Soạn Thực Hành Tiếng Việt Trang 26 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 Soạn Văn ...

Soan thuc hanh tieng Viet trang 26

Soạn văn 6 Kết nối / Soạn thực hành tiếng Việt trang 26 ( Ngữ văn 6 tập 1 - Kết nối tri thức với cuộc sống)

Soạn Thực hành tiếng Việt trang 26 Kết nối tri thức Ngữ văn 6 tập 1

Đọc tài liệu tổng hợp kiến thức và gợi ý trả lời các câu hỏi soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống cho các em học sinh tham khảo.

I. Nghĩa của từ

Câu 1.

Hóa trong cảm hóa là yếu tố thường đi sau một yếu tố khác, có nghĩa là “trở thành, làm cho trở thành hay làm cho có tính chất mà trước đó chưa có. Hãy tìm một số từ có yếu tố hóa được dùng cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó.

Trả lời :

  • biến hóa: thay đổi (thường về hình thức)
  • giáo hóa: dạy dỗ, sửa đổi cho tốt lên
  • công nghiệp hóa: nâng cao tỷ trọng phát triển ngành công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế….
  • Đồng cảm: là khả năng hiểu, cảm nhận những gì người khác đang trải qua, khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác.
  • Cảm hứng: có cảm xúc và hết sức hứng thú, từ đó tạo điều kiện để óc tưởng tượng được sáng tạo, linh hoạt hơn.

Câu 2.

Hãy đặt câu với mỗi từ sau: đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi.

Trả lời :

- Giải nghĩa:

  • đơn điệu: ít thay đổi, lặp đi lặp lại cùng một kiểu, gây cảm giác tẻ nhạt và buồn chán
  • kiên nhẫn: có khả năng tiếp tục làm việc đã định một cách bền bỉ, không nản lòng, mặc dù thời gian kéo dài, kết quả còn chưa thấy
  • cốt lõi: điều quan trọng nhất, mang tính quyết định

- Đặt câu:

+ Đơn điệu

  • Bộ áo này có họa tiết khá đơn điệu.
  • Cuộc sống của tôi thời gian qua hết sức đơn điệu và nhàm chán.

+ Kiên nhẫn

  • Hùng rất kiên nhẫn khi gặp phải bài toán khó.
  • Trên con đường đi tới sự thành công, mỗi một con người cần kiên nhẫn, ý chí, nỗ lực mới gặt hái được thành công.

+ Cốt lõi

  • Điều cốt lõi của văn hóa Việt Nam là những giá trị văn hóa truyền thống.
  • Cốt lõi của tình yêu thương chính là sự cảm thông, quan tâm và chia sẻ.

II. Biện pháp tu từ

Câu 3.

Chỉ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn sau:

Mình sẽ biết thêm một tiếng chân khác hẳn mọi bước chân khác. Những bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất. Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

Trả lời :

- Biện pháp so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang như là tiếng nhạc.

- Tác dụng: Hình ảnh so sánh giúp người đọc hình dung rõ hơn về sức mạnh của tiếng bước chân - giống như tiếng nhạc định hướng cho cáo bước ra khỏi hang. Qua đó tác giả khẳng định sức mạnh to lớn của tình bạn giúp con người cảm nhận được bằng trái tim, vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

Câu 4.

Trong văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn, nhiều lời đối thoại của nhân vật lặp lại chẳng hạn: “Cảm hóa nghĩa là gì”, “Cảm hóa mình đi”. Hãy tìm thêm những lời thoại được lặp lại trong văn bản này, cho biết tác dụng của chúng?

Trả lời :

“Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần”

“Chính thời gian mà mình bỏ ra cho bông hồng của mình…

“Mình có trách nhiệm với bông hồng của mình…” => Tác giả nhấn mạnh động từ "cảm hóa" rất nhiều lần trong đoạn văn với mục đích nhấn mạnh sự kết nối yêu thương qua lại giữa hai nhân vật, không có hàm nghĩa là "ông chủ" và "kẻ phục tùng". Đó là một câu chuyện đạo đức bao trùm cuốn tiểu thuyết. Tình cảm cần được trải nghiệm hơn là dạy dỗ. Chính hành trình của hoàng tử nhỏ đã khiến cậu khám phá được bản thân cũng như thế giới xung quanh.

III. Từ ghép và từ láy

Câu 5.

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) trình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.

Trả lời :

Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

Bài tập thực hành tiếng Việt mở rộng

Câu 1.

Giải thích nghĩa của các từ sau: cẩu thả, tuềnh toàng, du khách, triền miên.

Gợi ý:

  • cẩu thả: không cẩn thận, chỉ qua quýt cốt cho xong.
  • tuềnh toàng: đơn sơ, trống trải.
  • du khách: những người đến tham quan, du lịch.
  • triền miên: liên tục và kéo dài dường như không dứt.

Câu 2.

Tìm và nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong câu sau:

Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

(Ca dao)

Gợi ý:

  • So sánh: công cha - núi Thái Sơn, nghĩa mẹ - nước nguồn.
  • Tác dụng: Người nói muốn khẳng định công lao to lớn của cha mẹ sánh ngang với những thứ to lớn, vĩ đại nhất và không bao giờ có thể cạn.

-/-

Với toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 Ngữ văn tập 1 - Kết nối tri thức, hi vọng các em sẽ chuẩn bị bài học tốt nhất trước khi tới lớp. Chúc các em học tốt môn Ngữ văn 6.

Soạn văn 6 bài 1 (Kết nối tri thức): TÔI VÀ CÁC BẠN

  • Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên
  • Soạn bài thực hành tiếng Việt Trang 20 SGK
  • Soạn bài Nếu cậu muốn có một người bạn...
  • Soạn bài thực hành tiếng Việt Trang 26 SGK 
  • Soạn bài Bắt nạt
  • Soạn Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em
  • Soạn bài Kể lại một trải nghiệm của em
  • Soạn bài Củng cố, mở rộng trang 33
  • Soạn bài thực hành đọc Những người bạn

Từ khóa » Giải Ngữ Văn 6 Trang 26