Soạn Bài Việt Bắc(đầy đủ) - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Lớp 12
  4. >>
  5. Ngữ văn
Soạn bài Việt Bắc(đầy đủ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.54 KB, 8 trang )

Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu (phần tác giả)I. Tác giả1. Tố HữuTố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 – 10 – 1920, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xãQuảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Sinh ra trong một nhà nho nghèo, từ nhỏ Tố Hữu đãhọc và tập làm thơ.Ông giác ngộ cách mạng trong thời kì Mặt trận Dân chủ và trở thành người lãnh đạo Đoàn Thanh niên Dânchủ ở Huế. Những bài thơ đầu tiên được sáng tác từ những năm 1937 – 1938. Tháng 8 – 1945, ông là Chủtịch Ủy ban Khởi nghĩa Thừa Thiên Huế.Từ sau Cách mạng tháng Tám cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộmáy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam(khóa IV và V), Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Cùng với hoạt động chính trị, Tố Hữu vẫn sáng tác thơđều đặn. Với tư cách một hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam (1957), ngoài phụ trách chuyên môn côngtác văn nghệ và tập huấn của Đảng. Tố Hữu còn phát biểu nhiều ý kiến về văn học nghệ thuật, chỉ đạophong trào văn nghệ của đất nước trong một thời gian dài.Tố Hữu nhận được các giải thưởng văn học lớn:- Giải nhất Giải thưởng Văn học Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955 (Tập thơ Việt Bắc).- Giải thưởng Văn học ASEAN (1996).- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật (đợt 1, năm 1996).2. Sự nghiệp thơ văn của Tố HữuCon đường thơ của Tố Hữu bắt đầu gần như cùng lúc với con đường hoạt động cách mạng. Thơ ông gắn bóchặt chẽ với các cuộc đấu tranh cách mạng nên chặng đường thơ của ông cũng song hành với các giai đoạncách mạng, đồng thời thể hiện sự vận động về tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.a. Tập thơ đầu tay Từ ấy (1937 – 1946) biểu hiện tấm lòng yêu thương xúc động của người chiến sĩ cáchmạng trước những cảnh đời cũ nhiều ngang trái, bất công (Đi đi em, Lão đầy tớ, Tiếng hát sông Hương…).Từ ấy ghi lại niềm vui bắt gặp lí tưởng cách mạng của người thanh niên Huế, sự hòa nhập với cuộc đời chungcủa dân tộc (Xuân lòng, Từ ấy, Trăng trối…). Từ ấy còn là tiếng hát cất lên từ xiềng xích ngục tù, thể hiệntinh thần đấu tranh kiên cường của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi (Tâm tư trong tù, Nhớ đồng, Con cá chộtnưa, Tiếng hát đi đày…). Tập thơ khép lại bằng một niềm vui lớn, niềm vui giải phóng, niềm vui tung pháxiềng xích ngục tù, niềm vui hít thở không khí trong làn sau hàng trăm năm nô lệ, niềm vui bay lên với sôngnúi tự do (Huế tháng Tám, Xuân nhân loại, Vui bất tuyệt…). Những bài thơ của Tố Hữu trong Từ ấy giàu sứcsống mới mẻ, hấp dẫn. Ông đem vào thơ những lắng nghe, xúc động, yêu thươn, căm giận… của tâm hồnthi sĩ cách mạng. Từ ấy, cái thời điểm giàu ý nghĩa của một tâm hồn khi tìm được lí tưởng, khi cái riêng hạnhphúc cá nhân đã hòa vào cái chung, vận mệnh của dân tộc.b. Việt Bắc (1946 – 1954) là tập thơ tiêu biểu của thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, phản ánh cuộchành trình gian khổ đã diễn ra suốt trên “ba ngàn ngày không nghỉ” của quân và dân ta từ sau Cách mạngtháng Tám cho đến thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. Việt