Soạn Văn 6 Bài Thực Hành Tiếng Việt - Chân Trời Sáng Tạo
Có thể bạn quan tâm
Trong bài Lắng nghe lịch sử nước mình của bộ sách Chân trời sáng tạo các em sẽ được củng cố và bổ sung một số kiến thức tiếng Việt về từ ngữ như cấu tạo từ, các thành ngữ. Điều này giúp các em phát triển được năng lực ngôn ngữ, hỗ trợ các kĩ năng nói nghe, viết và đọc hiểu.
- I. Tri thức tiếng Việt
- a. Từ đơn và từ phức ( từ ghép, từ láy)
- b. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
- II. Thực hành tiếng Việt
- 1. Bài tập 1: (SGK/27)
- 2. Bài tập 2 (SGK/27)
- 3. Bài tập 3,4 (SGK/28)
- 4. Bài tập 5 (SGK/28)
- 5. Bài tập 6 (SGK/28)
I. Tri thức tiếng Việt
a. Từ đơn và từ phức ( từ ghép, từ láy)
Từ đơn là từ gồm có một tiếng, từ phức là từ gồm hai tiếng trở lên.
Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy.
Ví dụ: Trong câu văn “Chàng hăng hái, gan dạ, không nề nguy hiểm” có:
- Từ đơn: chàng, không, nề.
- Từ phức gồm:
- Từ ghép: gan dạ, nguy hiểm.
- Từ láy: hăng hái.
b. Nghĩa của một số thành ngữ thông dụng
Thành ngữ là một tập hợp từ cố định, quen dùng. Nghĩa của thành ngữ không phải là phép cộng đơn giản nghĩa của các từ cầu tạo nên nó, mà là nghĩa của cả tập hợp từ, thường có tính hình tượng và biểu cảm.
Ví dụ: Nghĩa của thành ngữ “tay bắt mặt mừng” không đơn giản là nghĩa cộng lại của các từ “tay”, “bất”, “mặt”, “từng” mà là nghĩa của cả tập hợp: sự vồn vã, phấn khởi lộ ra bên ngoài của những người gặp nhau.
II. Thực hành tiếng Việt
1. Bài tập 1: (SGK/27)
Tìm từ đơn, từ phức trong đoạn văn sau:
Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa
(Thánh Gióng)
Gợi ý:
Từ đơn | Từ phức |
vùng, dậy, một, cái, bỗng, biến, thành, một, mình, cao, hơn, trượng, bước, lên, vỗ, vào, ngựa, hí, dài, mấy, tiếng, mặc, cầm, roi, nhảy, lên, mình, ngựa | chú bé, tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, vang dội, áo giáp |
2. Bài tập 2 (SGK/27)
Tìm các từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
Trong khi đó, người trong nhóm dự thi nhanh tay giã thóc, giần sàng thành gạo, lấy nước và bắt đầu thổi cơm. Những nồi cơm nho nhở treo dưới những cảnh cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn cong về trước mặt.
(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)
Gợi ý:
Từ láy | – nho nhỏ – khéo léo |
Từ ghép | – giã thóc – giần sàng – bắt đầu – dự thi – nồi cơm – cánh cung – dây lưng |
3. Bài tập 3,4 (SGK/28)
Tạo ra từ ghép từ các tiếng dưới đây:
a. ngựa | b. sắt | c. thi | d. áo |
Tạo ra từ láy từ các tiếng dưới đây:
a. nhỏ | b. khỏe | c. óng | d. dẻo |
Gợi ý: Học sinh có thể tạo ra nhiều từ ghép, từ láy
Tiếng | Từ ghép | Tiếng | Từ láy |
a. ngựa | con ngựa, ngựa xe, ngựa ô. | a. nhỏ | nho nhỏ, nhỏ nhắn |
b. sắt | ngựa sắt, sắt thép | b. khoẻ | khoẻ khoắn |
c. thi | kì thi, thi đua | c. óng | óng ánh, óng ả (từ láy đặc biệt vì cùng vắng khuyết phụ âm đầu) |
d. áo | áo quần, áo giáp, áo dài | d. dẻo | dẻo dai |
4. Bài tập 5 (SGK/28)
Trong câu văn “Khi tiếng trống hiệu vừa dứt, bốn thanh niên của bốn đội thoăn thoắt leo lên thân cây chuối rất trơn vì đã bôi mỡ. Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì có giúp người đọc hình dung động tác của người dự thi rõ hơn không? Vì sao?
