Soạn Sử 9 Bài 10
Có thể bạn quan tâm
Tài liệu hướng dẫn soạn sử 9 bài 10 – Các nước Tây Âu của ĐọcTàiLiệu bao gồm phần tóm tắt lý thuyết và bộ câu hỏi trắc nghiệm , loạt bài hướng dẫn giải bài tập trong các trang từ 42 - 43 sách giáo khoa.
Qua các nội dung soạn lịch sử 9 bài 10 dưới se đây các bạn sẽ nắm vững được các kiến thức quan trọng của bài học này.
Bài 10 sử 9: Các nước Tây Âu
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tình hình các nước Tây Âu đã có những thay đổi to lớn và sâu sắc. Tiêu biểu là sự liên kết các nước Tây Âu trong tổ chức Liên minh châu Âu (EU) - một tổ chức khu vực lớn nhất, chặt chẽ nhất, có những thành công lớn về kinh tế và chính trị.
Nội dung
- 1. Kiến thức cơ bản
- 2. Thuật ngữ và Khái niệm
- 3. Câu hỏi trắc nghiệm
- 4. Giải bài tập SGK
Kiến thức sử 9 bài 10
Những kiến thức quan trọng bạn cần nằm vững của bài này:
I. Tình hình chung
- Về kinh tế:
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và tàn phá nặng nề, kinh tế sa sút (năm 1944, sản xuất công nghiệp Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước Chiến tranh,...
+ Để khôi phục kinh tế, 16 nước Tây Âu đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo “Kế hoạch Mác-san” (còn gọi là kế hoạch phục hưng châu Âu), với số tiền 17 tỉ USD.
+ Kinh tế Tây Âu được phục hồi nhưng phụ thuộc vào Mĩ. - Về đối nội: Giai cấp tư sản cầm quyền các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ,..
- Về đối ngoại:
+ Sau Chiến tranh, nhiều nước Tây Âu tiến hành các cuộc Chiến tranh xâm lược để khôi phục ách thống trị đối với các nước thuộc địa trước đây (Hà Lan xâm lược In-đô-nê-xi-a, Pháp trở lại Đông Dương,..), song cuối cùng đều phải công nhận quyền độc lập của các nước này.
+ Trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh”, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ lập ra (1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Tình hình châu Âu trở nên căng thẳng.
- Về vấn đề nước Đức:
+ Sau Chiến tranh, Đức bị chia làm 4 khu vực đóng quân. Mĩ hợp nhất ba khu vực của Mĩ, Anh, Pháp lập ra Cộng hoà Liên bang Đức (9/1949) và kết nạp vào NATO. Để đối phó lại, Liên Xô thành lập Cộng hoà Dân chủ Đức (10/1949) ở vùng Đông Đức.
+ Được sự giúp đỡ của Mỹ, Anh, Pháp, kinh tế Cộng hoà Liên bang Đức nhanh chóng được khôi phục, vươn lên đứng hàng thứ ba trong thế giới tư bản trong những năm 60, 70 của thế kỷ XX.
+ Ngày 3/10/1990, Cộng hoà Dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà Liên bang Đức trở thành nước Đức thống nhất.
+ Ngày nay, Đức là quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất Tây Âu.
➜ Ôn tập: Trả lời câu hỏi thảo luận trang 42 SGK sử 9 (Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?)
II. Sự liên kết khu vực
- Nguyên nhân dẫn tới sự liên kết khu vực:
+ Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, từ lâu có mối liên kết mật thiết. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hợp tác để phát triển là điều cần thiết.
+ Từ 1950, sau khi kinh tế được phục hồi và bắt đầu phát triển, muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ, các nước Tây Âu phải liên kết lại.
- Quá trình liên kết:
+ Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than, thép châu Âu” (4/1951).
+ Tháng 3/1957, sáu nước: Pháp, Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan và Lúc-xăm-bua cùng nhau thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên từ châu Âu” rồi “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
+ Tháng 7/1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (viết tắt là EC).
+ Tháng 12/1991, các nước EC họp Hội nghị cấp cao ở Hà Lan đã thông qua quyết định quan trọng về việc thống nhất châu Âu và sử dụng đồng tiền chung châu Âu. Cộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu (EU).
- Hiện nay, EU là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới. Năm 1999, số nước thành viên của EU là 15 nước sau đó tăng lên 25 nước (2004).
Thuật ngữ và khái niệm bài 10 sử 9
- Kế hoạch Mác-san: Kế hoạch mang tên Quốc vụ khanh - Marshall - người đề xướng chủ trương bành trướng kinh tế của Mĩ ngày 5/6/1947. Dưới danh nghĩa “viện trợ” kinh tế cho các nước Tây Âu, Mĩ tìm cách vươn lên hàng đầu, điều khiển và can thiệp công việc nội bộ của các nước này.
- Liên minh châu Âu (EU): Liên minh kinh tế - chính trị của các nước châu Âu (tên tiếng Anh là European Union) với 25 nước thành viên (2004)
Câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 10
Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.
1. Cộng đồng châu Âu (EC) ra đời năm:
A. 1951 C. 1965
B. 1957
D. 1967
2. Đồng tiền chung châu Âu ra đời năm:
A. 1993
B. 1995
C. 1999
D. 2000
3. Năm 2004, Liên minh châu  u gồm:
A. 24 nước
C. 27 nước
B. 25 nước
D. 30 nước
4. Hội nghị cấp cao các nước EC (họp tháng 12/1991) được tổ chức tại nước:
A. Đức
B. Pháp
C. Anh
D. Hà Lan
➜ Xem đầy đủ bộ đề trắc nghiệm sử 9 bài 10 và đáp án chi tiết
Giải bài tập SGK
Từ khóa » Tóm Tắt Bài 10 Lịch Sử 9
-
Lý Thuyết Lịch Sử Lớp 9 Bài 10: Các Nước Tây Âu
-
Lịch Sử 9 Bài 10: Các Nước Tây Âu
-
Lý Thuyết Lịch Sử 9 Bài 10: Các Nước Tây Âu Hay, Ngắn Gọn
-
Lý Thuyết Sử 9 Bài 10. Các Nước Tây Âu - TopLoigiai
-
Soạn Sử 9 Bài 10 Ngắn Nhất: Các Nước Tây Âu - Toploigiai
-
Bài 10: Các Nước Tây Âu | Sgk Lịch Sử 9 - Tech12h
-
Bài 10. Các Nước Tây Âu
-
Soạn Sử 9 Bài 10: Các Nước Tây Âu
-
Giải Lịch Sử 9 Bài 10: Các Nước Tây Âu
-
Lịch Sử 9 Bài 10: Các Nước Tây Âu
-
Bài Giảng Lịch Sử 9 Bài 10: Các Nước Tây Âu - TaiLieu.VN
-
Lịch Sử 9 - Bài 10: Các Nước Tây Âu - YouTube
-
Lý Thuyết Và Giải Bài Tập Bài 10 Lịch Sử Lớp 9 | Soạn Sử 9
-
Giải Lịch Sử 9 Bài 10: Các Nước Tây Âu - Xgame