Soạn Thực Hành Tiếng Việt Trang 26 - Ngữ Văn 6 Tập 1 Kết Nối Tri Thức

Thực hành tiếng Việt lớp 6 trang 26 Tập 1 Kết nối tri thứcSoạn Văn 6 Kết nối tri thứcBài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Soạn Văn 6 trang 26 Kết nối tri thức Tập 1

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép với mục đích thương mại.

Câu 1 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là "trở thành, làm cho trở thành hay làm cho tính chất mà trước đó chưa có". Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng theo cách như vậy và giải thích ý nghĩa của những từ đó.

Hướng dẫn trả lời:

- Một số từ có yếu tố hóa: biến hóa, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, hóa trang...

- Giải nghĩa:

Từ có yếu tố "hóa"Giải nghĩa từ
biến hóabiến đổi, thay đổi từ hình thức này sang hình thức khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ cai này sang cái khác
hiện đại hóaquá trình ứng dụng và trang bị những thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, đời sồng
công nghiệp hóaquá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế
hóa trangthay đổi cách ăn mặc, trang điểm, phụ kiện để khiến bản thân khác đi, khiến người ta không nhận ra mình

Câu 2 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Hãy đặt một câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

Hướng dẫn trả lời:

HS tham khảo các câu sau:

đơn điệu
  • Những chiếc váy chỉ có một màu, lại không có họa tiết trang trí nên trông khá đơn điệu.
  • Không gian bữa tiệc khá đơn điệu, không có điểm nhấn hay chi tiết nào nổi bật, gây ấn tượng cho người xem.
  • Tuy món ăn được trang trí đơn điệu, không có gì đặc sắc nhưng hương vị thì vô cùng thơm ngon, khiến thực khách bất ngờ.
  • Căn phòng được trang trí rất đơn điệu.
kiên nhẫn
  • Việc chờ đợi trong một khoảng thời gian dài dần khiến anh ta mất đi kiên nhẫn.
  • Vốn anh ta không phải là người có tính kiên nhẫn, lại còn phải đứng chờ dưới trời nắng to nên anh ta đã bỏ về.
  • Để hoàn thiện bản thân, anh ấy đã đăng kí một khóa học để rèn luyện tính kiên nhẫn.
  • Bố kiên nhẫn chờ em buộc nốt dây giày để đi đến lớp.
cốt lõi
  • Dù đã đọc đi đọc lại ba lần câu chuyện đó, nhưng anh ta vẫn không nắm được cốt lõi của vấn đề
  • Để áp dụng được kiến thức đã học vào đời sống thực tiễn, mọi người cần phải nắm được cốt lõi của bài học đó.
  • Cốt lõi của việc học là chúng ta phải thu về được cho mình những kiến thức hay và bổ ích.

Câu 3 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Chỉ ra và nêu biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ khiến mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.

Hướng dẫn trả lời:

- Biện pháp tu từ: so sánh (tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc)

- Tác dụng:

  • Giúp người đọc dễ dàng tưởng tượng ra nhịp điệu tiếng bước chân của hoàng tử bé, đồng thời hiểu được ý nghĩ của tiếng bước chân ấy đối với cáo - du dương, thú vị như tiếng nhạc, bởi hoàng tử bé là người bạn đem đến những cảm xúc tuyệt vời cho cáo.
  • Hình ảnh so sánh đó đã giúp câu văn trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Câu 4 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn…, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: "Cảm hóa” nghĩa là gì?, cảm hóa mình đi,... Hãy tìm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này và cho biết tác dụng của chúng.

Hướng dẫn trả lời:

- Các lời thoại được lặp lại trong văn bản:

  • Vĩnh biệt
  • Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần
  • Chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn
  • Bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn

→ Tác dụng của việc lặp lại các lời thoại đó là:

  • Nhấn mạnh ý nghĩa, nội dung của lời thoại đó - rất quan trọng
  • Tạo khoảng lặng, khoảng trống trong văn bản, tạo nên chất thơ cho câu chuyện

Câu 5 trang 21 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức: Viết đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Hướng dẫn trả lời:

a) Gợi ý cách viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo:

  • Câu 1: giới thiệu về nhân vật mà em muốn nêu cảm nhận (cáo, hoàng tử bé)
  • Câu 2, 3: miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật đó và cách họ làm quen với người bạn của mình
  • Câu 4, 5: miêu tả tính cách của nhân vật (thông qua cách nhân vật đối xử với bạn bè của mình)
  • Câu 6, 7: tình cảm của em dành cho nhân vật đó

b) Học sinh tham khảo đoạn văn sau:

Trong câu chuyện Nếu cậu muốn có một người bạn, em ấn tượng nhất với nhân vật chú cáo. Thoạt nhìn, chú là một chú cáo bình thường như bao chú cáo khác. Thích ăn gà và sợ hãi thợ săn. Tuy nhiên, hơn cả thế, chú ta có một tâm hồn nhạy cảm, có khát vọng được yêu thương. Vậy nên, tuy còn rụt rè, cáo vẫn ngỏ lời "mời" hoàng tử bé cảm hóa mình. Bởi, để ngoài tiếng bước chân đem đến sợ hãi, cáo sẽ nghe được tiếng bước chân vui tươi, tạo sự thích thú như tiếng nhạc. Và để nó không còn phải cô đơn một mình nữa. Nghe qua thì thật kì lạ, nhưng mà sự thật thì ai mà chẳng sợ cô đơn. Chú cáo thực sự là một nhân vật thú vị.

  • Từ láy: rụt rè, thích thú
  • Từ ghép: ấn tượng, nhân vật, bình thường...

>> Xem thêm các đoạn văn mẫu hay và đa dạng khác tại đây: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy

Soạn Văn 6 trang 26 Kết nối tri thức Tập 1 Ngắn nhất

>> Xem bài soạn ngắn gọn nhất tại đây: Soạn Ngữ văn 6 KNTT ngắn gọn Thực hành tiếng Việt trang 26

Từ khóa » Giải Ngữ Văn 6 Trang 26