Soạn Lịch Sử 10 Bài 33 Trang 163 Cực Chất

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Trang 164 – sgk lịch sử 10

Hãy trình bày những nét lớn nhất về tình hình nước Đức ở giữa thế kỉ XIX?

Bài tập 2: Trang 164 – sgk lịch sử 10

Dựa vào lược đồ, trình bày diễn biến chính của quá trình thống nhất Đức?

Bài tập 3:Trang 167 – sgk lịch sử 10

Kết hợp với lược đồ, hãy trình bày diễn biến quá trình thống nhất I –ta-li-a?

Bài tập 4: Trang 169 – sgk lịch sử 10

Hãy nêu đặc điểm tình hình nước Mĩ giữa thế kỉ XIX?

Bài tập 5: Trang 169 – sgk lịch sử 10

Trình bày diễn biến và kết quả cuộc nội chiến ở Mĩ?

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Trang 169 – sgk lịch sử 10

Tại sao nói : Sự nghiệp thống nhất nước Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản?

Bài tập 2: Trang 169 – sgk lịch sử 10

Hãy cho biết hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Những nét lớn nhất về tình hình nước Đức ở giữa thế kỉ XIX:

- Đức từ một nước nông nghiệp đã trở thành nước công nghiệp.

- Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

- Đức bị chia sẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Bài tập 2: Diễn biến chính của quá trình thống nhất Đức: Năm 1864, Đức gây chiến tranh với Đan Mạch; Năm 1866, Đức gây chiến tranh với Áo, thành lập một liên bang Bắc Đức; Năm 1870 -1871, Đức gây chiến với Pháp thu phục được các bang miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước.

Bài tập 3: Quá trình thống nhất I-ta-li-a được tiến hành với vai trò quan trọng của vương quốc Pi-ê-môn-tê:

- Tháng 4/1859, cuộc chiến tranh chống Áo của liên minh Pháp – Pi-ê-môn-tê thắng lợi.

- Tháng 4/1860, khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân “áo đỏ” cả Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam, sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

- Năm 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a.

- Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ, quân Pháp bị thất bại, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a hoàn thành.

Bài tập 4: Tình hình nước Mĩ giữa thế kỉ XIX:

- Giữa thế kỷ XIX kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.

- Kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp.

- Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.

Bài tập 5: Diễn biến và kết quả cuộc nội chiến ở Mĩ:

Diễn biến:

- Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ.

- Giữa năm 1862, Tổng thống Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.

- Ngày 1/1/1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ, nhiều nô lệ gia nhập vào quân đội miền Bắc, sức mạnh của quân đội Liên bang được tăng cường.

- Ngày 9/4/1865, nội chiến kết thúc.

Kết quả: Thắng lợi thuộc về quân Liên Bang. Chế độ nô lệ ở miền Nam bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Sự nghiệp thống nhất nước Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản vì:

- Mục tiêu: đều nhằm thủ tiêu những tàn dư của chế độ cũ trong nước.

- Lãnh đạo: quý tộc tư sản hoá (I-ta-li-a, Đức) hoặc tư sản (Mĩ).

- Lực lượng: được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả: Đức, I-ta-li-a được thống nhất, thành lập các nhà nước Liên bang, ban hành Hiến pháp mới.

Bài tập 2: Hệ quả: Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đức, I–ta-li-a và ở các nước châu Âu; Hình thành các công ty độc quyền rồi đi đến chủ nghĩa đế quốc; Chính cách thống nhất bằng quân sự góp phần khiến hai nước Đức và I-ta-li-a sau này trở thành những lò lửa chiến tranh.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Phần câu hỏi in nghiêng trong bài

Bài tập 1: Những nét lớn nhất về tình hình nước Đức ở giữa thế kỉ XIX:

1. Giữa thế kỷ XIX, kinh tế nước Đức phát triển nhanh chóng, Đức từ một nước nông nghiệp đã trở thành nước công nghiệp.

2. Công nghiệp và các thành thị phát triển nhanh chóng đã thôi thúc nhiều quý tộc địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa.

3. Tuy nhiên, nước Đức bị chia sẻ thành nhiều vương quốc nhỏ, cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Bài tập 2: Diễn biến chính của quá trình thống nhất Đức:

1. Quá trình thống nhất Đức được thực hiện bằng con đường chiến tranh "từ trên xuống", thông qua vai trò của quý tộc quân phiệt Phổ,đại diện là Bi-xmác.

