Soạn Sử 9 Bài 10 Ngắn Nhất: Các Nước Tây Âu - Toploigiai

logo toploigiai Đăng nhập Đăng kí Hỏi đáp
  • SOẠN SỬ 9 NGẮN NHẤT
Đặt câu hỏi Soạn sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Các nước Tây Âu icon_facebook Mục lục nội dung Kiến thức lý thuyết Bài 10: Các nước Tây ÂuTrả lời Câu hỏi thảo luận Sử 9 bài 10 ngắn nhấtSoạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 9 bài 10 ngắn nhấtCâu hỏi củng cố kiến thức Sử 9 bài 10Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 Bài 10

Soạn sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Các nước Tây Âu

Trong bài học này Top lời giải sẽ cùng các bạn tóm lược kiến thức cơ bản của Bài 10. Các nước Tây Âu trong sách giáo khoa Lịch sử 9 đồng thời chúng ta sẽ cùng nhau đi đến phần Soạn sử 9 bài 10 ngắn nhất bằng việc trả lời toàn bộ câu hỏi trong nội dung bài. Cuối cùng sẽ là các câu hỏi mở rộng và các bài tập trắc nghiệm áp dụng trong đề kiểm tra.

Vậy bây giờ chúng ta cùng nhau bắt đầu nhé:

Mục tiêu bài học

Sau khi học xong bài, học sinh

- Biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Quan sát lược đồ 21 xác định vị trí các nước thuộc Liên minh châu Âu trên lược đồ và nêu nhận xét về tổ chức này.

- Lập niên biểu về sự thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở châu Âu.

Kiến thức lý thuyết Bài 10: Các nước Tây Âu

I. TÌNH HÌNH CHUNG

   - Các nước Tây Âu bị chiến tranh tranh tàn phá nặng nề.

   - Năm 1948 – 1951, 16 nước Tây Âu phải nhận viện trở của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (Kế hoạch Mác-san) do Mĩ đề ra.

Soạn sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Các nước Tây Âu (ảnh 2)

Các nước nhận viện trợ từ Kế hoạch Mác-san

   - Nền kinh tế các nước châu Âu nhanh chóng được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

   - Về đối nội: giai cấp tư sản cầm quyền tìm cách tu hẹp các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ các các cải cách tiến bộ thực hiện trước đó, ngăn cản phong tào công nhân và dân chủ.

   - Về đối ngoại:

      + Nhiều nước Tây Âu tiến hành chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị với các nước thuộc địa trước đây nhưng đều thất bại.

      + Thời kì Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN.

   - Nước Đức bị chia thành 4 khu vực chiếm đóng.

Soạn sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Các nước Tây Âu (ảnh 3)

Bốn khu vực chiếm đóng của bốn nước: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô

      + Ba khu vực do Anh, Pháp, Mĩ chiếm đóng hợp nhất thành Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949).

      + Khu vực phía Đông do Liên Xô cai quản thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức (10-1949).

   - Mĩ, Anh, Pháp tích cực giúp đỡ Cộng Hòa liên bang Đức khôi phục nền kinh tế, đưa Cộng Hòa liên bang Đức gia nhập NATO.

   - Nền kinh tế Cộng Hòa liên bang Đức phát triển nhanh chóng, vươn lên đứng thứ ba trong giới tư bản.

   - Ngày 3-10-1990, nước Đức thống nhất, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất châu Âu.

II. SỰ LIÊN KẾT KHU VỰC

Soạn sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Các nước Tây Âu (ảnh 4)

Lược đồ Liên minh châu Âu (năm 2007)

   - Từ năm 1950, khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục dần xuất hiện xu hướng liên kết khu vực.

      + Tháng 4 – 1951, 6 nước Pháp,CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”.

      + Tháng 3 – 1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu” ra đời.

   - Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết khu vực;

      + Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt, liên kết để mở rộng thị trường, khắc phục những nghi kị, chia rẽ về chính trị.

      + Liên kết để thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ, cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

   - Tháng 7 – 1967, ba cộng đồng trên sáp nhập thành Cộng đồng châu Âu (EC).

   - Tháng 12 – 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich, thông qua hai quyết định quan trọng:

      + Xây dựng thị trường châu âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO.

      + Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.

   - Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Trả lời Câu hỏi thảo luận Sử 9 bài 10 ngắn nhất

Câu hỏi trang 42 Sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?

Trả lời:

- Năm 1948, 16 nước Tây Âu nhận viện trợ của Mĩ để khôi phục nền kinh tế, làm cho nền kinh tế các nước này phụ thuộc vào Mĩ.

- Giới cầm quyền ở các nước Tây Âu tìm cách thu hẹp các quyền tự do dân chủ, ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.

