Soạn Văn 8 Bài Nước Đại Việt Ta VNEN

Soạn văn 8 bài Nước Đại Việt ta VNENSoạn văn 8 tập 2Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Soạn văn 8 VNEN bài 23: Nước Đại Việt ta do Nguyễn Trãi sáng tác trích trong Bình Ngô đại cáo được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây

Soạn văn 8 bài Nước Đại Việt ta VNEN

  • A. Hoạt động khởi động
    • 1. Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi.
  • B. Hoạt động hình thành kiến thức
    • 1. Đọc văn bản Nước Đại Việt ta
    • 2. Tìm hiểu văn bản
    • 3. Tìm hiểu về hành động nói (tiếp theo)
  • C. Hoạt động luyện tập
    • 1. Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.
    • 2. Chỉ ra các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu đó thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?
    • 3. Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:
    • 4. Luyện tập về luận điểm
  • D. Hoạt động vận dụng
    • 1) So sánh với bài Sông núi nước Nam (đã học lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.
    • 2) Hãy lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho các cách hỏi đường dưới đây. Lí giải sự sắp xếp, lựa chọn đó.
    • 3. Giả sử em là tổ trưởng và trong tổ em tháng này có bạn An tiến bộ về nhiều mặt rất đáng được tuyên dương trước lớp. Em cần khẳng định điều đó với giáo viên chủ nhiệm. Em sẽ lựa chọn những luận điểm nào để trình bày ý kiến của mình.
    • E. Hoạt động mở rộng

A. Hoạt động khởi động

1. Trình bày những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi.

Bài làm:

I) Cuộc đời:

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở Chi Ngại (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) sau rời về làng Ngọc Ổi (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, một học trò nghèo, học giỏi, đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mẹ là Trần Thị Thái, con của quan Đại Tư đồ Trần Nguyên Đán, một qúy tộc đời Trần. Ông ngoại và cha đều là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân vì nước ấy.

Lên sáu tuổi, mất mẹ, lên mười, ông ngoại qua đời, Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê nơi cha dạy học. Ông gần gũi nông thôn từ đó.

Năm hai mươi tuổi, năm 1400, ông đỗ Thái học sinh và hai cha con cùng ra làm quan cho nhà Hồ.

Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng với cha con Hồ Quí Li và các triều thần khác. Nguyễn Trãi và người em trai đi theo chăm sóc. Nghe lời cha khuyên, ông trở về, nhưng lại bị giặc Minh bắt giữ ở Đông Quan. Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường cứu nước. Ông tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông có đóng góp lớn vào phương kế đuổi giặc. Ông là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chống quân Minh xâm lược.

Ông tiếp tục phục vụ dưới triều đại vua Lê Thái Tổ và Lê Thái Tông với chức vụ Nhập nội hành khiển và Thừa chỉ.

Năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị kết án tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Hơn hai mươi năm sau (năm 1464), Lê Thánh Tông mới giải oan cho ông, rồi cho sưu tầm lại thơ văn ông và tìm người con trai sống sót cho làm quan. Nguyễn Trãi là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông nằm trong danh sách 14 anh hùng dân tộc Việt Nam.

II) Sự nghiệp sáng tác

Nguyễn Trãi đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hoá và văn học. Các tác phẩm về quân sự, chính trị, Nguyễn Trãi có Quân trung từ mệnh tập và Đại cáo bình Ngô - một áng “thiên cổ hùng văn”, là những tác phẩm tiêu biểu. Về thơ ca, ông có Ức Trai thi tập – tập thơ chữ Hán và Quốc âm thi tập – tập thơ Nôm đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm về lịch sử như Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng và tác phẩm Dư địa chí – một tác phẩm có giá trị cả về địa lí, lịch sử và dân tộc học.

Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Với Quân trung từ mệnh tập và Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tư tưởng yêu nước, thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản Nước Đại Việt ta

2. Tìm hiểu văn bản

a) Hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” cho thấy cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là gì?

Bài làm:

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. “Yên dân” tức là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà trong hoàn cảnh “quân điếu phạt” Minh xâm lược, muốn dân được yên thì trước hết phải lo “trừ bạo”.

b) So với bài Sông núi nước Nam, ở văn bản này Nguyễn Trãi đã kế thừa và phát triển những căn cứ nào để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc?

