Sốc Văn Hoá Khi đi Du Học - Không Phải Ai Cũng Hiểu! Phần 1 - VICAT
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã thử nghĩ xem khi bất ngờ mở mắt ra bạn không nằm trên giường của mình, phòng của mình. Bật dậy mở cửa sổ thì bạn đã ở 1 nơi cách xa đất nước mình gần chục ngàn cây số. Một đất nước Đức xa xôi với Việt Nam. Cảm giác đầu tiên của bạn sẽ như thế nào? Là hụt hẫng hay vui thú khi mình đang ở một môi trường mới, làm quen mọi thứ mới tinh từ đầu. Bạn có sẵn sàng trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau, nếm những món ăn với đủ loại gia vị chưa từng thử mà chỉ thấy trên các video clip hay thấy trên facebook, trên TV?
Và bạn đến lớp học bằng thứ ngôn ngữ với rất nhiều từ lóng địa phương, những cuộc nói chuyện giữa những người bạn bản địa với nhau đều khác biệt hoàn toàn với bạn. Bạn nghe nhưng chỉ hiểu lưng chừng rồi cảm thấy bất lực vì không thể hiểu hay không thể giao tiếp một cách trôi chảy ? bạn “chân ướt chân ráo” đến với một lối sống, một nền văn hóa hoàn toàn khác biệt. Những cảm giác tiêu cực, tự ti? Nản chí? Rụt rè? Lạc lõng… Tôi thấy bạn có thể hiểu được phần nào rồi đấy! SỐC VĂN HÓA nó là như vậy, nhưng còn ảnh hưởng tới cuộc sống thì sao?
Có rất nhiều loại về sốc văn hóa khi sang một nơi mới, đặc biệt là khi bạn di chuyển từ một nền văn hóa khác nhau hoàn toàn như văn hóa phương đông sang phương tây. Những biểu hiện chính của SỐC VĂN HÓA nằm ở những hành động vốn rất đỗi thường ngày.
Để có thể hiểu sâu hơn những trường hợp bị ảnh hưởng từ hiện tượng này, tôi cũng đã có nhiều cuộc trao đổi, lắng nghe những người đã từng trải qua, những người đã tiếp xúc và giúp đỡ nhiều bạn khác vượt qua cú sốc này. Với những gì được chia sẻ, tôi sẽ cùng các bạn đi qua nhiều loại sốc văn hóa trong từng mẩu tình huống nhé!
- Xung đột văn hóa trong môi trường sinh sống
Tại sao tôi phải dùng từ “xung đột” ở đây , bởi nó bao gồm những mâu thuẫn văn hóa từ chính những người du học sinh Việt Nam và với những du học sinh Quốc tế khác. Vì sao bất kỳ 1 du học sinh nào cũng đều được nhắc là tìm hiểu văn hóa nơi chuẩn bị đến hay hỏi những người sang trước đó, sinh sống lâu năm đi xem bên đó có những khác biệt thế nào? – có nhiều bạn cũng tìm hiểu nhưng cũng có bạn không. Sau khi lắng nghe và nhận ra một điều là các bạn chưa thực sự chuẩn bị kỹ về văn hóa nơi đến – mà ở đây là Đức.
Tiếng Đức là sự chuẩn bị rõ ràng rồi đúng không nào? Nhưng tiếng thôi thì chưa đủ. Mỗi văn hóa có những đặc điểm, nét riêng. Vậy chúng ta là du học sinh đến từ Việt Nam, đến sinh sống và làm việc tại Đức thì “nhập gia tùy tục” là lẽ đương nhiên.
Việc sang Đức ở chung với không chỉ với người Việt mà đôi khi bạn sẽ phải ở chung với những bạn đến từ các quốc gia lân cận như Ý, Tây Ban Nha,… hay thậm chí là Thái Lan, Lào.
Ở Đức, các bạn du học sinh, đặc biệt là nghề điều dưỡng, phần việc ai được giao thì người đó phải làm và hoàn thành thật tốt và đúng hạn.
Khác với ở Việt Nam, ví dụ như chúng ta có chút việc khó khăn hay gia cảnh không có điều kiện mà công việc có một chút chưa đạt thì có nhắc nhở nhau để ghi nhớ làm tốt hơn. Nhưng người Đức họ lại không có chuyện như vậy.
Mọi phần công việc tại Đức đều đã có mức đánh giá, tiêu chuẩn riêng và KHÔNG CÓ NGOẠI LỆ dù bạn có hoàn cảnh thế nào.
Vậy Các bạn hãy tập cho mình một nếp sống có kế hoạch giờ giấc thật sự chuẩn chỉ, nghiêm túc với phần việc mình được giao và hoàn thành công việc thật hiệu quả nhé!