- Đối ngoại: Sau chiến tranh, nhiều nước Tây Âu đã tiến hành chiến tranh xâm lược trở lại nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây.

- Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO), chạy đua vũ trang, thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

- Lãnh thổ Đức bị các nước Đồng Minh chia nhau chiếm đóng, kiểm soát.

+ 9-1949, Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập và phát triển nhanh chóng.

+ 10-1949, Cộng hòa dân chủ Đức được thành lập,

Câu hỏi trang 43 Sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Hãy xác định trên bản đồ châu Âu sáu nước đầu tiên của EU.

Trả lời:

Soạn sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Các nước Tây Âu (ảnh 5)

- 6 nước đầu tiên của EU (phần tô màu vàng) là: CHLB Đức, Pháp, Bỉ, I-ta-li-a, Hà Lan, Luc-xăm-bua.

Soạn phần Câu hỏi và bài tập Sử 9 bài 10 ngắn nhất

Bài 1 trang 43 Sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Hãy cho biết những mốc thời gian thành lập các tổ chức liên kết kinh tế ở khu vực Tây Âu.

Trả lời:

- Tháng 4-1951, “Cộng đồng than, thép Châu Âu” ra đời gồm sáu nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua.

- Tháng 3-1957, thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.

- Tháng 7-1967, ba cộng đồng trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC).

- Tháng 12-1991, Hội nghị Ma-xtrích quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu mang tên gọi mới là Liên minh Châu Âu (EU).

=> Liên minh Châu Âu là liên minh kinh tế - chính trị lớn nhất thế giới.

Bài 2 trang 43 Sử 9 Bài 10 ngắn nhất: Vì sao các nước Tây Âu có xu hướng liên kết với nhau?

Trả lời:

- Các nước Tây Âu có chung nền văn minh, có nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau.

=> Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường, giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiểu lần trong lịch sử.

- Nền kinh tế phát triển, các nước Tây Âu muốn thoát dần sự lệ thuộc Mĩ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mĩ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

Câu hỏi củng cố kiến thức Sử 9 bài 10

Câu 1: Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu bị thiệt hại như thế nào?

Trả lời 

Những thiệt hại của các nước Tây Âu trong Chiến tranh thế giới thứ hai là :

- Trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhiều nước Tây Âu bị phát xít chiếm đóng và bị tàn phá nặng nề.

- Ở Pháp, năm 1944, sản xuất công nghiệp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh.

- Ở Italia, sản xuất công nghiệp giảm khoảng 30%, sản xuất nông nghiệp chỉ đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước.

- Các nước đều bị mắc nợ (nước Anh nợ tới 21 tỉ bảng Anh thời điểm tháng 6-1945)

Câu 2: Để khôi phục kinh tế, các nước Tây Âu đã làm gì?

Trả lời 

Để khôi phục kinh tế, năm 1948, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a....đã nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo "Kế hoạch phục hưng châu Âu" (Còn gọi là kế hoạch Mac-san) do Mĩ vạch ra. Kế hoạch này được thực hiện từ năm 1948 đến 1951 với tổng số tiền khoảng 17 tỉ USD.

Câu 3: Để nhận viện trợ kinh tế của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân thủ điều gì?

Trả lời 

Để nhận viện trợ kinh tế của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân thủ những điều kiện do Mĩ đặt ra :

- Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp

- Hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ nhập vào

- Gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ (như ở Pháp, I-ta-li-a...)

Câu 4: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối nội như thế nào?

Trả lời 

- Thu hẹp các quyền tự do dân chủ

- Xóa bỏ các cải cách tiến bộ đã thực hiện trước đây như ngừng quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản và trả lại những xí nghiệp đã quốc hữu hóa cho các chủ cũ, giảm trợ cấp phúc lợi xã hội....

- Ngăn cản các phong trào công nhân và dân chủ.

Câu 5: Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) như thế nào?

Trả lời 

- Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây. Nhưng cuối cùng, các nước thực dân Tây Âu đã thất bại, phải công nhận quyền độc lập của các dân tộc ở những nước này.

- Trong bối cảnh "chiến tranh lạnh" gay gắt giữa hai phe, các nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra (4-1949), chạy đua vũ trang, thiết lập nhiều căn cứ quân sự nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), tình hình Đức có gì nổi bật?

Trả lời 

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945), bốn cường quốc Đồng minh là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực chiếm đống và kiểm soát.

- Trong sự đối đấu gay gắt giữa Liên Xô và Mĩ, các khu vực chiếm đóng của Mĩ, Anh, Pháp đã hợp nhất lại thành lập Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949). Ở phía đông, tháng 10-1949, Nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức được thành lập.