Bài làm:

So với bài Sông núi nước Nam, ở văn bản này Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục kế thừa những căn cứ trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc (Núi sông bờ cõi đã chia / Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương).

Nhưng ngoài hai phương diện này, ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn khi khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc trên 3 phương diện mới: Nền văn hiến lâu đời (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống lịch sử anh hùng (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã).

c) Phân tích ý nghĩa và hình thức biểu đạt của hai câu: “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”.

Bài làm:

Hai câu “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương” có ý nghĩa khẳng định về chế độ, chủ quyền riêng của đất nước Đại Việt ta.

Về hình thức, hai câu có sự đăng đối đối chặt chẽ với nhau, đặt các triều vua nước ta song song và ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. Qua đó, ý thơ mạnh mẽ và tự hào khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, không hề có quan hệ nước lớn - nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm.

d) Trong 6 câu cuối của đoạn trích, tác giả đã đưa ra những “chứng cớ còn ghi” trong sử sách. Em có nhận xét gì về những “chứng cớ” này?

Bài làm:

Những “chứng cớ còn ghi” được liệt kê trong 6 câu cuối của đoạn trích có giá trị như một bản cáo trạng đanh thép về những thất bại nhục nhã của kẻ thù khi đem quân sang xâm lược nước ta. Hàng loạt tên của giặc được liệt kê: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã liền theo đó là những địa danh lẫy lừng gắn với thất bại thê thảm của giặc và cũng là chiến thắng vang dội của ta: cửa Hàm Tử, sông Bạch Đằng. Nhịp câu thay đổi đột ngột, trở nên ngắn và đanh hơn; các câu lại đối nhau rất chặt “Lưu Cung” - "Triệu Tiết", "tham công” - "thích lớn", "nên thất bại" - "phải tiêu vong", "Cửa Hàm Tử" - "Sông Bạch Đằng", "bắt sống Toa Đô” - "giết tươi Ô Mã",... Những “chứng cớ” lịch sự này được tác giả đưa ra nhằm nhấn mạnh ý: những thế lực phi nghĩa ắt phải tiêu vong, đổng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng về phía những người đấu tranh cho chính nghĩa.

e) Những nhận xét sau nói về giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Nước Đại Việt ta”. Khoanh tròn vào Đ (đúng) hoặc S (sai) với mỗi trường hợp:

Nhận xét

Đúng

(Đ)

Sai

(S)

(1) Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

Đ

S

(2) Câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt, giàu nhịp điệu.

Đ

S

(3) Các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng rất hiệu quả.

Đ

S

(4) Nghệ thuật đối được sử dụng rất tài tình, đầy dụng ý.

Đ

S

Bài làm:

Nhận xét

Đúng

(Đ)

Sai

(S)

(1) Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng giàu sức thuyết phục.

Đ

S

(2) Câu văn dài ngắn, biến hóa linh hoạt, giàu nhịp điệu.

Đ

S

(3) Các phép tu từ ẩn dụ, nhân hóa được sử dụng rất hiệu quả.

Đ

S

(4) Nghệ thuật đối được sử dụng rất tài tình, đầy dụng ý.

Đ

S

g) Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi là ở chỗ kết hợp hài hòa lí lẽ và dẫn chứng. Qua đoạn trích Nước Đại Việt ta hãy chứng minh điều đó.

Bài làm:

Sự kết hợp hài hòa giữa lí lẽ và dẫn chứng đã tạo nên sức thuyết phục cao cho văn chính luận Nguyễn Trãi.

Trong văn bản Nước Đại Việt ta, đầu tiên tác giả nêu lên tư tưởng nhân nghĩa: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân diếu phạt trước lo trừ bạo”. Muốn cho nhân dân được hưởng thái bình, thịnh trị thì trước hết phải lo trừ bạo, diệt trừ kẻ gian ác. Sau khi nêu lên nguyên lý nhân nghĩa, ông khẳng định đầy đanh thép về nền độc lập của đất nước Đại Việt. Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, trong lí lẽ của mình, Nguyễn Trãi đưa ra những yếu tố xác đáng: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, có nền văn hóa lâu đời, có phong tục tập quán riêng, có lịch sử tồn tại lâu dài qua các triều đại, có nhân tài hào kiệt. Để khẳng định những lí lẽ này và khẳng định sức mạnh của chân lí, của chính nghĩa, Nguyễn Trãi đã đưa ra một loạt các dẫn chứng cụ thể trong lịch sử nước Nam:

"Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã

Việc xưa xem xét

Chứng cớ còn ghi”.

