Sốc Văn Hoá Là Gì? Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học Có Nên Là Một Nỗi Lo?
Có thể bạn quan tâm
Du học không chỉ đơn thuần là tìm kiếm một địa điểm học tập thích hợp để gửi gắm bản thân, đó là một cuộc hành trình đầy hứng khởi, nhưng cũng tràn ngập thách thức. Hôm nay bạn có thể cảm thấy thích thú với những trải nghiệm mới lạ, nhưng ngày mai bạn cũng có thể tỉnh dậy trong trạng thái trống rỗng, đột ngột nhận ra mình cô đơn thế nào ở nơi đất khách quê người. Chúng ta gọi những cảm giác trống trải, nỗi buồn không tên đó là “sốc văn hóa”.
- Du học Mỹ: Stony Brook University – Top Đại học công lập năng động nhất nước Mỹ
- Du học Mỹ: University of Redlands và 7+ điều thú vị về ngôi trường đại học tư thục hàng đầu California
- Du học Mỹ: Visa F1 là gì? Sở hữu visa F1 là sở hữu chiếc vé thông thành mở ra con đường du học Mỹ
- Du học Mỹ: Corpus Christi and St. Mark’s College – mô hình hợp tác mang đến cơ hội “transfer” tại các trường đại học danh tiếng
- Du học Mỹ: Du học Mỹ tiết kiệm – Tổng hợp các trường đại học có chi phí thấp dưới 400 triệu/năm
Nội dung chính
- Sốc văn hoá là gì?
- Bốn giai đoạn sốc văn hoá
- Giai đoạn hứng thú
- Giai đoạn khủng hoảng
- Gia đoạn điều chỉnh
- Giai đoạn thích nghi
- Nguyên nhân gây sốc văn hoá khi đi du học
- Cách khắc phục sốc văn hoá
- Tạm kết
Sốc văn hoá là gì?
Một trong những biểu hiện thường thấy nhất của sốc văn hóa là khi bạn đột ngột cảm thấy choáng ngợp với môi trường mới mẻ xung quanh, bạn cảm thấy không thoải mái khi đặt mình vào một nhịp sống khác xa tần số của mình, bạn không tự tin khi phải giao tiếp với những người không chung dòng máu. Bạn trở nên cô đơn, lạc lõng và áp lực khi không tìm thấy bất cứ điểm chung nào giữa mình và những người xung quanh. Bạn khát khao được trở về nhà, vùi mình trong vòng tròn an toàn của bản thân, đắm mình trong cộng đồng mà bạn biết chắc chắn đó là nơi bạn thực sự thuộc về.
Sốc văn hóa là vấn đề thường gặp nhất của các bạn học sinh, sinh viên khi hiện thực hóa ước mơ du học tại phương trời xa và cũng là một trong những yếu tố khiến các bạn trẻ chùn bước khi nghĩ đến viễn cảnh không có một ai ở bên để giúp họ vượt qua nỗi sợ vô hình đó. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng trải qua cảm giác này khi phải sinh sống và làm việc tại mảnh đất mới. Cũng không phải sự “sốc văn hóa” nào cũng gây ra một hệ lụy cuối cùng – khiến người chịu đựng phải chấp nhận bỏ cuộc. Không quá khó để vượt qua sốc văn hóa nếu chúng ta hiểu rõ căn nguyên vấn đề từ đâu ra, những giai đoạn của quá trình này và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.
>>> Xem thêm: Tiết lộ 4 kỹ năng phát triển bản thân Gen Z cần bỏ túi ngay và luôn!!
Bốn giai đoạn sốc văn hoá
Sốc văn hóa có thể chia thành bốn giai đoạn chính:
Giai đoạn hứng thú
Ngay khi đặt chân đến một địa điểm mới, chúng ta chắc chắn bị cuốn vào tất cả những điều tuyệt vời mà những trải nghiệm mới mang đến cho mình, từ phong cách sống cởi mở, những âm thanh của phố phường huyên náo, mùi hương ngọt ngào của vườn hoa trải bạt ngàn, hay hương vị thức ăn chẳng thể tìm thấy ở quê hương mình. Trong giai đoạn này, bạn vẫn có khả năng nhận thức sự tương đồng về văn hóa cũng như bị quyến rũ bởi những khác biệt.