- Để thực hiện ý đồ biến Tây Đức thành một lực lượng xung kích chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Mĩ, Anh, Pháp đã tích cực giúp đỡ Cộng hòa Liên bang Đức khôi phục nền kinh tế vào đưa Cộng hòa Liên bang Đức vào khối quân sự Bắc Đại Tây Dương. Nhờ đó, nền kinh tế Cộng hòa Liên bang Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng, vươn lên đứng hàng thứ ba trong thế giới tư bản chủ nghĩa.

- Cùng với sự khủng hoảng của Liên Xô và Đông Âu, ngày 3-10-1990, Công hòa Dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức thành một nước Đức thống nhất.

Câu 7: Xu hướng mới của các nước Tây Âu từ năm 1950 trở đi là gì?

Trả lời 

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là từ năm 1950 trở lại đây, khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục, xu hướng mới ngày càng nổi bật đó là sự liên kết kinh tế giữa các nước trong khu vực.

Câu 8: Vì sao nói Hội nghị cấp cao tại Ma-xtrích (Hà Lan), tháng 11-1991, đánh dấu một mốc mang tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở châu Âu?

Trả lời 

Tại Hội nghị cấp cao tại Ma-a-xtơ-rích (Hà Lan), tháng 11-1991, các nước EC đã thông qua những quyết định quan trọng :

- Xây dựng một thị trường nội địa châu Âu với một liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất là đồng Ơrô (Euro).

-Xây dựng một liên minh chính trị, mở rộng sang liên kết về chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung châu Âu

- Hội nghị cũng quyết định Cộng đồng châu Âu mang tên mới là Liên minh châu Âu (Viết tắt theo tiếng Anh là EU)

Câu 9: 6 nước đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) là những nước nào?

Trả lời 

Sáu nước đầu tiên của Liên minh châu Âu (EU) là : Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Lúc - xăm - bua.

Câu 10: Lập bảng thời gian của 27 quốc gia tham gia Liên minh châu Âu theo thứ tự từ trước đến sau?

Trả lời 

Số thứ tự 

Quốc gia

Năm tham gia Liên minh Châu Âu

1

Pháp

1957

2

CHLB Đức

1957

3

Italia

1957

4

Bỉ

1957

5

Hà Lan

1957

6

Lúc-xăm-bua

1957

7

Anh

1973

8

Đan Mạch

1973

9

Ai-len

1973

10

Hi Lạp

1981

11

Tây Ban Nha

1986

12

Bồ Đào Nha

1986

13

Áo

1995

14

Phần Lan

1995

15

Thụy Điển

1995

16

E-xtô-ni-a

2004

17

Lat-vi-a

2004

18

Lít-va

2004

19

Ba Lan

2004

20

Séc

2004

21

Slô-va-ki-a

2004

22

Hung ga ri

2004

23

Slô-vê-ni-a

2004

24

Síp

2004

25

Man-ta

2004

26

Ru-ma-ni

2007

27

Bun-ga-ri

2007

Phần Câu hỏi trắc nghiệm Sử 9 Bài 10

Câu 1. Để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế đất nước, các nước Tây Âu phải làm gì?

A. Tiến hành cải cách nền kinh tế.

B. Nhận viện trợ từ Mĩ.

C. Thu hẹp các quyền tự do dân chủ.

D. Trở lại xâm lược thuộc địa.

Đáp án: B

Giải thích:

- Năm 1948 – 1951, để nhanh chóng khôi phục nền kinh tế 16 nước Tây Âu phải nhận viện trở của Mĩ theo “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (Kế hoạch Mác-san) do Mĩ đề ra.

=> Nền kinh tế các nước châu Âu nhanh chóng được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.

Câu 2. “Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là gì?

A. “Kế hoạch khôi phục châu Âu”.

B. “Kế hoạch khôi phục nền kinh tế châu Âu”.

C. “Kế hoạch trợ giúp châu Âu”.

D. “Kế hoạch phục hưng châu Âu”.

Đáp án: D

Giải thích:

(SGK – trang 41)

“Kế hoạch Mác-san” có tên gọi khác là “Kế hoạch phục hưng châu Âu” (1948- 1952) do ngoại trưởng Mĩ Mác-san đề xướng viện trợ 17 tỉ USD để giúp các nước Tây Âu khôi phục nền kinh tế với những điều kiện ràng buộc của Mĩ .

Câu 3. Để nhận được viện trợ theo “Kế hoạch Mác-san”, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

A. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập trên thị trường châu Âu.

B. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động.

C. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ.

D. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ.

Đáp án: C

Giải thích:

(SGK – trang 41)

Câu 4. Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm mục đích gì?

A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.

D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Đáp án: B

Giải thích:

+ Thời kì Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN.

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, những nước nào phân chia chiếm đóng lãnh thổ nước Đức?

A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật.

B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản.

C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp.