Những “chứng cớ còn ghi” này kết hợp với những lí lẽ đầy mới mẻ đã tạo nên sức thuyết phục tuyệt vời cho Nước Đại Việt ta.

3. Tìm hiểu về hành động nói (tiếp theo)

a) Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý (1). Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy (2). Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm (3). Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày (4). Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến (5).

(Hồ Chí Minh,Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

(1) Xác định kiểu câu và mục đích nói của mỗi câu trong đoạn trích.

(2) Có phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với một mục đích nói không? Vì sao?

Bài làm:

(1) Kiểu câu của các câu trong đoạn trích là câu trần thuật.

Mục đích nói của mỗi câu:

[1] Trình bày

[2] Trình bày

[3] Trình bày

[4] Điều khiển

[5] Điều khiển

(2) Không phải mỗi kiểu câu lúc nào cũng tương ứng với mục đích nói. Vì hành động nói có thể thực hiện bằng cách trực tiếp (dùng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó) và gián tiếp (bằng các kiểu câu khác).

b) Nối câu ở cột A với hành động nói phù hợp ở cột B.

A

B

(1) Sao con lại để quần áo lôi thôi, luộm thuộm thế này?

a) Bộc lộ cảm xúc

(2) Anh có thể chỉ cho tôi đường đến chợ huyện không?

b) Hỏi

(3) Ngày mai thời tiết thế nào nhỉ?

c) Dự đoán

(4) Chúng tôi sẽ phải đi rất nhanh mới có thể kịp giờ lên tàu.

d) Cầu khiến

(5) Anh ta sẽ giữ đúng lời hứa đấy!

e) Trình bày

g) Hứa hẹn

Bài làm:

(1) – a

(2) – d

(3) – b

(4) – e

(5) – c

C. Hoạt động luyện tập

1. Khái quát trình tự lập luận của đoạn trích Nước Đại Việt ta bằng một sơ đồ.

Bài làm:

Nguyên lí nhân nghĩa

Yên dân

Trừ bạo

Nền độc lập của đất nước Đại Việt

Văn hiến

Lãnh thổ

Phong tục tập quán

Lịch sử

Các triều đại

Sức mạnh của nhân nghĩa và sự thất bại tất yếu của kẻ xâm lược

2. Chỉ ra các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu đó thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời tôi bằng một giọng rất buồn rầu:

- Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay bây giờ em nghĩ thế này… Song anh cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phán bảo:

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

- Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Bài làm:

Những câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích:

- Song anh cho phép em mới dám nói.

- Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

- Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh., phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

- Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi.

Thể hiện quan hệ và tính cách các nhân vật:

Dế Choắt là người yếu đuối hơn nên nói lời đề nghị một cách khiêm nhường, nhã nhặn, có chút ngập ngừng, sợ sệt.

Dế Mèn kiêu căng, tỏ ra mình là bẻ trên nên lời nói tỏ ra huênh hoang, hách dịch.

3. Mỗi mục đích nói có thể được thực hiện bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Cho ví dụ cụ thể theo mẫu:

Mục đích nói

Cách thực hiện

Gián tiếp

Trực tiếp

Chào

Ông đi làm về ạ?

Cháu chào ông ạ!

Bộc lộ cảm xúc

Cầu khiến

Hứa hẹn

Bài làm:

Mục đích nói

Cách thực hiện

Gián tiếp

Trực tiếp

Chào

Ông đi làm về ạ?

Cháu chào ông ạ!

Bộc lộ cảm xúc

Mình được giải nhất thật sao?

Ôi mình được giải nhất này!

Cầu khiến

Anh có thể tắt thuốc lá đi được không?

Anh tắt thuốc lá đi!

Hứa hẹn

4. Luyện tập về luận điểm

a) Luận điểm là gì? Khoanh tròn chữ cái trước phương án đúng.

A – Là vấn đề được đưa ra giải quyết trong bài văn nghị luận.