- Văn hóa nơi làm việc – Rất cần chú ý!
Khi nghe những mẩu chuyện chia sẻ thì tôi có nhận thấy rằng, chúng ta đã bị động trong mọi việc chúng ta được giao. Trường hợp này tôi nói đến những tình huống xảy ra trong môi trường làm việc. Một minh chứng đơn giản lấy làm ví dụ như cứ khoảng 10 bạn thì có đến 5 bạn sẽ bị đánh giá có phần thiếu tích cực trong công việc. Vậy bạn thử tưởng tượng với con số nhiều hơn như 100 bạn thì phải đến 50 bạn gặp trường hợp này thì sẽ thế nào? – Chắc chắn sẽ rất nhiều các vấn đề cần bàn tới. Ví dụ trong môi trường viện dưỡng lão, các bạn sẽ là những bạn điều dưỡng viên, trên bạn có trưởng ca/kíp, rồi trên đó có các cấp quản lý. Vậy chúng ta sẽ cần ứng xử thế nào sao cho phù hợp khi chúng ta được chỉ dẫn?
Chúng ta đều là người mới, mới tinh hoặc là những người đã biết nghề trước đó nhưng khi bước vào môi trường làm việc trong bệnh viện hay viện dưỡng lão tại Đức thì các bạn cần phải chú ý về việc giao tiếp – ứng xử.
Đã có không ít bạn khi được chỉ dẫn tận tình để làm quen với công việc, máy móc trong khu vực mình được phụ trách làm nhưng lại phản ứng như cho qua chuyện. Câu trả lời mà cấp trên thường nghe từ chính các bạn lại là “Ja”, “OK”… Nếu điều này chỉ xảy ra một lần thì không sao nhưng nếu nó lặp đi lặp lại thì đó lại là một câu chuyện khác.
Những trường hợp xảy ra như vậy ảnh hưởng tới chính hiệu quả làm việc của chính bạn. Liệu bạn có nghĩ rằng mình là một người có năng lực, có khả năng kiểm soát công việc tốt mà tại sao bị nhận những đánh giá là không có thực lực khi làm việc?
Ngoài cải thiện ngôn ngữ, bạn cũng cần chú trọng đến kỹ năng giao tiếp, ứng xử và mở rộng mối quan hệ với nhiều người hơn tại nơi làm việc của mình. Còn gì bằng nếu bạn có vừa có thể nghe hiểu ngôn ngữ bản địa tốt vừa có kỹ năng giao tiếp ứng xử khéo léo? Có được những điều này sẽ giúp bạn hòa nhập với cộng đồng mới nhanh hơn rất nhiều.
Các bạn à, với quan điểm dù chúng ta hiểu phần việc chức năng phải làm, khi nghe chỉ thị của cấp trên về một vấn đề nào đó, chúng ta cần thể hiện ra rằng mình hiểu và phản ứng lại một cách mang tính cầu tiến. Hạn chế tuyệt đối khi nói “Ja” khi muốn qua chuyện. Sếp hay cấp trên của các bạn sẽ không chỉ đánh giá năng lực qua cách bạn chăm sóc người bệnh mà còn qua cách ứng xử, giao tiếp trong môi trường làm việc. Ở Đức bạn có quyền nói ra những suy nghĩ, những đề bạt của bản thân với mục đích xây dựng hiệu quả công việc. Vì vậy, đừng bỏ qua quyền được nói lên tiếng nói của mình mà cứ im lặng làm việc nhé!
- Văn hóa khen chê – Khi phê bình một vấn đề gì hay bị khiển trách thì chúng ta sẽ xử lí hay tiếp nhận nó thế nào?
Với nét văn hóa này, nó hình thành ở từ khi chúng ta còn ở Việt Nam, các bạn hay tôi đều sẽ có những lúc như vậy. Câu hỏi được đặt ra là: Liệu khi các bạn rơi vào trường hợp như vậy, các bạn sẽ xử lý như thế nào?
Tôi xin đảm bảo chắc chắn không ít các bạn sẽ phản ứng theo cách khá tiêu cực, chính là “Xù lông nhím” – hình thức tỏ thái độ rõ ra mặt, phản ứng gay gắt và biểu hiện bất cần. Thậm chí các bạn sẽ bị phản hồi là thiếu sự hòa đồng, thiếu tương tác hay tệ hơn là “Chẳng có thú vị gì khi làm cùng” từ mọi người xung quanh trong quá trình làm việc hay khi có vấn đề nào đó xảy ra trong công việc. Và các bạn sẽ có suy nghĩ: “ừ, không thích mình thì thôi, kệ…”
Vậy khi bị như vậy, bạn đã tìm cách hoán chuyển cục diện vấn đề đang gặp chưa? Hay chờ sự thay đổi trong suy nghĩ, hành động của người khác về mình? Tôi thì nghĩ bạn nên bắt đầu tìm cách thay đổi bản thân đi! Nó sẽ tiết kiệm thời gian cho bạn hơn là ngồi chờ đấy!
