Soạn Lịch Sử 10 Bài 25 Trang 125 Cực Chất

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 127 – sgk lịch sử 10

Hãy đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn?

Bài tập 2: Trang 127 – sgk lịch sử 10

Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?

Bài tập 3: Trang 128 – sgk lịch sử 10

Em hãy nhận xét về thủ công nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX?

Bài tập 4: Trang 128 – sgk lịch sử 10

Em có nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam?

Bài tập 5: Trang 128 – sgk lịch sử 10

Đánh giá chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 129 – sgk lịch sử 10

Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn?

Bài tập 2: Trang 129 – sgk lịch sử 10

Hãy nêu những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

Bài tập 3: Trang 129 – sgk lịch sử 10

Hãy nêu các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?

Bài tập 4: Trang 129 – sgk lịch sử 10

Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn:

- Tích cực: giữ được quan hệ với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.

- Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời, dẫn đến tình trang lạc hậu và bị cô lập.

Bài tập 2: Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa: Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lí một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy, cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.

Bài tập 3: Nhận xét về thủ công nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX: Ở nửa đầu thế kỉ XIX, thủ công nghiệp nước ta nhìn chung vẫn duy trì phát triển nghề thủ công truyền thống (cũ).

Bài tập 4: Nhận xét về người thợ thủ công Việt Nam: có tay nghề cao hơn, làm ra những sản phẩm tinh xảo hơn, đẹp hơn nên đã góp phần thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển hơn so với trước đó.

Bài tập 5: Đánh giá chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn: không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của triều đình.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trình bày:

Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân . Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.

- Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam.

- Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.

- Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.

- Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.

- Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ gần 400 điều.

- Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.

Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn: Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít.

Bài tập 2: Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX:

Ưu điểm của kinh tế thời Nguyễn:

  • Nông nghiệp có chính sách nhằm phát triển nông nghiệp.
  • Thủ công nghiệp liên tục phát triển.

Hạn chế của kinh tế thời Nguyễn: Chỉ mang tính chất truyền thống, không có hiệu quả cao; Nghề thủ công công truyền thống không phát triển như trước; Nội thương phát triển chậm chạp, ngoại thương còn dè dặt với các nước phương Tây.

Bài tập 3: Các thành tựu văn hóa tiêu biểu:

- Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa giáo.

- Giáo dục: Chủ yếu là Nho học.

- Sử học: Thành lập Quốc sử quán để lưu trữ và biên soạn các bộ lịch sử lớn.

- Kiến trúc: nổi bật là quần thể cung điện và lăng tẩm ở Huế.

- Nghệ thuật dân gian: vẫn tiếp tục phát triển.

Bài tập 4: Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX: thế giới và đất nước đặt ra là những thử thách, yêu cầu phải tự cường thì nhà Nguyễn đã không đáp ứng làm cho các mâu thuẫn xã hội càng gia tăng, phong trào đấu tranh phản đối chính quyền diễn ra liên tục làm xã hội Việt Nam thời Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phức tạp.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Đánh giá chính sách ngoại giao của nhà Nguyễn:

Nửa đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách ngoại giao là:

1. Phục tùng nhà Thanh

2. Bắt Lào và chân Lạp thuần phục

3. Đóng cửa với các nước phương Tây

Với chính sách ngoại giao đó, đã mang đến những tích cực và tiêu cực đối với nhà Nguyễn:

1. Tích cực: giữ được quan hệ với các nước láng giềng nhất là Trung Quốc.

2. Hạn chế: Đóng cửa không đặt quan hệ với các nước phương Tây, không tạo điều kiện giao lưu với các nước tiên tiến đương thời. Vì vậy, không tiếp cận được với nền công nghiệp cơ khí, dẫn đến tình trang lạc hậu và bị cô lập.

