Soạn + Gợi ý Câu Hỏi Trên Lớp Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh
Có thể bạn quan tâm
Soạn bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh nhanh nhất chỉ với 10 phút??? Trọn bộ các câu hỏi giáo viên đặt ra cho học sinh trên lớp về tác phẩm Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh??? Đúng vậy, tất cả sẽ có tại bài viết này của Toploigiai, mời các bạn cùng tham khảo
Mục lục nội dung Soạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (trong 10 phút)Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnhSoạn bài: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (trong 10 phút)
KHÁI QUÁT TÁC PHẨM
ĐỌC - HIỂU TÁC PHẨM
Câu 1
- Em không tán thành ý kiến đó, bởi 2 câu thơ đầu vừa tả cảnh nhưng vẫn chứa tình và 2 câu thơ sau cũng có tình trong cảnh
+ Hai câu thơ đầu: là hình ảnh trăng sáng đẹp kì ảo giữa đêm và cũng là tâm trạng bâng khuâng xao xuyến của tác giả khi nhớ về quê hương
+ Hai câu thơ sau: là nỗi nhớ quê hương đậm nét hơn, rõ ràng và da diết hơn tuy nhiên trong câu thơ vẫn có cảnh đó là vẻ đẹp của vầng trăng thanh tĩnh dịu hiền
⇒ Cảnh và tình tác động lẫn nhau, vẽ cảnh để gợi tả tình và cái tình xuất hiện trên nền của cảnh.
Câu 2
Hai câu thơ cuối giống hệt nhau về: cấu trúc ngữ pháp, từ vựng, số lượng chữ
Động từ | Danh từ | Động từ | Tình từ | Danh từ | |
Câu 3 | Cử | đầu | vọng | minh | nguyệt |
Câu 4 | Đê | đầu | tư | cố | hương |
- Tác dụng của phép đối:
+ Tạo sự liên tiếp trong hành động của tác giả: ngẩng đầu rồi lại cúi đầu cho thấy một tâm trạng bâng khuâng khi ngắm trăng mà nhớ quê
+ Nhấn mạnh nỗi nhớ quê hương cồn cào trong tác giả
Câu 3
- Các động từ đã diễn đạt chính xác hành động của tác giả: từ việc thấy ánh trăng như sương phủ trên mặt đất, ngẩng lên như xác nhận, ngắm trăng và rồi nhớ quê hương da diết, cồn cào- Đó là mạch cảm xúc liền mạch của tác giả: thưởng trăng, ngậm ngùi nhớ quê
LUYỆN TẬP
- Nếu dịch bài thơ Tĩnh dạ tứ thành 2 câu thơ như vậy sẽ không lột tả được trọn vẹn dòng cảm xúc của tác giả:
+ Bởi bài thơ gốc chứa đựng sự bâng khuâng của tác giả, dòng cảm xúc đi từ việc thưởng thức ánh trăng tới nhớ thương quê hương da diết
+ Bài thơ gốc có loạt động từ cho thấy hành động và dòng cảm xúc trằn trọc, những băn khoăn của tác giả trong đêm thanh tĩnh
Gợi ý Câu hỏi giáo viên đặt ra trên lớp bài Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”) là gì?
Trả lời:
- “Tĩnh dạ tứ” thể hiện một cách nhẹ nhàng thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm thanh tĩnh "vọng nguyệt hoài hương"..
- Bài thơ được viết theo thể thơ cổ thể, câu có 5 hoặc 7 chữ, không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật, đối ràng buộc.
Có người cho rằng trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”) hai câu đầu là thuần túy tả cảnh, hai câu cuối thuần túy tả tình. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi: Vị trí miêu tả ánh trăng của nhà thơ ở “sàng tiền” (đầu giường), như vậy thể hiện sự thao thức, trằn trọc không ngủ được của nhà thơ có thể vì trăng đẹp quá, Lý Bạch vốn rất yêu trăng và cả vì nỗi nhớ nhà của kẻ xa quê.
- Câu thơ thứ hai, chữ “nghi” (ngỡ) ánh trăng sáng đã rọi tới đầu giường khiến tác giả ngỡ là sương trên mặt đất. Và vẻ đẹp dường như mơ hồ đó đã làm cho tác giả thao thức trong đêm.
- Như vậy, trong bài thơ này, hai câu đầu thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
Dựa vào bốn động từ “nghi”- "cử" - “đê”- "tư" để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”).