Giai đoạn khủng hoảng
Thế nhưng, giai đoạn hứng khởi sẽ trôi đi rất nhanh, thay thế cho những nỗi lo lắng khôn nguôi. Bạn lo lắng về mọi thứ, cũng như với một số bạn, giai đoạn này có thể ập tới ngay thi bạn đặt chân lên một quốc gia mới. Bạn sẽ thấy choáng ngợp với tất cả mọi thứ khiến bạn cảm thấy như mình vừa trải qua một thay đổi lớn trong cuộc đời, khi mọi sự chuẩn bị trước đây đều không đủ.
Gia đoạn điều chỉnh
Sau một thời gian cảm thấy mệt mỏi vì môi trường mới, cuối cùng bạn cũng dần chấp nhận sự thật ấy và thúc đẩy bản thân thay đổi. Bạn đã dần đi đến việc làm quen với môi trường mới và đã dần tìm được sự cân bằng của cảm xúc. Thay vì cảm thấy khó chịu, chúng ta thử trải nghiệm điều khác biệt. Những góc nhìn tiêu cực ban đầu sẽ được thay thế bằng diểm nhìn tích cực hơn sau khi bạn tiếp xúc và có những “deep talk” với bạn bè xung quanh. Và bạn sẽ quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về quốc gia sở tại của bạn và nỗ lực hơn để phù hợp hơn.
Giai đoạn thích nghi
Bước qua giai đoạn sốc văn hóa khủng khiếp nhất, giờ đây bạn cảm thấy vô cùng thoải mái khi sống ở ngôi trường mới, cũng đầy tự hào như khi bạn cố gắng hết sức để vượt qua ải cuối cùng trong trò chơi sinh tồn vậy. Bạn có thể nói chuyện với người lạ như khi nói cùng với những người cùng chung ngôn ngữ, bạn nhận được sự tin tưởng từ những người khác biệt. Chắc chắn, bạn vẫn nhớ bạn bè và gia đình của mình, nhưng những người bạn và hoạt động mới của bạn đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày.
Vậy nên, cũng đừng nghĩ rằng sốc văn hóa là điều gì đó quá kinh khủng mà mình không thể vượt qua. Với những bạn đang trải qua cú sốc này, hãy cứ đơn giản nghĩ rằng mình chỉ đang ở giai đoạn kinh khủng nhất thôi mà. Những gì tuyệt vời nhất vẫn còn ở lại phía sau.
Nguyên nhân gây sốc văn hoá khi đi du học
Thay đổi một thói quen, chấp nhận một bước ngoặt, hay đặt chân lên một mảnh đất mới cũng giống như tự ném mình vào một con đường đầy rẫy sương mù, đầy hoang mang nhưng cũng chẳng biết phải bước đi thế nào.
Nhận thức rõ các nguyên nhân gây nên sốc văn hóa giúp các bạn trẻ vượt qua giai đoạn này dễ dàng hơn. Những cảm xúc bạn có thể trải nghiệm là sự rụt rè, lo lắng và không an tâm. Khi hai nền văn hóa khác biệt va chạm nhau, mọi thứ có thể bị đảo lộn. Mọi thứ có thể trở nên lạ lẫm từ thức ăn, hành vi, cách cư xử của mọi người xung quanh cho đến thời tiết, cách họ thể hiện quan điểm. Chính vì vậy, bạn có thể cảm thấy xung khắc với bất cứ khoảnh khắc mới lạ nào.
Để thay đổi một thói quen mất rất nhiều thời gian, ngay cả câu chuyện bạn có thể đi ngủ đúng giờ hay không hay duy trì đọc sách mỗi ngày đã là một nhiệm vụ chẳng hề đơn giản, vậy thì thay đổi toàn bộ thói quen, thiết lập một con người “hội nhập nhưng không hòa tan” càng không phải câu chuyện của ngày một ngày hai.
Cũng chính vì vậy, chúng ta mới cần nghĩ đơn giản đi và không nên nghĩ quá nhiều. Ví dụ như đặc điểm của người Nhật là sự phân chia rạch ròi, điều này thể hiện đơn giản nhất là bạn bè đi ăn cùng nhau thường “cam-pu-chia” đến từng đồng một thay vì có thể chiêu đãi nhau như người Việt thường làm, hoặc thậm chí khước từ thẳng thừng lời mời cơm của đối phương. Bạn có thể nghĩ rằng họ không thích mình, thế nhưng sự thật chỉ là văn hóa đặc thù thấm vào trong bộ gen đã thiết lập sẵn, họ không hề nghĩ quá nhiều đến thế.