Bắc khắc họa hình ảnh nhân dân trong cuộckháng chiến: anh “bộ đội Cụ Hồ”, bà mẹ giàu lòng thương con, yêu nước, người phụ nữ đảm việc nước, giỏiviệc nhà, em bé giao liên… (Cá nước, Lên Tây Bắc, Bà Bủ, Bầm ơi, Lượm…). Trong tập thơ Việt Bắc, Tố Hữuthể hiện tình cảm lớn, niềm vui lớn với nhân dân và đất nước, lãnh tụ; ca ngợi chiến thắng và chào đón hòabình (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Ta đi tới, Việt Bắc…). Từ tập thơ Việt Bắc, Tố Hữu thường đặt vấn đề lẽsống của dân tộc, mối quan hệ giữa dân tộc và thời đại. Chất hiện thực sâu sắc trong thơ Tố Hữu tạo nên sựkết hợp nhuần nhị giữa yếu tố lãng mạn cách mạng và hiện thực.c. Gió lộng (1955 – 1961) phản ánh giai đoạn đất nước ta bắt đầu thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc, đấu tranh giành độc lập, thống nhất Tổ quốc. Gió lộng thể hiện niềm vui làm chủ đất nước, làm chủ đờimình (Trên miền Bắc mùa xuân, Mùa thu mới…); ca ngợi cuộc sống mới ở miền Bắc (Tiếng chối tre, Bài camùa xuân 1961…) và bộc lộ tình cảm tha thiết đối với miền Nam (Quê mẹ, Người con gái Việt Nam, Thùmuôn đời muôn kiếp không tan…). Tập Gió lộng tiếp tục khuynh hướng khái quát và cảm hứng lịch sử - dântộc được mở ra ở cuối tập Việt Bắc. Tập thơ thể hiện những vấn đề dân tộc, cộng đồng, chứ không phải làvấn đề số phận cá nhân, nói đúng hơn là số phận cá nhân hòa với số phận dân tộc, cộng đồng.d. Ra trậng (1962 – 1971) và Máu và hoa (1972 -1977) là hai tập thơ ra đời trong thời kì cả nước ta chiếnđấu kiên cường chống giặc ngoại xâm, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tầm vóc thời đại củacuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, tư tưởng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng là những yếu tố cho âmhưởng hùng ca (cảm hứng về nhân dân, về lịch sử) tràn vào thơ của Tố Hữu, đặc biệt trong các bài thơ(Chào xuân 67, Bài ca xuân 68…). Trước đây, âm hưởng anh hùng ca đã xuất hiện một phần trong các bàiViệt Bắc, Ta đi tới, Ba mươi năm đời ta có Đảng, nhưng đến thời kì chống Mĩ cứu nước, âm hưởng anh hùngca ngày càng nổi lên; sự kết hợp giữa âm hưởng trữ tình và anh hùng ca đã khá nhuần nhị (Theo chân Bác,Nước non ngàn dặm).e. Một tiếng đờn (1979 – 1992) xuất hiện trong tình hình đất nước và quốc tế có nhiều biến động. Hiện thựcbộn bề nhiều mặt đã đi vào tác phẩm của Tố Hữu. Với tập thơ tâm tình này, tác giả bộc lộ những chiêmnghiệm và suy nghĩ sâu sắc trước cuộc đời. Tuy nhiên, mọi sự suy nghĩ về lẽ đời biến đổi, về chuyện nhântình có thể hiện tâm trạng buồn của Tố Hữu nhưng vẫn ẩn chứa niềm tin yêu, hi vọng không bao giờ cạn đốivới Đảng, đất nước, dân tộc (Một nhánh xuân, Chân trời mới, Duyên thầm…).Tố Hữu là một nhà thơ – chiến sĩ. Ông làm thơ trước hết là vì sự nghiệp của dân tộc, của Đảng. Thơ Tố Hữubiểu hiện lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của dân tộc và cách mạng. Cảm hứng nổi bật trong thơ TốHữu là cảm hứng về nhân dân, về cách mạng, cảm hứng về lịch sử hào hùng của dân tộc, chứ không phải làcảm hứng đời tư. Trong thơ Tố Hữu, cái tôi đã hòa với cái ta; cái riêng hòa với cái chung, nghệ sĩ gắn bó vớinhân dân. Thơ Tố Hữu là sự kết hợp nhuần nhị giữa các yếu tố lãng mạn cách mạng và hiện thực, trữ tình vàanh hùng ca, tính dân tộc và tính thời đại. Giọng điệu riêng trong thơ Tố Hữu là giọng tâm tình ngọt ngào,tha thiết. Trên nhiều chặng đường thơ Tố Hữu đã kết hợp hài hòa nội dung với hình thức biểu hiện và tạohiệu quả nghệ thuật cao.Soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu (phần tác phẩm)I. Tác giảII. Tác phẩm1. Hoàn cảnh ra đời, nội dung và vị trí của bài thơBài thơ Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một thành tựu quan trọng của thơ ca kháng chiếnchống Pháp. Bài thơ được Tố Hữu sáng tác vào tháng 12 năm 1945 nhân một sự kiện lịch sử: Trung ươngĐảng và Chính phủ rời chiến khu về thủ đô Hà Nội. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ thể hiện tình cảm gắn bóthắm thiết giữa người ra đi và người ở lại, giữa miền xuôi và miền ngược, giữa người cán bộ với Việt Bắc quêhương của cách mạng, với đất nước và nhân dân, với Đảng và Bác Hồ, với cuộc kháng chiến đã thành kỉniệm sâu nặng trong tâm hồn.Như thế nghĩa là trong niềm vui thắng lợi đón nhận cuộc sống thanh bình, nhà thơ vẫn không quên tìnhnghĩa gắn bó trong những năm gian khổ đã qua và coi đây là cội nguồn sức mạnh tinh thần to lớn cho nhữngngày hiện tại và tương lai. Có thể nói, bài thơ Việt Bắc là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca mà cội nguồnsâu xa của nó là tình cảm quê hương đất nước, là truyền thống ân nghĩa, đạo lí thủy chung của dân tộc.1. Tìm hiểu tác phẩm2.1. Việt Bắc với vẻ đẹp của cảnh và ngườiTình yêu thiên nhiên, đất nước của tác giả được biểu hiện qua sự gắn bó với núi rừng Việt Bắc trong nỗi nhớcủa người cán bộ sắp về xuôi. Cảnh Việt Bắc hiện ra những vẻ đẹp hiện thực và thơ mộng, thi vị gợi rõ nétđộc đáo của Việt Bắc so với nhiều miền quê khác của đất nước. Việt Bắc, đó là hình ảnh “Trăng lên đầu núi,nắng chiều lưng nương”, là hình ảnh bản làng mờ trong sương sớm, những bếp lửa hồng trong đêm khuya,là những “rừng nứa bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy” là tiếng mõ trâu về trong rừng chiều, tiếng “Chày đêm nệncối đều đều suối xa”.Nhưng có lẽ nổi bật nhất trong nỗi nhớ của Tố Hữu về Việt Bắc là sự hòa quyện với người, là ấn tượng khôngthể phai mờ về những người dân Việt Bắc cần cù trong lao động, thủy chung trong nghĩa tình:Ta về, mình có nhớ taTa về, ta nhớ những hoa cùng ngườiRừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mìnhRừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.Qua đó có thể thấy thiên nhiên Việt Bắc hiện ra với những vẻ đẹp phong phú, đa dạng, thay đổi theo thờitiết, từng mùa. Gắn với cảnh tượng ấy là con người giản dị, người đi làm nương rẫy, người đan nón, ngườihái măng… Bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình, họ đã góp phần tạo ra sức mạnh vĩ đại củacuộc kháng chiến. Chính tình nghĩa gắn bó và san sẻ cùng nhau chịu đựng gian khổ, thiếu thốn, cùng nhaugánh vác nhiệm vụ nặng nề, khó khăn giữa nhân dân với bộ đội và cán bộ làm cho hình ảnh Việt Bắc sángngời trong hồi tưởng của nhà thơ. Việt Bắc – đó là hình ảnh những mái nhà “Hắt hiu lau xám, đậm đà lòngson”, hình ảnh người mẹ “Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô’’, là những ngày tháng đồng cam cộng khổ :Thương nhau, chia củ sắn lùiBát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.Có thể nói âm hưởng trữ tình vang vọng trong bài thơ tạo nên khúc ca ngọt ngào, đằm thắm của tình yêuđồng chí với đồng bào, của tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu đời.2.2. Việt Bắc hào hùng trong chiến đấuTheo dòng hồi tưởng của Tố