2. Năm 1864, Đức gây chiến tranh với Đan Mạch

3. Năm 1866, Đức gây chiến tranh với Áo, thành lập một liên bang Bắc Đức.

4. Năm 1870 -1871, Đức gây chiến với Pháp thu phục được các bang miền Nam hoàn toàn thống nhất đất nước.

Bài tập 3: Quá trình thống nhất I-ta-li-a được tiến hành với vai trò quan trọng của vương quốc Pi-ê-môn-tê:

1. Tháng 4/1859, cuộc chiến tranh chống Áo của liên minh Pháp – Pi-ê-môn-tê thắng lợi. Đồng thời cao trào cách mạng của quần chúng chống Áo cũng bùng nổ mạnh mẽ ở miền Trung. Kết quả tháng 3/1860, các vương quốc miền Trung sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê.

2. Tháng 4/1860, khởi nghĩa của nhân dân ở Xi-xi-li-a cùng với đội quân “áo đỏ” cả Ga-ri-ban-đi thống nhất được miền Nam, sáp nhập vào Pi-ê-môn-tê. Vương quốc I-ta-li-a được thành lập, do vua Pi-ê-môn-tê làm QUốc vương, Ca-vua làm thủ tướng.

3. Năm 1866, I-ta-li-a liên minh với Phổ chống Áo giải phóng được Vê-nê-xi-a.

4. Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ bùng nổ, quân Pháp bị thất bại, Rô-ma thuộc về I-ta-li-a. Cuộc đấu tranh thống nhất I-ta-li-a hoàn thành.

Bài tập 4: Tình hình nước Mĩ giữa thế kỉ XIX:

1. Giữa thế kỷ XIX kinh tế Mĩ tồn tại hai con đường: Miền Bắc phát triển nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa; miền Nam kinh tế đồn điền dựa vào bóc lột nô lệ.

2. Nhờ điều kiện thuận lợi kinh tế phát triển nhanh chóng đặc biệt là ngành công nghiệp và cả nông nghiệp. Song chế độ nô lệ cản trở nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

3. Mâu thuẫn giữa tư sản, trại chủ ở miền Bắc với chủ nô ở miền Nam ngày càng gay gắt.

Bài tập 5: Diễn biến và kết quả cuộc nội chiến ở Mĩ:

1. Diễn biến:

- Ngày 12/4/1861, nội chiến bùng nổ.

- Giữa năm 1862, Tổng thống Lin-côn kí sắc lệnh cấp đất ở miền Tây cho dân di cư tạo điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.

- Ngày 1/1/1863, Lin-côn ra sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ, nhiều nô lệ gia nhập vào quân đội miền Bắc, sức mạnh của quân đội Liên bang được tăng cường.

- Ngày 9/4/1865, nội chiến kết thúc.

2. Kết quả: Thắng lợi thuộc về quân Liên Bang. Chế độ nô lệ ở miền Nam bị xóa bỏ, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.

Phần bài tập cuối bài

Bài tập 1: Sự nghiệp thống nhất nước Đức, thống nhất I-ta-li-a và nội chiến Mĩ mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản vì:

1. Về mục tiêu: đều nhằm thủ tiêu những tàn dư của chế độ cũ trong nước, vai trò kinh tế phát triển (Mĩ) hoặc thống nhất đất nước thông qua chiến tranh (Đức), loại bỏ sự thống trị của phong kiến nước ngoài và các thế lực phong kiến bảo thủ (I-ta-li-a), mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

2. Về lãnh đạo: quý tộc tư sản hoá (I-ta-li-a, Đức) hoặc tư sản (Mĩ).

3. Về lực lượng: được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

4. Về kết quả: Đức, I-ta-li-a được thống nhất, thành lập các nhà nước Liên bang, ban hành Hiến pháp mới. vai trò lãnh đạo của quý tộc tư sản hoá được tăng cường. Nước Mĩ chấm dứt chế độ nô lệ ở miền Nam, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ. Sau các cuộc thống nhất Đức, I-ta-li-a, nội chiến ở Mĩ thì các nước này nhanh chóng vươn lên trở thành những nước tư bản phát triển, chủ nghĩa tư bản đã dần trở thành hệ thống thế giới.

Bài tập 2: Hệ quả của cuộc đấu tranh thống nhất Đức, thống nhất I-ta-li-a đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản:

1. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đức, I–ta-li-a và ở các nước châu Âu.

2. Nước Đức và I-ta-li-a có đều kiện đưa nền kinh tế phát triển, từ đó dẫn đến hình thành các công ty độc quyền rồi đi đến chủ nghĩa đế quốc.

3. Chính cách thống nhất bằng quân sự góp phần khiến hai nước Đức và I-ta-li-a sau này trở thành những lò lửa chiến tranh.

Từ khóa » Soạn Sử Bài 33 Lớp 10 Ngắn Nhất