Soạn Văn 11: Vào Phủ Chúa Trịnh (Tóm Tắt, Bố Cục, Phân Tích)

Vào Phủ Chúa Trịnh được trích từ Thượng Kinh Ký Sự, là một tác phẩm rất xuất sắc của Lê Hữu Trác. Qua đó, ta thấy được tác giả vừa phê phán cuộc sống xa hoa, bệnh tật của phủ Chúa vừa tỏ rõ thái độ kính nghiệp, cứu người chữa bệnh vì y đức chứ không vì danh lợi. Hãy cùng studytienganh tìm hiểu thêm về tác phẩm này ngay sau đây!

 

1. Tóm tắt & Bố cục

 

vào phủ chúa trịnh

Vào Phủ Chúa Trịnh được sáng tác vào thế kỷ 18

 

Bố cục

- Phần 1 được bắt đầu từ đầu đến …để tôi xem mạch Đông cung cho thật kĩ: Miêu tả quang cảnh xa hoa, tráng lệ nhưng lại ngột ngạt trong phủ chúa Trịnh.

 

- Phần 2 là đoạn còn lại: Tường thuật lại quá trình bắt mạch kê đơn và suy nghĩ của Lê Hữu Trác về chuyến đi đến phủ chúa lần này.

 

Tóm tắt

"Vào phủ chúa Trịnh" là hồi ký ghi lại cảm nhận của Lê Hữu Trác trước sự xa hoa, giàu sang của phủ chúa để chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Qua cái nhìn của nhân vật tôi ta có thể thấy phủ chúa tuy xa hoa, tráng lệ nhưng lại tù túng và ngột ngạt. Bước qua cổng lớn, ông phải đi qua nhiều lần cửa nữa, xung quanh phủ cây cối um tùm, hành lang quanh co, những căn phòng cao rộng, những thứ quý giá được bày la liệt. Đến phòng của thế tử, sau khi chẩn bệnh, Lê Hữu Trác nhận ra bệnh của Trịnh Cán là do chốn màn che trướng phủ, nên dẫn đến ấm phủ tạng yếu cộng thêm thời gian dài nên càng thêm trầm trọng. Là một người thầy lương y có y đức, trung quân ái quốc, Lê Hữu Trác đã kê đúng thuốc cho thế tử sau đó từ chối danh lợi để về quê.

 

2. Trả lời một số ý trong SGK

 

vào phủ chúa trịnh

Lê Hữu Trác đã bộc lộ sự chê trách cuộc sống xa hoa và bày tỏ thái độ coi thường danh lợi qua tác phẩm

 

 

Câu 1. Phân tích những chi tiết "đắt" trong đoạn trích, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.

 

Gợi ý trả lời:

 

- Thế tử, một đứa bé mới chỉ 5,6 tuổi, ngồi chễm chệ trên sập vàng để cho thầy thuốc, một cụ già, quỳ dưới đất lạy, rồi cười khen: “Ông này lạy khéo”. Sự khác biệt giai cấp giữa quân và thần trong một xã hội phong kiến được phơi bày một cách trần trụi, chân thật.

 

- Để tới nơi ở của thế tử, Lê Hữu Trác phải đi trong tối om, đi qua độ năm sáu lần trưởng gấm. Phòng chúa đặt sập vàng, cắm nến to trên giá đồng, bày ghế rồng sơn son thếp vàng, nệm gấm. Phòng của thế tử tuy xa hoa, vàng son thật đấy nhưng ngột ngạt và thiếu sinh khí.

 

- Tác giả chủ ý cả đến chi tiết bên trong cái màn, nơi Thánh thượng đang ngự “có mấy người cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sắp chiếu sáng, làm nổi màu mặt phấn và màu áo đỏ.".

 

Qua con mắt quan sát tinh tế, ngôn từ chân thật, sắc sảo của Lê Hữu Trác, cuộc sống xa hoa vô độ của nhà chúa đã được trần trụi phơi bày, không cần thêm bất cứ bình luận gì.

 

 

Câu 2. Những đặc sắc trong bút pháp ký sự của Lê Hữu Trác? Phân tích những nét đặc sắc đó.

 

Gợi ý trả lời

 

Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của Lê Hữu Trác: khả năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, khéo léo trong việc trình bày diễn biến sự việc, lôi cuốn sự chú ý của người đọc, không bỏ sót kể cả những chi tiết nhỏ nhất tạo nên sự chau chuốt, tỉ mỉ, thổi hồn vào từng cảnh vật, sự việc. Do đó có thể nói, tác phẩm Thượng kinh kí sự, đặc biệt là đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh, có một giá trị hiện thực hết sức sâu sắc, giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về sự xa hoa, trụy lạc nơi phủ Chúa, cũng như sự thối nát, xuống cấp của vua chúa phong kiến thế kỷ 18.

 

3. Một số bài phân tích vào phủ chúa trịnh hay nhất

 

vào phủ chúa trịnh

Vào Phủ Chúa Trịnh là một tác phẩm có giá trị hiện thực sâu sắc

 

 

Đề bài: Phân tích giá trị hiện thực sâu sắc trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (trích Thượng Kinh Ký Sự của Lê Hữu Trác).

 

Gợi ý viết bài

 

  1. Phân tích đề
  • Đề bài thuộc dạng định hướng rõ ràng về nội dung và thao tác nghị luận.
  •  
  • Yêu cầu về nội dung: giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích.
  •  
  • Yêu cầu hình thức: trình bày dưới dạng một bài nghị luận văn học, phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản. Dẫn chứng chủ yếu lấy trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.

 

  1. Các ý cần trình bày:
  • Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống trụy lạc, tù túng nơi phủ chúa:
  •  
  • Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên xa hoa, tráng lệ và không kém phần quy củ, sâm nghiêm thể hiện sự uy quyền tột bậc của nhà vua chúa.
  •  
  • Cùng với quang cảnh xa hoa là những sinh hoạt đầy kiểu cách và sự cách biệt giữa giai cấp quân và thần, quý tộc và bần nông.
  •  
  • Từ bức tranh này, chúng ta nhận thấy thái độ phê phán với sự xa hoa, ngột ngạt, xuống cấp của nhà chúa nói riêng và giai cấp quý tộc phong kiến nói chung của Lê Hữu Trác, đồng thời dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị phong kiến thế kỷ 18.

 

Hy vọng với những kiến thức mà studytienganh chia sẻ, các bạn đã có thể nắm rõ được tác phẩm Vào Phủ Chúa Trịnh của Lê Hữu Trác cũng như học tập thật tốt môn Ngữ Văn. Chúc các bạn có những giờ học thật vui vẻ và bổ ích.

 

Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi bài viết và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết mới nhất của studytienganh!

 

 

HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ

Khám phá ngay !
    3 Trang Web Luyện Nghe Tiếng Anh hiệu quả tại nhà ai cũng nên biết !
  • "Quy Cách Đóng Gói" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt
  • Vice versa là gì và cấu trúc cụm từ Vice versa trong câu Tiếng Anh
  • Timeline là gì và cấu trúc từ Timeline trong câu Tiếng Anh
  • "Bowel" nghĩa là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ trong Tiếng Anh
  • Tổng Hợp Từ Vựng Tiếng Anh về Công An
  • TOP kiểu tóc ngắn layer đẹp dành cho nữ nhất định nên thử
  • "Trưởng Phòng Đào Tạo" Tiếng Anh là gì: Cách viết, Ví dụ
  • If Anything là gì và cấu trúc cụm từ If Anything trong câu Tiếng Anh

Từ khóa » Tóm Tắt Vb Vào Phủ Chúa Trịnh