Hữu, bài thơ dẫn ta vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu với những hình ảnh hàohùng, những hoạt động sôi nổi, những âm thanh náo nức, phấn chấn. Ở đây bài thơ tràn đầy âm hưởng anhhung ca mang dáng vẻ sử thi hiện đại bởi vì chỉ cần miêu tả khung cảnh hùng tráng của Việt Bắc, Tố Hữu đãnêu bật khí thế chiến đấu vô cùng mạnh mẽ của dân tộc.Những đường Việt Bắc của taĐêm đêm rầm rập như là đất rungQuân đi điệp điệp trùng trùngÁnh sao đầu súng bạn cùng mũ nanDân công đỏ đuốc từng đoànBước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.Dân tộc ấy đã vượt qua bao gian khổ hi sinh để lập nên những kì tích, những chiến công : Phủ Thông, đèoGiàng, sông Lô, phố Ràng, Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên… Nhưng Tố Hữu không thể miêu tả diễn biến củacuộc kháng chiến mà chỉ đi sâu vào lí giải những cội nguồn sức mạnh đã dẫn tới chiến thắng. Đó là sức mạnhcủa lòng căm thù : Miếng cơm chấm muối, muối thù nặng vai, sức mạnh tình nghĩa thủy chung : Mình đâyta đó, đắng cay ngọt bùi, nhất là sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, của sự hòa quyện gắn bó giữa conngười với thiên nhiên – tất cả tạo thành hình ảnh đất nước lên :Nhớ khi giặc đến giặc lùngRừng cây núi đá ta cùng đánh TâyNúi giăng thành lũy sắt dàyRừng che bộ đội, rừng vây quân thùMênh mông bốn mặt sương mùĐất trời ta cả chiến khu một lòng.Đặc biệt bằng những lời thơ trang trọng mà tha thiết, Tố Hữu đã đi sâu nhấn mạnh hình ảnh và vai trò củaViệt Bắc như là quê hương của cách mạng, căn cứ vững chắc của cuộc kháng chiến. Trong những năm đentối trước cách mạng, hình ảnh Việt Bắc hiện dần từ mờ xa mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù cho đếnxác định như chiến khu kiên cường nơi nuôi dưỡng bao sức mạnh đấu tranh, nơi sản sinh chiều địa danh đãđi vào lịch sử dân tộc.Mình về, có nhớ núi nonNhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt MinhMình đi, mình có nhớ mìnhTân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa ?Trong những năm tháng kháng chiến gian lao, Việt Bắc là nơi có « cụ Hồ soi sáng », có « Trung ương, Chínhphủ luận bàn việc công » để kiên định niềm tin yêu của cả nước đối với Việt Bắc, Tố Hữu lại dùng những câuthơ mang sắc thái, ca dao dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc.Ở đâu đau đớn giống nòiTrông về Việt Bắc mà nuôi chí bềnMười lăm năm ấy, ai quênQuê hương Cách mạng dựng nên Cộng hòa.2.3. Việt Bắc trong cảm hứng về ngày maiTừ tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh và người Việt Bắc, từ niềm tin tưởng vững chắc vào sức mạnh củanhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Tố Hữu vẽ ra viễn cảnh tươi đẹp của Việt Bắc ngày maitrong khung cảnh xây dựng cuộc sống mới hòa bình, phồn vinh.Ngày mai rộn rã sơn khêNgược xuôi tàu chạy, bốn bề lưới giăngThan Phấn Mễ, thiếc Cao BằngPhố phường như nấm như măng giữa trời.Những hình ảnh ấy là mơ ước, khát vọng và cũng là tình nghĩa mà những người cán bộ kháng chiến muốnđền đáp nơi từng là cội nguồn của cách mạng, nơi đã cưu mang, che chở họ trong những ngày đầy gian nanhi sinh.