Bởi vấn đề này lại nằm ở chính nhận thức và cách ứng xử của các bạn. Nó thuộc tính cách con người. Dẫu biết là vậy, nhưng bạn đã từng hỏi vì sao có những bạn xuất phát như mình, cùng công việc được nhận mà sao họ tiếp nhận một vấn đề dù được khen hay bị chê mà họ vẫn không tỏ thái độ phản ứng? Không biểu hiện tiêu cực? mà lại là một biểu hiện rất tươi vui và phản hồi tích cực để cố gắng hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn.
Và có những trường hợp các bạn là du học nghề điều dưỡng mà tôi tiếp xúc qua những lời chia sẻ thì thấy trong môi trường làm việc như ở bệnh viện, viện dưỡng lão… thì tần suất xảy ra sự việc như vậy là không hề ít.
Điều này xảy ra với tất cả mọi người cho dù bạn là ai đi nữa. Hãy nghĩ tới những gì mình sẽ có được ở phía trước thay vì tỏ ra bất cần, mệt mỏi. Với tư cách là một điều dưỡng viên – bạn là người đem lại sự tích cực đến với bệnh nhân để họ có thể chữa trị bệnh tốt hơn chứ không nên mang trên mình một bộ mặt hậm hực, khó chịu, nhăn nhó vì những sự việc không đâu. Chính điều này sẽ giúp bạn toát lên vẻ chuyên nghiệp hơn, thân thiện hơn trong việc mình đang làm.
- Văn hóa sống chung – câu chuyện muôn thuở
Chuyện sống chung phòng là chuyện cũ kể lại. Đây chính là chuyện mà bất kỳ một sinh viên nào hay du học sinh sẽ gặp phải khi đến học tại một thành phố khác, hay xa hơn là một đất nước với nền văn hóa hoàn thác khác Việt Nam như Đức. Khi mà bạn sống chung tại khu ký túc xá (KTX) với rất nhiều người bạn đến từ rất nhiều quốc gia khác nhau, thậm chí là sống chung với chính người Việt Nam thì câu chuyện về văn hóa sống chung sẽ mang đến rất nhiều chuyện “khóc dở – mếu dở”.
Vậy bạn thử nghĩ trường hợp này là của mình thì bạn sẽ xử lí thế nào nhé?
Một người có nếp sống chỉn chu thì có phần mong muốn mọi thứ trong phòng thật sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. Ở phía ngược lại là một người có lối sống thoáng, thiếu sự ngăn nắp, gọn gàng với đồ đạc cá nhân thì khi cả hai cùng sống chung với nhau, giữa họ sẽ có những cuộc tranh luận, xung đột về rất nhiều vấn đề, trong đó điển hình chính là sự gọn gàng đồ đạc.
Sống chung – là việc mà ai cũng sẽ trải qua khi ở xa nhà nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí sinh sống tại Đức hay bất kỳ nơi nào khác. Còn nếu bạn có điều kiện ở riêng thì đó lại không còn là vấn đề mà bạn phải bận tâm nữa rồi!. Để có thể sống cùng nhau, ăn cùng nhau, đi chơi cùng nhau,….mỗi chúng ta cần phải có ý thức xây dựng cộng đồng chung để cùng nhau sinh sống và phát triển.
Hãy thử đặt chúng ta vào bạn có thói quen gọn gàng thì bạn cũng sẽ đôi phần khó chịu với chính người bạn kia. Đỉnh điểm sẽ là những cuộc cãi vã, tranh luận, phản bác không có hồi kết. Thực sự nếu bạn đã cảm thấy không phù hợp để sống chung với nhau thì có thể bạn sẽ phải chuyển đi nơi khác để bản thân có thể được thoải mái hơn. Nhưng nếu bạn đi theo chương trình điều dưỡng của VICAT thì câu chuyện của bạn sẽ được giải quyết theo nhiều cách mà đôi bên đều vui vẻ, dễ chịu mà đôi khi chưa cần đến sự can thiệp từ phía VICAT để phân định. Tất nhiên không phải công ty nào cũng đều có đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ các bạn ngay tại Đức như VICAT.
