Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh đầy đủ Và Chi Tiết ( CÓ MẪU )
Có thể bạn quan tâm
» Văn Học Lớp 11 » Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh đầy đủ và chi tiết ( CÓ MẪU )
Đề bài các em hãy tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh với đề bài này, các em học sinh lớp 11 sẽ có đáp án ngay trong bài này với đầy đủ ý khi làm bài.
Chốn cung đình nơi vua chúa sinh sống là nơi uy nghiêm và sang trọng. Trong đó tác phẩm nổi tiếng Vào phủ chúa Trịnh của tác giả nổi tiếng Lê Hữu Trác đã miêu tả rất hay nơi phủ chúa. Bài tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh sau đây sẽ giúp các em hiểu hơn về một nơi tráng lệ số một của nhân gian cũng như thái độ, cách hành xử của nhân vật có uy lực trong xã hội thời bấy giờ.
Contents
- 1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- 1.1 Giới thiệu tác giả
- 1.2 Giới thiệu tác phẩm
- 2 Bố cục
- 3 Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh
- 4 Giá trị nội dung
- 5 Giá trị nghệ thuật
Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
Giới thiệu tác giả
Lê Hữu Trác sinh năm 1724 và mất năm 1791, có bút hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, ông sinh ra và lớn lên tỉnh Hưng Yên ngày nay. Ông là một danh y có tiếng từ rất lâu, ông không chỉ là thầy thuốc giỏi, bên cạnh đó ông còn soạn sách, mở các trường dạy học về nghề thuốc với mục đích truyền lại kiến thức y học đến nhiều học trò khác. Trong đó, ông nổi tiếng với bộ “Hải thượng y tông tâm lĩnh”,tác phẩm để đời và lưu truyền đến ngày nay. Tác phẩm là hành trình ông ghi chép lại những thăng trầm những xúc cảm thật nhất của ông trên mọi con đường trong lúc ông đi khám chữa bệnh cho nhân dân.
Giới thiệu tác phẩm
Thể loại: kí sự
Đây là một dạng văn được viết dưới thể ký ghi lại những sự việc, những câu chuyện chân thực.
- Thượng kinh kí sự (kí sự đến kinh đô) là cuốn sách cuối cùng ở trong bộ sách “Hải thượng y tông tâm lĩnh”, ký sự được sáng tác bằng chữ Hán và năm 1783 hoàn thành xong. Tác phẩm này ghi chép và miêu tả lại toàn bộ quang cảnh nơi kinh đô to lớn và xa hoa, hơn hết là cuộc sống lộng lẫy choáng ngợp, cùng với những quyền lực của vua chúa nơi phủ chúa Trịnh. Tất cả sự việc đều là sự thật được tác giả Lê Hữu Trác chứng kiến, nghe được trên đường từ Hương Sơn ra Thăng Long để khám bệnh cho hai thế tử trong cung. Cuối tác phẩm, Lê Hữu Trác trở về lại quê nhà tiếp tục cống hiến tài năng y học của mình cho cuộc đời và sống một cuộc sống lạc quan, tự tại
- Trong đó, tác phẩm kí sự “Vào phủ chúa Trịnh” được lấy từ quyển Thượng kinh kí sự.
Bố cục
“Vào phủ chúa Trịnh” được chia làm hai phần:
Phần 1
Từ đầu cho đến “để tôi xem mạch Đông cung cho thật kỹ” => Nói lên về cuộc sống xa hoa, sang trọng nơi phủ chúa Trịnh
- Cuộc sống và khung cảnh nơi phủ chúa uy nghi, tráng lệ, cuộc sống mơ ước của nhiều người mà không đâu sánh bằng
- Nơi phủ chúa sống rất phép tắc và khuôn phép, người hầu kẻ ra người vô tấp nập, nhộn nhịp chốn phủ chúa thể hiện sự hoành tráng, cao sang.
Phần 2
Còn lại => Nêu lên quá trình mà tác giả Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cũng như bộc bạch suy nghĩ của mình về nơi đây.
- Tác giả tỏ rõ thái độ ngạc nhiên trước khung cảnh sa hoa, lộng lẫy nơi phủ chúa Trịnh. Thế nhưng tác giả lại chẳng quan tâm đến sự giàu có nơi đây.
- Đến khi bắt mạch ông tỏ thái độ hồi hộp, căng thẳng nhưng cũng rất trang nghiêm và tôn kính.
- Ông luôn thể hiện được mình là người có phẩm chất cao quý của người làm nghề y có tâm và đức độ,dửng dưng trước sự cao sang.
Tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh
Trong câu chuyện nhân vật đó chính là tác giả Lê Hữu Trác, người thầy thuốc giỏi giang và tài bai. Ông nhận được lệnh vào phủ chúa Trịnh với yêu câu để chữa bệnh cho hai thế tử, ông bước vào chốn phủ chúa sang trọng, quyền quý nơi phủ chúa, ông cũng là quan của triều đình nhưng khi bắt gặp thấy quang cảnh sung túc, giàu có và tráng lệ nơi phủ chúa Trịnh cũng phải lấy làm ngạc nhiên. Sau khi đi qua từng lớp ửa khác nhau , cuối cùng ông cũng đến được nơi mà chúa sinh sống, nơi đây toàn những thứ đặc biệt, mới lạ, tất cả mọi đồ đạc ở đây đều là đồ quý giá. Trong lúc chờ đợi chúa vào phòng, ông đã được tiếp đãi bằng những món ngon vật lạ có trên đời này, qua đó ông cảm nhận được hương vị của những con người cao sang, quyền quý là như thế nào. Ông đến đây với nhiệm vụ là bắt mạch và xem tình hình bệnh cho thế tử, ông cảm thấy được bệnh thế tử là do thế tử chỉ sống ở nơi chăn êm nệm ấm, không ra bên ngoài mà bệnh đã ngấm lâu nên càng thêm nghiêm trọng. Nghĩ đến nước nhà, ông vẫn lên đơn thuốc cho thế tử dùng để chữa trị bệnh của mình. Khi Lê Hữu Trác hoàn thành xong nhiệm vụ, ông quay trở về quê nhà, chờ đợi lệnh của chúa.
“Vào phủ chính Trịnh” của Lê Hữu Trác đã giúp tái hiện nên quang cảnh chốn cao sang, sung sướng nơi phủ chúa, không nơi đâu bên ngoài sánh bằng. Bên cạnh đó, đoạn trích cũng thể hiện quan điểm của ông coi thường chốn giàu sang, địa vị và danh vọng.
Giá trị nội dung
Bằng tài năng quan sát cẩn thận và ghi chép sự việc một cách tinh tế lại sự thật tai nghe mắt thấy một cách chân thực của mình. Tác giả Lê Hữu Trác đã vẽ lên một bức tranh cuộc sống nhộn nhịp về sự lộng lẫy, xa hoa choáng ngợp nơi phủ chúa Trịnh. Thông qua ngòi bút tài tình của tác giả cho thấy sự trái ngược hoàn toàn về cuộc sống nơi phủ với cuộc sống bình thường bên ngoài phủ chúa. Trong hành trình chữa bệnh trên mọi nẻo miền quê của ông đã gặp rất nhiều cuộc sống khó khăn, vất vả bao nhiêu thì nơi đây đã cho ông thấy được cuộc sống trái ngược hoàn toàn về sự kiêu sa, uy nguy, tráng lệ. Đoạn trích trên của tác giả cũng cho thấy được tấm lòng và phẩm chất cao quý của ông với cốt cách của một danh y đức độ và lương thiện.
Giá trị nghệ thuật
- Với thể loại ký sự cùng với sự tinh tế trong sự quan sát ông đã viết nên một tác phẩm đặc sắc. Sự ghi chép, tường thuật sự việc một cách chi tiết, tạo nên sự lôi cuốn, sinh động cho tác phẩm.
- Tuy được viết bằng thể loại ký nhưng tính chất trữ tình trong đoạn trích cũng được bộc lộ qua việc kết hợp giữa thể loại văn xuôi và thơ ca với nhau.
- Đoạn trích kết hợp các phương thức như tự sự, miêu tả làm tác phẩm trở nên lôi cuốn, hấp dẫn.
Trên đây là tóm tắt Vào phủ chúa Trịnh lớp 11, giúp các em nắm rõ được nội dung của bài. Chúc các em học thật tốt. Hẹn gặp các em trong những nội dung khác.
- Xem thêm: Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) dễ dàng và đơn giản
Lập dàn ý bài thơ Chiều tối (Mộ) dễ dàng và đơn giản
Nội dung và đặc sắc nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Từ khóa » Tóm Tắt Vb Vào Phủ Chúa Trịnh
-
Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh Ngắn Gọn Nhất (6 Mẫu)
-
Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh Hay, Ngắn Nhất (10 Mẫu)
-
Top 3 Bài Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh Lớp 11 - CungHocVui
-
Tóm Tắt Tác Phẩm: Vào Phủ Chúa Trịnh (Lê Hữu Trác) | Văn Học Lớp 11
-
Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh Lớp 11 - Daful Bright Teachers
-
Tóm Tắt Văn Bản Vào Phủ Chúa Trịnh (2 Bài Mẫu Hay Nhất) - TopLoigiai
-
Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh Của Lê Hữu Trác - Kiến Guru
-
Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh
-
Tóm Tắt Vào Phủ Chúa Trịnh Hay, Ngắn Nhất (6 Mẫu) - Nội Thất Hằng ...
-
Soạn Văn 11 Vào Phủ Chúa Trịnh Tóm Tắt - Hoc247
-
Soạn Văn 11: Vào Phủ Chúa Trịnh (Tóm Tắt, Bố Cục, Phân Tích)
-
Vào Phủ Chúa Trịnh - Lê Hữu Trác | Tác Giả
-
[Tóm Tắt] & [Soạn Bài]: Vào Phủ Chúa Trịnh - Soạn Văn 11 - Ibaitap
-
Vào Phủ Chúa Trịnh - Tác Giả, Nội Dung, Bố Cục, Tóm Tắt, Dàn ý