Đặc biệt ở những dòng cuối cùng của bài thơ, người đọc càng hiểu sâu thêm sự sắc sảo, nhạy bén của bàithơ khi hướng về ngày mai, nhà thơ không quên, có mới mà không nới cũ, luôn nghĩ đến nhau và vì nhaugiữa miền xuôi và miền ngược, giữa cán bộ và nhân dân của mình.Mình về thành thị xa xôiNhà cao còn thấy núi đồi nữa chăng?Phố đông còn nhớ bản làngSáng đèn còn nhớ mảnh trăng giữa rừng?Có thể coi đây là lời cảnh báo về sự tha hóa khi có sự thay đổi môi trường, khi người ta có thể quên đi tất cảtình nghĩa năm xưa để chỉ nghĩ đến mình và vì mình. Cho đến hôm nay những lời thơ ấy của Tố Hữu vẫn giữnguyên ý nghĩa thời sự chứ không hề cũ xưa.3. Kết luậnĐiều làm nên sức sống diệu kỳ của bài thơ Việt Bắc là giọng điệu thơ ngọt ngào, dân dã đậm sắc màu cadao. Mạch tình cảm như suối ngầm ẩn tàng trong tâm hồn người Việt. Đó cũng là đặc trưng cơ bản củaphong cách thơ Tố Hữu – luôn đậm đà tính dân tộc.Tâm tình lại gắn với hình ảnh quê hương – với những nét gợi thương gợi nhớ - là mạch tâm linh chảy suốtchiều dài lịch sử, chạm vào sơi dây tình cảm thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam “Anh đi anh nhớ quênhà…”.Cảm hứng chính trị xuyên suốt một đời thơ Tố Hữu. Với tâm tình, lẽ sống của nhà thơ, Việt Bắc là kết tinhcủa tình cảm riêng – chung. Hòa điệu tự nhiên của hai luồng tình cảm: dân tộc và cách mạng. Tiếng nói củanhân vật trữ tình nhâp vai cũng chính là những suy ngẫm, tình cảm của nhà thơ. Thật khó tách bạch chủ thểvà nhân vật. Ở đó là một cái tôi gắn với phẩm chất và tình cảm dân tộc, tiếng nói riêng tư “mình – ta” đã nóihộ tấm lòng của nhân vật và những người con cách mạng. Chất tự sự - trữ tình chính trị như những lời thầmthì tâm sự cùng mọi người, thuyết phục lòng người.III. Luyện tậpBài tập 1.Gợi ý:Nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ mình và ta. Hai đại từ đó có sự hoán đổi cho nhau, khótách rời.Bài tập 2.Bình giảng đoạn thơ từ Ta về mình có nhớ ta đến Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.a. Mở bàiLà người, ai cũng có một miền quê để nhớ, để thương. Có những mảnh đất tuy không phải nơi chôn nhaucắt rốn nhưng vẫn không bao giờ phai mờ trong tâm khảm. Bởi đó là máu thịt, là nơi ghi lại kỉ niệm đẹp nhấtcủa một đời người. Như Chế Lan Viên đã từng triết lí: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở - Khi ta đi đất đã hóa tâmhồn”.Việt Bắc – quê hương của kháng chiến, cách mạng trong những ngày đầu tiên của nền dân chủ cộng hòa đãtrở thành biểu tượng của tấm lòng gắn bó thủy chung với cách mạng, dân tộc. Nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại mốitình sắt son đậm đà “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” trong bài thơ Việt Bắc, bằng tất cả cảm xúc nồngnàn của một hồn thơ đằm thắm thủy chung.Qua bao năm tháng, biến động của lịch sử, tiếng nói thiết tha ấy vẫn rung cảm lòng người, Việt Bắc của ngàyxưa vẫn nguyên vẹn trong lòng người hôm nay: “Ta về… ân tình thủy chung”. Tiếng lòng ân tình thủy chungngày ấy phải chăng đã thấm sâu vào mạch ân tình chung thủy của thi ca dân tộc, cho nên khoảng cách thờigian không làm nhạt nhòa ấn tượng về một vùng rừng núi chiến khi xưa hùng vĩ nên thơ?b. Thân bài1. Cảm nhận chung- Điều làm nên sức sống diệu kỳ của bài thơ Việt Bắc nói chung và đoạn thơ nói riêng là giọng điệu thơ ngọtngào, dân dã đậm sắc màu ca dao. Mạch tình cảm như suối ngầm ẩn tàng trong tâm hồn người Việt. Đócũng là đặc trưng cơ bản của phong cách thơ Tố Hữu – luôn đậm đà tính dân tộc.- Tâm tình lại gắn với hình ảnh quê hương – với những nét gợi thương gợi nhớ - là mạch tâm tình chảy suốtchiều dài lịch sử, chạm vào sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam “Anh đi anh nhớ quênhà…”.