Sốc Văn Hóa Là Gì Và Cách để Vượt Qua

Sốc văn hóa là khi bạn trở nên choáng ngợp bởi môi trường xung quanh, bạn cảm thấy không thoải mái thậm chí là khó hiểu. Nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn và cô đơn, lạc lõng. Đây là điều mà đa số các bạn du học sinh đều mắc phải khi bước qua một nền văn minh mới và có ý định quay về khi chỉ mới tiếp xúc được một thời gian ngắn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng đều trải qua cảm giác này và cũng không quá khó để vượt qua, chỉ cần bạn hiểu được nguyên nhân sốc văn hóa là do đâu, từng giai đoạn của quá trình đó và học hỏi một số kinh nghiệm từ những người đi trước. Hãy cùng BGG tìm hiểu nhé

Mục lục

Toggle
  • Những yếu tố gây sốc văn hóa:
    • 1. Ngôn ngữ giao tiếp
    • 2. Thị giá
    • 3. Món ăn
    • 4. Con người
    • 5. Học tập
    • 6. Đi lại
  • Cách vượt qua sốc văn hóa
    • 1. Biết tự đánh giá
    • 2. Tự tìm hiểu trước khi đến
    • 3. Lường trước những điều kỳ quặc
    • 4. Hãy kiên nhẫn
    • 5. Ghi chép
    • 6. Đặt mình vào vị trí của người khác
    • 7. Tận dụng tối đa mọi cơ hội

Những yếu tố gây sốc văn hóa:

1. Ngôn ngữ giao tiếp

Khi bạn lần đầu tiên đến nước ngoài, bạn có thể bị kiệt sức và mệt mỏi từ cuộc hành trình, điều này có thể làm tăng thêm cảm giác sốc văn hóa khi bạn cố gắng tìm hiểu môi trường mới xung quanh.

Mọi người có thể không nói một ngôn ngữ mà bạn biết, hoặc dù đã từng học qua nhưng bạn vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp, và kết quả là bạn có thể cảm thấy lo lắng.

2. Thị giá

Với sự chênh lệch tỷ giá và sự phát triển về kinh tế, bạn sẽ bị choáng ngợp về giá cả hàng hóa khi bạn quy đổi qua tiền Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mà hầu hết các bạn du học sinh đều cảm nhận.

Bạn sẽ thấy rằng khi chuyển qua tiền Việt Nam, chi phí bạn phải bỏ ra là quá lớn gây ra cảm giác không dám tiêu sài trong một thời gian đầu du học.

3. Món ăn

Có thể một số món ăn của quốc gia du học khiến bạn mê tít khi còn ở Việt Nam, và đó là một trong những lý do bạn quyết định chọn nơi này. Nhưng khi qua bên đây, món ăn đó là món ăn chính hàng ngày khiến bạn chán ngấy và thèm món ăn quê nhà nhưng lại rất khó khăn để tìm cửa hàng bán đồ ăn Châu Á.

Cảm giác đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái, món ăn không hợp khẩu vị chính là một trong những cơn sốc văn hóa khó khăn nhất mà bạn sẽ phải trải qua khi du học.

4. Con người

Một trường hợp sốc văn hóa nữa phải kể đến đó là trường hợp liên qua tới con người. Đặc biệt, đối với các bạn du học tại những quốc gia Châu Âu hoặc Châu Mỹ, nơi có nền văn hóa khác biệt với Việt Nam.

Tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do cá nhân, tư duy cởi mở hay giao tiếp lịch thiệp…là những điều bạn sẽ cảm thấy mới lạ tại đất nước du học, tuy nhiên, sự khác biệt này tạo nên cú sốc văn hóa tích cực, bạn sẽ học tập được nhiều điều tốt ở nơi đây.

5. Học tập

Với nền giáo dục lấy người học làm trung tâm, tại những quốc gia mà bạn tới du học, giáo viên chỉ là những người hướng dẫn để bạn dễ dàng đọc sách và tìm hiểu tri thức hơn.

Phương pháp giáo dục này chẳng còn xa lạ đối với các quốc gia Top đầu về du học, nhưng nó khá mới mẻ đối với sinh viên Việt Nam, đòi hỏi các bạn phải mất thời gian làm quen với phương pháp học mới.

6. Đi lại

Khi du học, đặc biệt khi bạn du học tại một số khu vực không phải trung tâm – nơi mà hệ thống giao thông không được thuận tiện như các thành phố lớn thì việc di chuyển sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn trong thời gian đầu khi kịp thích nghi.

Nếu như ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy, thì ở đây, bạn di chuyển chủ yếu là đi bộ và xe bus. Đối với hầu hết các bạn sinh viên Việt Nam, việc di chuyển bằng cách đi bộ thường là tạo cảm giác khá mệt mỏi dù biết rằng đi bộ rất tốt cho sức khỏe.