D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh.

Đáp án: C

Giải thích:

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, bốn cường quốc Đồng minh là Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực chiếm đóng.

Câu 6. Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu:

A. ổn định và có điều kiện phát triển.

B. có sự đối đầu gay gắt giữa các nước.

C. trở nên căng thẳng.

D. có nguy cơ xảy ra một cuộc chiến tranh mới.

Đáp án: C

Giải thích:

Việc các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) làm cho tình hình châu Âu trở nên căng thẳng, các nước tiến hành chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.

Câu 7. Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ mấy trên thế giới tư bản?

A. Thứ nhất B. Thứ hai C. Thứ ba D. Thứ tư

Đáp án: C

Giải thích:

Những năm 60 và 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế Đức vươn lên đứng thứ ba thế giới tư bản, sau Mĩ và Nhật Bản.

Câu 8. Tổ chức liên kết khu vực ra đời đầu tiên là tổ chức nào?

A. Cộng đồng châu Âu.

B. Cộng đồng than thép châu Âu.

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Đáp án: B

Giải thích:

- Từ năm 1950, khi nền kinh tế các nước Tây Âu được khôi phục dần xuất hiện xu hướng liên kết khu vực.

+ Khởi đầu là sự ra đời của “Cộng đồng than thép châu Âu” vào tháng 4 – 1951 do 6 nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan sáng lập.

Câu 9. Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) ra đời có ý nghĩa tích cực nhất là gì?

A. Tạo ra một thị trường chung để đẩy mạnh phát triển kinh tế và ứng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật.

B. Tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, tài chính với Mĩ và Nhật Bản.

C. Tiến tới thống nhất chính sách đối nội, đối ngoại giữa các nước trong cộng đồng.

D. Phát hành đồng tiền chung.

Đáp án: A

Giải thích:

(SGK – trang 42)

Câu 10. Hội nghị cấp cao giữa các nước EC họp tại Ma-xtrich quyết định đổi tên Cộng đồng châu Âu (EC) thành:

A. Cộng đồng châu Âu.

B. Cộng đồng than thép châu Âu.

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

Đáp án: D

Giải thích:

- Tháng 12 – 1991, các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Ma-xtrich, thông qua hai quyết định quan trọng:

+ Xây dựng thị trường châu âu với liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu, có một đồng tiền chung duy nhất. Ngày 1 – 1 – 1999, phát hành đồng EURO.

+Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.

- Năm 1993, Cộng đồng châu Âu được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU), trở thành một trong ba trung tâm kinh tế thế giới.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn xong Bài 10: Các nước Tây Âu trong SGK Lịch sử 9. Mong rằng bài viết trên đã giúp các bạn nắm thật chắc kiến thức lí thuyết, soạn được các câu hỏi trong nội dung bài học dễ dàng hơn qua đó vận dụng để trả lời câu hỏi trong đề kiểm tra và các câu hỏi tình huống khác.

Mời các bạn xem thêm các bài Giải Lịch sử 9 trong Sách bài tậpVở bài tập tại đây nhé:

  • Giải SBT Lịch sử 9: Bài 10. Các nước Tây Âu
  • Giải VBT Lịch sử 9: Bài 10. Các nước Tây Âu
icon-date Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021 Tải về

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng🙁 Không hữu ích😐 Bình thường🙂 Hữu ích🤩 Rất hữu ích
  • Bộ 100 Đề thi Giữa kì, Cuối kì các Môn học mới nhất.
  • Tuyển tập các khóa học hay nhất tại Toploigiai.
Bài trước Bài sau Tìm Kiếm Bài Viết

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

  • Soạn sử 9 Bài 9 ngắn nhất: Nhật Bản
  • Soạn sử 9 Bài 8 ngắn nhất: Nước Mĩ
  • Soạn sử 9 Bài 7 ngắn nhất: Các nước Mĩ - Latinh
  • Soạn sử 9 Bài 11 ngắn nhất: Trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
  • Soạn sử 9 Bài 12 ngắn nhất: Những thành tựu chủ yếu và ý nghĩa lịch sử của cách mạng khoa học - kĩ thuật
  • Soạn sử 9 Bài 13 ngắn nhất: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
Soạn Sử 9 ngắn nhất

Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất

Email: [email protected]

SĐT: 0902 062 026

Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

top loi giai

Hỏi đáp

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

Về chúng tôi

Giáo viên tại Toploigiai

Báo chí nói về chúng tôi

Giải thưởng

Khóa học

icon facebook icon youtube

CÔNG TY TNHH TOP EDU

Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội

DMCA.com Protection Status Group Hỏi bài - Nhận thưởng Tham Gia Nhóm image ads Đặt câu hỏi

Từ khóa » Tóm Tắt Bài 10 Lịch Sử 9