Vì đây là chủ đề xưa kia vẫn còn đó, nên tôi cũng không muốn phân tích quá kỹ mà chỉ muốn khuyên các bạn rằng: Dù bạn sống với ai, tại đâu thì mỗi bản thân cần có những ý thức, suy nghĩ làm sao để sống chung mà vẫn vui vẻ, mọi người giúp đỡ nhau thay vì những cuộc cãi vã mà không giúp ích gì được cho cuộc sống mỗi người.
Tại VICAT, mỗi học viên ngay từ khi còn ở Việt Nam đều đã được chú ý và chăm sóc để các bạn có thể hình thành cho mình sự trưởng thành trong suy nghĩ và hành động. Từ việc học, báo nghỉ hay việc thi cử làm hồ sơ, các bạn đều được VICAT quan sát, nhắc nhở kịp thời. Khi sang Đức, các bạn sẽ gia nhập đại gia đình của VICAT và luôn có đội ngũ nhân viên, các lứa học viên trước hướng dẫn chăm sóc lứa học viên sau. Từ những vật dụng cá nhân, rồi giúp đỡ nhau trong từng việc, giúp nhau vượt qua nỗi nhớ nhà, cùng nhau đi chơi, đi du lịch với nhau đến những vấn đề nhỏ để cùng nhau vượt qua sốc văn hóa, thêm vững chắc niềm tin, chinh phục những mục tiêu mới, cuộc sống mới tại Đức. Cũng ngay tại VICAT, luôn có các khóa học hội nhập cuộc sống được tổ chức thường xuyên để các bạn mới hay cũ đều có thể tham gia để hiểu sâu hơn văn hóa Đức, giúp bạn vượt qua nhiều khó khăn mà SỐC VĂN HÓA mang lại.
Tựu chung lại, mỗi bạn du học sinh chúng ta sẽ đều phải đối mặt với cú sốc văn hóa này theo những cách không giống nhau. Mỗi bạn du học sinh ngay từ khi còn đang chuẩn bị ở Việt Nam cần củng cố cho mình những kiến thức không chỉ đơn thuần là ngôn ngữ mà còn những kỹ năng giao tiếp, tìm hiểu về văn hóa nơi bạn sắp đặt chân đến có gì đặc trưng, những gì đáng lưu ý trong mọi tình huống. Vậy sau khi nghe về những trường hợp trên bạn đã có cho mình những suy nghĩ gì? Bạn đã hiểu thế nào về Sốc Văn Hóa?
>>>> Câu trả lời sẽ có trong bài: “Sốc Văn Hóa – định hình và hướng giải quyết.” Nếu bạn đã có câu trả lời hãy để VICAT cùng biết với nhé! Hay bạn vẫn còn đó những thắc mắc chưa rõ ràng về chủ đề này thì bạn cùng đón chờ phần 2 với câu hỏi: “SỐC VĂN HÓA bao gồm những giai đoạn nào? Hướng khắc phục ra sao? “
Từ khóa » Sốc Khi đi Du Học
-
Shock Văn Hóa Khi đi Du Học
-
Hiện Tượng Shock Văn Hóa Khi đi Du Học Mỹ - Broward Vietnam
-
Sốc Văn Hoá Là Gì? Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học Có Nên Là Một Nỗi Lo?
-
Đừng để “sốc” Văn Hóa Khi đi Du Học Bạn Nhé!
-
5 Mặt Trái Của Du Học Bạn Cần Biết - Hotcourses Vietnam
-
Làm Gì để "chống Shock" Khi đi Du Học - Eduviet Global
-
Năm Cú Sốc Trong Lần đầu Du Học - VnExpress
-
Những Chiêu 'hóa Giải' Sốc Văn Hóa Khi Du Học - Báo Tuổi Trẻ
-
Sốc Văn Hóa Nhật Bản Khi đi Du Học Và CÁCH KHẮC PHỤC
-
Những Cú Sốc Thường Gặp Của Sinh Viên Khi đi Du Học
-
8 Mẹo Đối Mặt Với Shock Văn Hóa Khi Đi Du Học - VNIS Education
-
Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học - Chuyện Không Của Riêng Ai - E2 Blog
-
Shock Văn Hoá Khi đi Du Học - Đừng Xem Nhẹ - EIV Education
-
Sốc Văn Hóa Khi Du Học Là Gì? Giải Pháp Hữu Hiệu - Catholic MTA
-
Sốc Văn Hóa Khi Du Học: Làm Sao để Vượt Qua? - Hello Bacsi
-
Trải Nghiệm Của Bạn Khi đi Du Học Về Những Cú Sốc Văn Hóa ? ?
-
'SỐC VĂN HÓA' VÀ 4 GIAI ĐOẠN BẠN PHẢI VƯỢT QUA KHI ĐI DU ...
-
Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học Và Giải Pháp
-
Làm Sao để Vượt Qua Cú Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học? - ISET Education