Cách vượt qua sốc văn hóa

1. Biết tự đánh giá

Thông thường, những người đồng hương sẽ hiểu rõ những từ ngữ chúng ta sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, và những gì chúng ta muốn diễn đạt. Tuy nhiên, những người đến từ những nền văn hóa khác sẽ cảm thấy khó hiểu. Do đó, để tránh bị sốc văn hóa, chúng ta nên chú ý đến cách dùng từ và giọng điệu của mình. Ví dụ: ở Mỹ, “hẹn hò” có nghĩa là để gặp ai đó và đi chơi với họ một vài lần trong một không gian lãng mạn, nhưng đối với nhiều nền văn hóa khác, nó có nghĩa là đang đi đến một mối quan hệ nghiêm túc với một ai đó. Chúng ta có thể tránh được những cuộc tranh luận như thế này nếu chúng ta hiểu rõ hơn về bối cảnh đang được nói đến.

2. Tự tìm hiểu trước khi đến

Trước khi đặt chân đến một nền văn hóa hay đất nước, hãy dành thời gian tìm hiểu về nó. Cách tốt nhất là học từ những người có sức ảnh hưởng lớn, chẳng hạn như người nổi tiếng trên YouTube hoặc Instagram và lắng nghe những gì họ nói, những đề tài họ bàn luận, có trịnh trọng hay rất đời thường, từ ngữ họ sử dụng và đừng quên chú ý đến các chi tiết nhỏ nhặt. Tôi tin rằng đây là một cách làm hiệu quả hơn việc đọc bài viết và video từ những người khách du lịch hoặc khách nước ngoài. Những người không sống tại đất nước đó, họ sẽ không có những đánh giá chưa chính xác, thậm chí còn làm bạn bị sốc văn hóa nhiều hơn.

3. Lường trước những điều kỳ quặc

Người ta thường tò mò về những điều như đất nước, văn hóa, phong tục, hành vi, tiêu chuẩn, quy tắc,…khi cố gắng hòa nhập với một nền văn hóa mới. Đôi khi, câu hỏi của họ có thể có thể hơi vô tâm và khiến người khác phât ý. Những gì bạn xem trên báo đài có thể không khách quan và rập khuôn. Vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để phá vỡ định kiến bằng cách trả lời mọi câu hỏi về nguồn gốc của bạn.

4. Hãy kiên nhẫn

Cho dù chuẩn bị bao nhiêu trước khi đặt chân đến một đất nước mới, bạn sẽ mất một khoảng thời gian để hòa nhập với một môi trường, suy nghĩ, con người, quy tắc và tiêu chuẩn mới – nhưng tôi tin bạn sẽ sớm vượt qua thôi! Đôi khi bạn có thể có một vài ngày tồi tệ không có nghĩa là đất nước bạn đang ở không tốt, điều cần làm là bạn cần phải lùi lại một bước, để bản thân bình tĩnh lại và sau đó quay trở lại điều chỉnh. Cách này sẽ mất thời gian, nhưng rất hữu ích.

5. Ghi chép

Nghe có vẻ nhàm chán, nhưng khi bạn ghi lại (trong sổ tay, điện thoại của bạn, v.v.) những kỷ niệm đẹp bạn đã trải qua, bạn sẽ có cái để đọc lại khi bạn có một ngày tồi tệ. Cách này thực sự rất có ích đấy!

6. Đặt mình vào vị trí của người khác

Phần tiêu đề đã nói lên tất cả: hãy cố gắng thay đổi cách bạn nhìn nhận vấn đề bằng cách đặt mình vào vị trí của người khác. Điều đó không chỉ cho phép bạn hiểu rõ hơn tình huống từ góc nhìn của người khác mà còn giúp bạn học hỏi thêm nhiều điều và thay đổi cách nhìn nhận thế giới của riêng bạn.

7. Tận dụng tối đa mọi cơ hội

Điều bổ ích nhất khi trải nghiệm một nền văn hóa hoàn toàn mới là bạn có thể học được điều gì đó từ đầu. Bất kỳ loại hình học tập nào cũng giúp bạn tiến bộ và bạn cũng sẽ trải qua những khoảnh khắc đáng quý mà bạn sẽ trân trọng trong suốt cuộc đời. Sẽ có những ngày bạn cảm thấy tồi tệ nhưng tất cả phụ thuộc vào cách bạn nhìn nhận vấn đề và bạn cần phải tận dụng tối đa mọi tình huống. Tôi xin nhấn mạnh là tận dụng mọi điều xảy ra với bạn từ sự căng thẳng, niềm vui, nỗi lo âu, những mối quan hệ hay những kỷ niệm. Đó đều là những điều giúp bạn trở nên hoàn thiện hơn trong tương lai.

 

Post Views: 382

Từ khóa » Sốc Văn Hóa Là Gì Ví Dụ