Gợi ý:
– Thoăn thoắt: từ láy tượng hình (gợi ra hình ảnh) diễn tả nhịp độ mau lẹ, dáng vẻ linh hoạt của người dự thi. Nhờ đó người đọc hình dung rõ hơn về sự khỏe mạnh, sung sức của những thanh niên dự thi và không khí hào hứng, sôi nổi của cuộc thi.
– Nếu thay từ “thoăn thoắt” bằng từ “nhanh chóng” thì chỉ giúp người đọc hình dung được mức độ tham gia hoạt động (ngay lập tức tham gia) của người dự thi, không diễn tả được những ý nghĩa trên.
=> Như vậy “Thoăn thoắt” là hợp lý
5. Bài tập 6 (SGK/28)
Trong câu văn “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt”, nếu dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” thì độ “khéo” của người dự thi sẽ giữ nguyên, tăng lên hay giảm xuống? Vì sao?
Gợi ý:
– Nếu dùng từ “khéo” thay cho từ “khéo léo” trong câu văn trên thì độ “khéo” sẽ giảm xuống.
Bởi vì: so với từ “khéo” thì từ láy “khéo léo” trong câu văn: “Những nồi cơm nho nhỏ treo dưới những cành cong hình cánh cung được cắm rất khéo léo từ dây lưng uốn về trước mặt” thể hiện được mức độ cao về sự chuẩn xác, uyển chuyển của động tác “cắm”, sự vừa tầm của nồi cơm nho nhỏ treo trước mặt để tiện cho việc vừa đi vừa nấu.
Xem thêm các nội dung của bài học “Lắng nghe lịch sử nước mình”:
1. Văn bản Thánh Gióng (Truyện dân gian Việt Nam)
2. Văn bản Sự tích Hồ Gươm (Truyện dân gian Việt Nam)
3. Đọc kết nối chủ điểm: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Minh Nhương)
4. Thực hành tiếng Việt bài 1
5. Đọc mở rộng theo thể loại: Bánh chưng bánh giầy (Truyện dân gian Việt Nam)
6. Viết: Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ
7. Nói và nghe: Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất
8. Ôn tập bài 1
5/5 (1 bình chọn)Từ khóa » Gan Dạ Có Phải Từ Ghép Không
-
Phân Biệt Nghĩa Của Hai Từ Gan Dạ, Gan Góc - Nguyễn Minh Minh
-
Trong Các Từ Sau Từ Nào Là Từ Ghép Từ Nào Là Từ Láy Hăng Hái, Gan Dạ ...
-
Từ điển Tiếng Việt "gan Dạ" - Là Gì?
-
Gan Dạ Nghĩa Là - Bài Tập Tiếng Việt Lớp 4 |
-
Đặt Câu Với Từ "gan Dạ"
-
[PDF] HƯỚNG DẪN NHẬN DIỆN ĐƠN VỊ TỪ TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
-
Luyện Từ Và Câu: Mở Rộng Vốn Từ - Dũng Cảm
-
[PDF] THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
-
Sách Bài Tập Ngữ Văn Lớp 6 - Chân Trời Sáng Tạo - Học Tốt
-
Tìm Từ Hán Việt đồng Nghĩa Với Các Từ | Soạn Văn 7 Tập 1
-
Tìm Ví Dụ Về Từ đơn, Từ Phức, Từ Láy, Từ Ghép Tìm Những Từ đồng ...
-
Tìm Từ ở Cột A Phù Hợp Với Lời Giải Nghĩa ở Cột B
-
Mở Rộng Vốn Từ Dũng Cảm, Câu 1.Tìm Các Từ Có Cùng Nghĩa Với Dũng ...
-
Từ đồng Nghĩa Với Từ Gan Dạ Là Gì