Bài tập 2: Cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa:

- Sự phân chia của Minh Mạng được dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp về mặt địa lí, dân cư, phong tục tập quán địa phương phù hợp với phạm vi quản lí một tỉnh. Là cơ sở để phân chia các tỉnh như ngày nay. Vì vậy, cải cách của Minh Mạng được đánh giá rất cao.

Bài tập 3: Nhận xét về thủ công nghiệp nước ta ở nửa đầu thế kỉ XIX:

1. Ở nửa đầu thế kỉ XIX, thủ công nghiệp nước ta nhìn chung vẫn duy trì phát triển nghề thủ công truyền thống (cũ).

2. Chúng ta đã tiếp cận được chút ít với kĩ thuật phương Tây như đóng thuyền máy chạy bằng hơi nước. Tuy nhiên, do chế độ công thương hà khắc nên chủ dừng lại ở đó.

3. Ở thời điểm này, thủ công nghiệp nước ta không có điều kiện tiếp cận kĩ thuật của các nước tiên tiến, vì vật so với nền công nghiệp phương Tây, thủ công nghiệp nước ta lạc hậu hơn nhiều.

Bài tập 4: Nhận xét gì về người thợ thủ công Việt Nam:

- Người thợ thủ công trong thời kì này có tay nghề cao hơn, làm ra những sản phẩm tinh xảo hơn, đẹp hơn nên đã góp phần thúc đẩy thủ công nghiệp phát triển hơn so với trước đó.

Bài tập 5: Đánh giá chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn:

- Chính sách hạn chế ngoại thương của nhà Nguyễn (nhất là hạn chế giao thương với phương Tây) đã không tạo điều kiện cho sự phát triển giao lưu và mở rộng sản xuất. Không xuất phát từ nhu cầu tự cường dân tộc mà xuất phát từ mua bán của triều đình.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

1. Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.

- Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.

- Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.

- Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.

- Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.

- Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.

- Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.

2. Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:

- Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.

Bài tập 2: Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX:

3. Ưu điểm của kinh tế thời Nguyễn:

- Nông nghiệp có chính sách nhằm phát triển nông nghiệp như: chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang, sửa đê điều…

- Thủ công nghiệp liên tục phát triển, đặc biệt là nghề làm gốm sứ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ..Chính điều đó giúp cho thủ công nghiệp nước ta ngày càng được tổ chức với quy mô lớn.

4. Hạn chế của kinh tế thời Nguyễn:

- Những biện pháp phát triển nông nghiệp chỉ mang tính chất truyền thống, không có hiệu quả cao.

- Nghề thủ công công truyền thống không phát triển như trước

- Nội thương phát triển chậm chạp, ngoại thương còn dè dặt với các nước phương Tây.

Bài tập 3: Các thành tựu văn hóa tiêu biểu dưới thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX là:

1. Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa giáo. Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển.

2. Giáo dục: Chủ yếu là Nho học. Tổ chức đều đặn các kỳ thi, nhưng số người đi thi và đỗ đạt không nhiều.

3. Sử học: Thành lập Quốc sử quán để lưu trữ và biên soạn các bộ lịch sử lớn.

4. Kiến trúc: nổi bật là quần thể cung điện và lăng tẩm ở Huế.

5. Nghệ thuật dân gian: vẫn tiếp tục phát triển.

Bài tập 4: Đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX:

- Dưới thời nhà Nguyễn, mặc dầu triều đình đã cố gắng ổn định nền thống trị và đã có những cống hiến nhất định đến một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa, nhất là lĩnh vực văn hóa. Song trong bối cảnh thế giới và đất nước đặt ra là những thử thách, yêu cầu phải tự cường thì nhà Nguyễn đã không đáp ứng làm cho các mâu thuẫn xã hội càng gia tăng, phong trào đấu tranh phản đối chính quyền diễn ra liên tục làm xã hội Việt Nam thời Nguyễn ngày càng trở nên rối ren và phức tạp như một học giả phương Tây nhận xét “ đang lên cảm sốt trầm trọng”.

Từ khóa » Soạn Sử Lớp 10 Bài 25