Suy rộng ra, trong nhiều trường hợp khác, nếu như bạn không hành động quá đáng, vẫn cư xử đúng mực mà cảm thấy lạ lẫm với hành động đáp trả của đối phương, thì cũng đừng nên nghĩ quá nhiều và chấp nhận chúng.
Và đi từ chấp nhận, bình thường hóa cú sốc văn hóa này, chúng ta cần hành động lớn hơn đó là đòi hỏi một sự thay đổi. Một ví dụ xung khắc khác có thể thấy là nền giáo dục ở Mỹ – thử thách không hề nhỏ đối với du học sinh Việt Nam, bởi vì giáo dục của Mỹ chú trọng vào sự chủ động của học sinh, khuyến khích học sinh đưa ra quan điểm trái chiều và thậm chí là tranh luận với giảng viên hơn là tiếp nhận một thái độ tiếp thu thụ động. Họ khuyến khích học sinh đọc sách, và nghiên cứu tài liệu hơn là ngồi lên lớp nghe và ghi chép những gì họ nói, luyện tập nhiều hơn là học thuộc lòng. Vậy nên bạn có thể cảm thấy bất ngờ trước sự năng nổ của các bạn trẻ nơi đây và cảm thấy tự ti vì vốn hiểu biết khiêm nhường của mình. Nhưng đây mới là bản chất của du học kia mà. Đối mặt với những điều mới mẻ để trở thành một con người mới trưởng thành hơn và trên cuộc hành trình đó, chúng ta cần nhiều hơn sự nhận thức đó chính là thúc đẩy mình để hành động.
Bên cạnh đó, du học sinh phải đối mặt với những hoạt động sinh hoạt hằng ngày như mua dụng cụ cá nhân và học tập, quản lý thời gian, thích nghi với thời tiết, hiểu rõ về luật giao thông, nhớ đồ ăn Việt Nam. Và hơn thế, nữa rào cản ngôn ngữ cũng là một khó khăn lớn nhất cho tất cả du học sinh.
Cách khắc phục sốc văn hoá
- Nên có hiểu biết nhất định về văn hóa nước bản địa, khi đã có sự am hiểu nhất định, bạn sẽ giảm thiểu phần nào về sự bất ngờ sẽ xảy đến trong tương lai. Tất nhiên, cuộc sống sẽ luôn chứa những điều “không tưởng”, phải trải nghiệm mới vỡ ra hết được.
- Giữ vững tư tưởng của mình: mỗi khi mủi lòng, luôn tự nhắc mình lý do tại sao bạn thực sự ở đây, liệu có đáng để đánh đổi nền giáo dục cao cấp, các cơ hội tốt hơn trong tương lai với một cảm giác thoải mái hơn không
- Hãy thực tế và để mình rộng mở: Nhưng chúng mình đã đề cập, mọi người ở môi trường mới sẽ có cách suy nghĩ và hành vi ứng xử khác với môi trường ở quê nhà. Văn hóa tác động lên tính cách và hành động của con người, hãy đặt suy nghĩ của mình trên phương diện lớn hơn và rộng mở, bạn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn rất nhiều. Không dễ dàng gì để hòa nhập với văn hóa mới nhưng nếu bạn giữ được sự tự tin, và sẵn sàng tìm kiếm sự giúp đỡ, bạn sẽ nhận được những kinh nghiệm đáng quý trong cuộc đời.
- Đừng bỏ cuộc quá nhanh chóng và hãy tìm sự giúp đỡ khi bạn cần: Liên hệ với bạn bè/người thân qua facebook, skype,… là phương pháp nhanh chóng nhất mỗi khi bạn cảm thấy ngộp thở. Nếu như cảm giác “sốc nhiệt” vẫn chưa hết, hãy tìm kiếm các nhà tư vấn sinh viên quốc tế của chính ngôi trường bạn. Hầu như các trường đại học tiêu chuẩn nào cũng có bộ phận tư vấn và giúp đỡ sinh viên quốc tế hòa nhập và giải quyết các vấn đề học tập cũng như cá nhân.