- Cảm hứng chính trị xuyên suốt một đời thơ Tố Hữu. Với tâm tình, lẽ sống của nhà thơ, Việt Bắc là kết tinhcủa tình cảm riêng – chung. Hòa điệu tự nhiên của hai luồng tình cảm: dân tộc và cách mạng. Tiếng nói củanhân vật trữ tình nhập vai cũng chính là những suy ngẫm, tình cảm của nhà thơ. Thật khó tách bạch chủ thểvà nhân vật. Ở đó là một cái tôi gắn với phẩm chất và tình cảm dân tộc, tiếng nói riêng tư “mình – ta” đã nóihộ tấm lòng của nhân dân và những người con cách mạng. Chính tự tự - trữ tình chính trị như những lời thìthầm tâm sự cùng mọi người, thuyết phục lòng người.2. Nỗi nhớ- Là cảm xúc chủ đạo của toàn bộ bài thơ, gắn với “ta – mình”, “mình – ta”, là cung bậc thiết tha của tìnhcảm, là miền ký ức không phai mờ của người ra đi.- Nỗi nhớ ở đây mượn nguyên màu sắc ca dao, là sự nối tiếp, là khía cạnh tinh vi trong quan hệ khăng khít:hoa – người. Quê hương hiện hình trong vẻ đẹp cụ thể: vẻ đẹp tinh túy của thiên nhiên (hoa) hòa hợp với vẻđẹp và sức sống của con người.- Mỗi một hình ảnh “hoa cùng người” như đem lại ấn tượng riêng biệt về nét đẹp núi rừng Việt Bắc. Sự nốitiếp, đan xen sắc màu làm nên mạch cảm xúc của đoạn thơ, nỗi nhớ qua từng câu càng đậm đà và mãnh liệthơn. Trên cơ sở đó, nhà thơ hướng toàn bộ tâm tư về con người – nhân dân với những phẩm chất bìnhthường mà vĩ đại.3. Bức vẽ quê hương- Tố Hữu đã khéo léo vận dụng thành công đặc trưng tái hiện không gian vô cực của thi ca – gói trọn bốnmùa Xuân – Hạ - Thu – Đông trong những sắc màu đẹp nhất, hài hòa nhất. Bước luân chuyển của thời gianđược tác giả chọn ở những thời điểm nên thơ, tạo ấn tượng không phai mờ trong ký ức. Nhớ cảnh để nhớngười.Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.Nét son của bức tranh núi rừng ở đây là màu đỏ tươi của hoa chuối. Chấm phá của bức tranh thủy mặc điểmmột sắc đỏ trong không gian xanh bao la, không gian mang sức sống mãnh liệt. Ở đây là cách nhìn của thinhân Á Đông, người đọc có thể nhớ đến một cảm xúc quen thuộc trong thơ Nguyễn Trãi:Hòe lục đùn đùn tán rợp trươngThạch lựu hiên còn phun thức đỏ.(Báo kính cảnh giới – 43)Mùa đông trong câu thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè, không hề có cảm giác lãnh lẽo, bởi sắc đỏchuối như phun trào từ giữa màu xanh của rừng.Bên cạnh nét đẹp của hoa là nét đẹp thật khỏe khoắn của người. “Nắng ánh dao gài thắt lưng” là hình ảnhngười dân miền sơn cước. Cách hoán dụ không phải tình cờ ngẫu nhiên mà chọn con dao đi rừng – vật bất lythân của người miền núi – nét đặc trưng của cuộc sống Việt Bắc. Con người nổi bật trong không gian đèocao, càng nổi bật trong ánh nắng, thành một điểm sáng giữa khung cảnh mùa đông, mang trong mình néthiên ngang hùng vĩ kiêu hãnh của núi rừng.Ngày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.Không gian mùa xuân bừng sáng trong sắc hoa mơ. Sức sống mùa xuân lan tỏa khắp núi rừng Việt Bắc. Giữanền trắng hoa mơ, nổi bật hình ảnh “người đan nón”. Nỗi nhớ ở đây cụ thể đến từng chi tiết: “chuốt từng sợigiang”. Người Việt Bắc hiện lên vẻ đẹp ở nét đẹp cần mẫn, chịu thương chịu khó. Trong cách tả không cómột âm vang nào của núi rừng, nhưng vẻ đẹp của mùa xuân vẫn sinh động nhờ hoạt động của con người.Sợi nhớ, sợi thương đan dày trong tâm tưởng, con người vẻ đẹp tự nhiên trong những công việc tỉ mẩn hàngngày.Ve kêu rừng