Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ Của Nhà Văn Ngô Tất Tố Chi Tiết Nhất
-
Phân Tích Nhân Vật Cai Lệ Trong đoạn Trích Tức Nước Vỡ Bờ - Top Lời Giải
-
Top 6 Bài Soạn Tức Nước Vỡ Bờ Của Ngô Tất Tố Hay Nhất - Tikibook
-
Hình ảnh Tên Cai Lệ : Em Hãy Tìm Những Chi Tiết Làm Rõ Bộ Mặt Tàn Câu ...
-
Top 17 Bài Phân Tích Nhân Vật Cai Lệ Và Người Nhà Lí Trưởng Trong ...
-
Soạn Bài Tức Nước Vỡ Bờ (chi Tiết)
-
Tức Nước Vỡ Bờ - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý - Haylamdo
-
Tuyển Chọn 13 Bài Tóm Tắt đoạn Trích Tức Nước Vỡ Bờ Của Ngô Tất Tố