- Rèn luyện bản thân: Sử dụng thời gian của bạn với việc rèn luyện thân thể như chạy bộ, chơi cờ, hoặc tham gia vào nhóm nhảy cổ vũ mà bạn yêu thích. Vì thể thao giúp bạn khỏe mạnh, đầu óc nghĩ thoáng hơn, phòng tránh các rủi ro về tâm lý. Vì vậy, hãy xem hoạt động thể chất là một phần không thể thiếu trong lịch trình hằng ngày của bản thân.
- Tham gia vào những hoạt động xã hội: một trong những cách tốt để xây dựng một hệ thống hỗ trợ cá nhân. Bạn có thể tìm hiểu các hoạt động này từ thông tin về câu lạc bộ và các tổ chức tại website của nhà trường, hoặc những công cụ phương tiện truyền thông khác. Sớm thôi, bạn sẽ tìm được ít nhất một nơi bạn có thể thuộc về, một nơi đủ hoàn hảo để kết giao với những người cùng chí hướng và lấp đầy khoảng trống trong bản thân.
>>> Xem thêm: Top 4 cuốn sách hay nên đọc về tâm lý học – không thể thiếu trong năm 2021
Tạm kết
Điều quan trọng nhất để vượt qua những cú sốc văn hóa khi đi du học đó chính là hãy chuẩn bị tinh thần kỹ lưỡng cho những trải nghiệm mới và đừng cảm thấy mất niềm tin vì bản thân khi bạn biết mình gục ngã trước cảm giác choáng ngợp đó. Du học khó khăn thật đấy, nhưng hãy cho nó thời gian thích ứng và rồi bạn mới có thể tìm thấy được chính mình nhưng ở một phiên bản hoàn thiện và tuyệt vời hơn.
Nhưng cũng đừng quên rằng, “Hòa nhập chứ đừng hòa tan”: Ngay cả khi bạn đã rời xa nguồn cội của mình, bạn muốn hòa mình vào trong một môi trường mới, cũng đừng quên đi những đức tin và nguyên tắc của mình. Vì một người trẻ mất đi bản sắc (identity) của mình, cũng chính là khi họ hoàn toàn lạc mất bản thân.
______________________________________________
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ĐẦU TƯ VÀ GIÁO DỤC TRÍ CƯỜNG
Địa chỉ: số 474 Xã Đàn, Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội.
Hotline: 024 7305 3355
Facebook: Du học cùng INDEC
Từ khóa » Sốc Khi đi Du Học
-
Shock Văn Hóa Khi đi Du Học
-
Hiện Tượng Shock Văn Hóa Khi đi Du Học Mỹ - Broward Vietnam
-
Đừng để “sốc” Văn Hóa Khi đi Du Học Bạn Nhé!
-
5 Mặt Trái Của Du Học Bạn Cần Biết - Hotcourses Vietnam
-
Làm Gì để "chống Shock" Khi đi Du Học - Eduviet Global
-
Năm Cú Sốc Trong Lần đầu Du Học - VnExpress
-
Những Chiêu 'hóa Giải' Sốc Văn Hóa Khi Du Học - Báo Tuổi Trẻ
-
Sốc Văn Hóa Nhật Bản Khi đi Du Học Và CÁCH KHẮC PHỤC
-
Những Cú Sốc Thường Gặp Của Sinh Viên Khi đi Du Học
-
8 Mẹo Đối Mặt Với Shock Văn Hóa Khi Đi Du Học - VNIS Education
-
Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học - Chuyện Không Của Riêng Ai - E2 Blog
-
Shock Văn Hoá Khi đi Du Học - Đừng Xem Nhẹ - EIV Education
-
Sốc Văn Hóa Khi Du Học Là Gì? Giải Pháp Hữu Hiệu - Catholic MTA
-
Sốc Văn Hóa Khi Du Học: Làm Sao để Vượt Qua? - Hello Bacsi
-
Trải Nghiệm Của Bạn Khi đi Du Học Về Những Cú Sốc Văn Hóa ? ?
-
'SỐC VĂN HÓA' VÀ 4 GIAI ĐOẠN BẠN PHẢI VƯỢT QUA KHI ĐI DU ...
-
Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học Và Giải Pháp
-
Sốc Văn Hoá Khi đi Du Học - Không Phải Ai Cũng Hiểu! Phần 1 - VICAT
-
Làm Sao để Vượt Qua Cú Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học? - ISET Education