B – Là một phần của vấn đề được giải quyết trong bài văn nghị luận.

C – Là những tư tưởng, quan điểm mà người viết (nói) đưa ra trong bài văn nghị luận.

D – Là tư tưởng, quan điểm chính được trích dẫn trong bài văn nghị luận.

b) Những nhận xét sau nêu lên yêu cầu của luận điểm. Khoanh tròn vào ô D (đúng) hoặc S (sai) với mỗi nhận xét sau :

Nhận xét

Đúng

(Đ)

Sai

(S)

(1) Luận điểm cần chính xác, rõ ràng.

Đ

S

(2) Luận điểm phải phù hợp hoặc làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận.

Đ

S

(3) Giữa các luận điểm phải vừa có sự liên kết, vừa có sự phân biệt để tránh trùng lặp.

Đ

S

(4) Luận điểm chính được dùng làm luận điểm xuất phát của bài viết nên cần phải nêu đầu tiên.

Đ

S

(5) Các luận điểm cần sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Đ

S

Bài làm:

a) Chọn C

b)

Nhận xét

Đúng

(Đ)

Sai

(S)

(1) Luận điểm cần chính xác, rõ ràng.

Đ

S

(2) Luận điểm phải phù hợp hoặc làm sáng tỏ được vấn đề cần nghị luận.

Đ

S

(3) Giữa các luận điểm phải vừa có sự liên kết, vừa có sự phân biệt để tránh trùng lặp.

Đ

S

(4) Luận điểm chính được dùng làm luận điểm xuất phát của bài viết nên cần phải nêu đầu tiên.

Đ

S

(5) Các luận điểm cần sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

Đ

S

c) Đoạn văn sau đây nêu luận điểm "Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc" hay " Nguyễn Trãi như một ông tiên ở trong tòa ngọc"? Hãy giải thích sự lựa chọn của em.

Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã ca ngợi Nguyễn Trãi như sau: "Gió thanh hay hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho đất nước, từ xưa chưa có bao giờ...". Nguyễn Trãi không phải là một ông tiên. Nguyễn Trãi là người chân đạp đất Việt Nam, đầu đội trời Việt Nam, tâm hồn lồng lộng gió của thời đại lúc bấy giờ, thông cảm sâu xa với nỗi lòng dân lúc bấy giờ, suốt đời tận tụy cho một lí tưởng cao quý. Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc. Nguyễn Trãi rất xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta. Ca ngợi người anh hùng dân tộc, chúng ta đã rửa "mối hận nghìn năm" của Nguyễn Trãi!

(Phạm Văn Đồng, Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)

Bài làm:

Cả hai luận điểm nêu trên đều chưa thực sự phù hợp. Ta có thể thay đổi thành luận điểm : “Nguyễn Trãi là tinh hoa của đất nước, dân tộc và thời đại lúc bấy giờ”.

Lựa chọn như vậy vì hai luận điểm mà đề bài đưa ra đều không khái quát, thâu tóm được vấn đề chính mà đoạn văn nói đến.

d) Nếu phải viết một bài tập làm văn giải thích vì sao con người cần phải sống có trách nhiệm, em sẽ lựa chọn những luận điểm nào dưới đây :

- Giải thích thế nào là sống có trách nhiệm.

- Những biểu hiện của lối sống có trách nhiệm.

- Là học sinh, cần nêu cao những trách nhiệm gì?

- Vì sao cần phải sống có trách nhiệm?

- Con người hiện nay đã sống có trách nhiệm hay chưa?

- Tác dụng/ lợi ích của lối sống có trách nhiệm.

- Sống có trách nhiệm với gia đình là thế nào?

Hãy sắp xếp những luận điểm đã lựa chọn theo một trình tự hợp lí (có thể bổ sung thêm nếu cần). Giải thích về sự sắp xếp, bổ sung đó.

Bài làm:

- Giải thích thế nào là sống có trách nhiệm.

- Những biểu hiện của lối sống có trách nhiệm.

- Vì sao cần phải sống có trách nhiệm?

- Con người hiện nay đã sống có trách nhiệm hay chưa?

- Là học sinh, cần nêu cao những trách nhiệm gì ?