Trả lời:
- Bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), để (cúi) và tư (nhớ) diễn tả hành động, cử chỉ và tâm trạng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. Các động từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh: nghi (ngỡ là) ⇒ cử (ngẩng) ⇒ đê (cúi) ⇒ tư (nhớ).
- Chúng có mối quan hệ vừa chặt chẽ, vừa đối lập, vừa thống nhất với nhau. Nó giống như bốn mốc quan trọng trong cảm xúc của nhà thơ để thấy được sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ: nhân vật trữ tình đang mơ màng trong màn đêm tĩnh lặng thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng, nhà thơ ngẩng lên như là một hành động để mà xác nhận. Nhưng rồi chính cái khoảnh khắc ngẩng đầu kia lại gợi về trong lòng tác giả nỗi niềm của người xa xứ. Hành động cúi đầu như là đang cố nén đi cái cảm xúc mãnh liệt đang trào dâng.
Tác dụng của phép đối được sử dụng trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”) là gì?
Trả lời:
- Tác dụng của phép đối đã diễn tả nổi bật được những cử chỉ vừa thể hiện tâm trạng của nhà thơ trong nỗi nhớ quê hương tha thiết.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình cảm với quê hương của Lí Bạch qua bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”).
Trả lời:
Qua bài thơ “Tĩnh dạ tứ”, ánh trăng trong đêm đã gợi nỗi nhớ quê hương tha thiết trong tâm hồn của người con xa quê, lâu chưa có dịp trở về. Trong đêm khuya thanh vắng, ánh trăng rọi sáng đầu giường khiến nhà thơ như bừng tỉnh và ánh trăng ấy bao trùm lên cả không gian rộng lớn. Ánh sáng ấy mờ ảo, vừa thực mà vừa như mơ. Phải chăng nhà thơ nhìn ánh trăng mà ngỡ là sương bởi ánh trăng được nhìn qua làn nước mắt nhớ thương, sầu muộn đang rớm quanh mi. Và từ nhìn xuống mặt đất, tác giả ngẩng đầu nhìn lên trời khuya ngắm ánh trăng sáng. Trăng vốn là biểu tượng cho sự viên mãn đoàn tụ, cho sự thanh bình nên nỗi nhớ quê hương như ùa về trong tâm trí thi nhân. Hình ảnh vầng trăng trên cao, lặng lẽ trong đêm khuya đã gợi nên nỗi sầu xa xứ, nỗi buồn thương bởi nhớ quê mà chẳng về thăm quê. Bởi vậy, vầng trăng trên cao cũng đơn côi, lạnh lẽo như mình, một nỗi ngậm ngùi, chua xót bất chợt dâng lên trong lòng. Thi sĩ cúi đầu tưởng nhớ quê hương. Cái dáng ngồi bất động, chìm đắm trong suy tư ấy cho thấy tình cảm quê hương của nhà thơ sâu nặng biết chừng nào!
Cảm xúc bao trùm trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”) là gì?
Trả lời:
- Cảm xúc bao trùm: Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của một người sống xa quê.
Vì sao trong bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (“Tĩnh dạ tứ”) tác giả nhìn trăng mà nhớ quê hương?
Trả lời:
- Lí Bạch xa quê từ năm 25 tuổi, trước đó ở quê nhà ánh trăng là hình ảnh quen thuộc và gắn bó với ông, ông rất thích trèo lên đỉnh núi để ngắm trăng. Chính vì thế mà trong những ngày tháng xa quê hễ nhìn thấy vầng trăng sáng thì ông lại nhớ quê nhà.
Từ khóa » Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh Soạn
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh | Ngắn Nhất Soạn Văn 7
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh | Soạn Văn 7 Hay Nhất
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh (trang 123)
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ) - Ngắn Gọn Nhất
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Lí Bạch - Ngữ Văn 7 - Hoc247
-
Soạn Văn 7 VNEN Bài 9: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Tech12h
-
A. Nội Dung Tác Phẩm Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Haylamdo
-
Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Nội Dung Bài Thơ, Hoàn Cảnh Sáng ...
-
Bài Soạn Siêu Ngắn: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Ngữ Văn Lớp 7
-
Soạn Văn 7 Bài: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh | Học Cùng
-
Soạn Văn Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh – Chương Trình Ngữ Văn ...
-
Bài Soạn Siêu Ngắn: Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh - Ngữ Văn Lớp 7
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh (Tĩnh Dạ Tứ) (ngắn Gọn)
-
Soạn Bài Cảm Nghĩ Trong đêm Thanh Tĩnh