phách đổ vàngNhớ cô em gái hái măng một mình.Không gian nỗi nhớ hình như ro nét nhất, đậm đầ trong bức tranh mùa hạ. Và cũng đọng lại hình ảnh ngọtngào thân thương nhất của “cô em gái hái măng”. Câu thơ tả cảnh giàu sức biểu cảm, tiếng ve ran gọi màuvàng tràn ngập không gian. Không gian lung linh hơn khi sắc vàng đổ xuống. Ấn tượng màu vàng đẹp nhưbức vẻ tả thực vừa làm xao xuyến lòng người trong tiếng ve going giả gọi hè, như gọi cả màu vàng đất trờivề phủ kín cánh rừng.Nỗi bật giữa khung cảnh là hình ảnh “cô em gái”. Cách gọi biểu lộ niềm thân thương trìu mến của con người.Câu thơ gợi nhớ vẻ đẹp nên thơ của một “cô hái mơ” trong thơ Nguyễn Bính (Thấp thoáng rừng mơ cô háimơ). Nhưng ở đây cô gái Việt Bắc mang vẻ đẹp khỏe khoắn mộc mạc hơn. Một mình nhưng không tạo cảmgiác cô đơn hiu quạnh, vì cả không gian nhuộm rực ánh sáng.Rừng thu trăng rọi hòa bìnhNhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.Không gian chuyển về đêm. Như hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng Việt Bắc. Đêm thu và ánhtrăng như lan tỏa vào màu xanh của núi rừng. Vẻ đẹp của khu rừng dưới ánh trăng gợi lên vẻ huyền ảo.Khung cảnh gọi hồn thơ.Nỗi nhớ cũng mênh mang như ánh trăng, thành “tiếng hát ân tình thủy chung”. Nhớ không cụ thể một đốitượng nào. Như ca dao:Nhớ ai ra ngẩn vào ngơNhớ ai, ai nhớ, bây giờ nhớ ai.Tình người bâng khuâng trong câu thơ gợi cảm xúc đồng điệu giữa kẻ ở người đi. Đọng lại trong nỗi nhớ “ântình thủy chung” dào dạt.c. Kết bàiĐoạn thơ diễn tả nỗi nhớ gần với hình ảnh của núi rừng Việt Bắc. Mỗi mùa mang một sắc màu riêng và bốnmùa hòa chung màu sắc đa dạng, làm nên vẻ hấp dẫn cho bức tranh phong cảnh trữ tình.Thời gian diễn tả tuần tự, nhưng thời gian không làm phai nỗi nhớ. Mỗi mùa đi qua có một khoảnh khắcđáng nhớ - đó là khi trái tim nhà thơ bắt nhịp cùng không gian – cảnh vật.Đó là tình yêu đích thực, rung động chân thành của trái tim nhà thơ. Cũng là tấm lòng của những người conkháng chiến sâu nặng với thủ đô kháng chiến.

Tài liệu liên quan

  • Bài soạn BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG AV 8 TEST1-TEST10 Bài soạn BÀI TẬP BỒI DƯỠNG HSG AV 8 TEST1-TEST10
    • 11
    • 597
    • 1
  • Bài soạn BAI VIỂT 2 LOP 6 Bài soạn BAI VIỂT 2 LOP 6
    • 2
    • 487
    • 0
  • Bài soạn BAI VIỂT 2 LOP 6 Bài soạn BAI VIỂT 2 LOP 6
    • 2
    • 443
    • 0
  • Bài soạn bài 26. Ứng dụng của nam châm Bài soạn bài 26. Ứng dụng của nam châm
    • 25
    • 667
    • 3
  • Bài soạn Bài 4. Sử Dụng Biến Trong Chương Trình Bài soạn Bài 4. Sử Dụng Biến Trong Chương Trình
    • 19
    • 782
    • 2
  • Bài soạn Bài 6: Vẽ đường cong Bài soạn Bài 6: Vẽ đường cong
    • 10
    • 348
    • 1
  • Bài soạn RÈN VIẾT CÂU ĐÚNG SAI Bài soạn RÈN VIẾT CÂU ĐÚNG SAI
    • 7
    • 351
    • 3
  • Soạn bài việt bắc của tố hữu Soạn bài việt bắc của tố hữu
    • 8
    • 690
    • 9
  • Soạn bài : Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra Soạn bài : Buổi chiều đứng ở Phủ Thiên Trường trông ra
    • 1
    • 855
    • 0
  • Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận Soạn bài: Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào trong bài văn nghị luận
    • 3
    • 978
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(59.18 KB - 8 trang) - Soạn bài Việt Bắc(đầy đủ) Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Việt Bắc Soạn đầy đủ