Các luận điểm trên được sắp xếp theo trình tự của cấu trúc một bài văn nghị luận về tư tưởng đạo lí:

Giải thích tư tưởng – Biểu hiện của tư tưởng – Lí giải vì sao – Mở rộng, phản đề - Bài học nhận thức và hành động.

D. Hoạt động vận dụng

1) So sánh với bài Sông núi nước Nam (đã học lớp 7), em hãy chỉ ra sự tiếp nối và phát triển của ý thức dân tộc trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

Bài làm:

So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nước Đại Việt ta vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ở văn bản này Nguyễn Trãi vẫn tiếp tục kế thừa những căn cứ trên hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc (Núi sông bờ cõi đã chia / Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lập - Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương).

Nhưng ngoài hai phương diện này, ý thức dân tộc trong Nước Đại Việt ta đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện hơn khi khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc trên 3 phương diện mới: Nền văn hiến lâu đời (vốn xưng nền văn hiến đã lâu), phong tục tập quán riêng (phong tục Bắc Nam cũng khác), truyền thống lịch sử anh hùng (Cửa Hàm Tử hắt sống Toa Đô - Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã). Có thể nói, quan niệm của Nguyễn Trãi về chủ quyền độc lập dân tộc đã toàn diện và sâu sắc hơn.

2) Hãy lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên cho các cách hỏi đường dưới đây. Lí giải sự sắp xếp, lựa chọn đó.

a) Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ở đâu ạ.

c) Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu vực này không ạ?

d) Đường đến bưu điện đi lối nào hả bác?

e) Bưu điện ở chỗ nào bác ơi?

g) Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ!

Bài làm:

Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:

c) Bác ơi, bác cho cháu hỏi thăm có bưu điện nào gần khu vực này không ạ?

b) Bác làm ơn chỉ giúp cháu đường đến bưu điện ở đâu ạ.

g) Bác ơi, bác chỉ giúp cháu đường đến bưu điện với ạ!

a) Bác ơi, có cái bưu điện nào ở gần đây không ạ?

d) Đường đến bưu điện đi lối nào hả bác?

e) Bưu điện ở chỗ nào bác ơi?

Những cách hỏi ở trên được ưu tiên vì mang tính lịch sự, tế nhị cao.

3. Giả sử em là tổ trưởng và trong tổ em tháng này có bạn An tiến bộ về nhiều mặt rất đáng được tuyên dương trước lớp. Em cần khẳng định điều đó với giáo viên chủ nhiệm. Em sẽ lựa chọn những luận điểm nào để trình bày ý kiến của mình.

Bài làm:

- Bạn có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, kỷ luật của lớp, của trường.

- Trong lớp bạn chú ý nghe giảng và hăng hái xung phong phát biểu.

- Điểm số của bạn đã cải thiện tích cực so với tháng trước.

E. Hoạt động mở rộng

Lựa chọn một văn bản nghị luận đã học hoặc đã đọc và tìm hiểu về việc trình bày luận điểm trong văn bản đó.

Bài làm:

Văn bản nghị luận: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Bài viết nêu ra 3 luận điểm lớn, mỗi luận điểm này lại được cụ thể hoá bằng một hệ thống luận cứ, dẫn chứng sinh động, cụ thể theo một trình tự lập luận rất hợp lí và chặt chẽ:

Luận điểm 1: Trong hành trang vào thế kỉ mới, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.

  • Từ cổ chí kim bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử;
  • Trong thời kì kinh tế tri thức phát triển thì vai trò của con người lại càng nổi trội.

Luận điểm 2: Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.

  • Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế;
  • Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghìn năm lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.

Luận điểm 3: Những cái mạnh, cái yếu của người Việt Nam cần được nhận thức rõ trong quá trình xây dựng nền kinh tế mới.

Soạn văn bài: Nước Đại Việt ta - Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 8 tập 2 trang 42. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Trên đây đã hướng dẫn các bạn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong SGK VNEN lớp 8. Hy vọng sẽ giúp các bạn rút ngắn thời gian soạn bài, củng cố kiến thức. Chúc các bạn học tốt

............................................

Ngoài Soạn văn 8 bài Nước Đại Việt ta VNEN. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 8, soạn bài 8 hoặc đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt

Từ khóa » Soạn Lý 8 Vnen Bài 23