Sỏi Bùn Túi Mật - Tiền Thân Của Sỏi Mật Và Những điều Cần Biết

Sự xuất hiện của sỏi bùn túi mật như một bước đệm cho sự hình thành của sỏi mật. Tuy nhiên, nếu biết cách ngăn chặn sỏi bùn kịp thời, bạn sẽ giữ được túi mật khỏe mạnh, tránh phải phẫu thuật cắt túi mật.

Sỏi bùn túi mật có thể dễ tan nhưng cũng dễ gây viêm túi mật

Sỏi bùn túi mật là gì?

Sỏi bùn túi mật là các hạt nhỏ dạng bùn trong túi mật hình thành do sự lắng đọng của các thành phần trong dịch mật như cholesterol, muối canxi, chất nhầy.

TS.BS Jeffrey L. Ponsky – Trưởng khoa Phẫu thuật tại University Hospitals Case Medical Center in Cleveland (Mỹ) cho biết: “Nếu quan sát túi mật bằng kính hiển vi, nếu bạn nhìn thấy các hạt nhỏ giống như hạt cát thì đó chính là sỏi bùn túi mật”. Trên thực tế, bệnh sỏi bùn túi mật thường được phát hiện ngẫu nhiên qua siêu âm hoặc chụp X-quang vùng bụng (khi đi khám bệnh khác).

Bùn túi mật - tiền thân của bệnh sỏi mật

Hình ảnh sỏi bùn trong túi mật

Trong hầu hết các trường hợp, sỏi bùn mật tự tan ra hoặc được đẩy ra ngoài qua quá trình co bóp của túi mật để hỗ trợ tiêu hóa thức ăn của cơ thể. Nhưng ở một số người khác, kích thước sỏi bùn túi mật ngày một tăng lên. Các tinh thể trong bùn mật và chất nhầy màng túi mật kết hợp với nhau và dẫn đến sự hình thành của sỏi mật dạng viên.

Nguyên nhân gây sỏi bùn túi mật

Nguyên nhân sỏi bùn túi mật là do dịch mật bị ứ đọng khiến các tinh thể cholesterol, sắc tố mật canxi bilirubinat hoặc các muối canxi kết hợp với dịch nhầy trong màng túi mật tạo ra sỏi.

Bình thường, túi mật sẽ liên tục làm nhiệm vụ tiếp nhận và dự trữ dịch mật được sản xuất từ gan, cô đặc chúng rồi lại đẩy xuống ruột non. Tuy nhiên, ở người bị sỏi bùn mật, quá trình này bị gặp trục trặc khiến dịch mật không được lưu thông thường xuyên. Dịch mật càng bị ứ trệ lâu, khả năng hình thành sỏi túi mật càng lớn.

Ngoài ra, sỏi bùn túi mật cũng có thể xuất hiện do chế độ kiêng khem quá nghiêm ngặt trong thai kỳ hoặc phát triển ở những người không ăn uống được bằng đường miệng mà phải nuôi dưỡng qua tĩnh mạch. Ở các trường hợp này, dịch mật vẫn được gan sản xuất liên tục nhưng không được đẩy ra khỏi túi mật như bình thường. Hậu quả là túi mật phải thực hiện chức năng cô đặc và tích trữ lượng dịch lớn hơn nhiều so với khả năng của nó. Khi này, nguy cơ lắng bùn mật sẽ tăng cao.

Với thành phần từ 8 thảo dược quý, Kim Đởm Khang giúp bào mòn sỏi bùn túi mật, tránh biến chứng viêm túi mật và giúp bảo tồn túi mật cho người bệnh. Sản phẩm đã có nghiên cứu lâm sàng tại viện 103 và được nhiều chuyên gia tin tưởng. Hãy liên hệ theo số hotline  0963 022 986 - 0962 326 300 để được chuyên gia tư vấn cụ thể.

Triệu chứng sỏi bùn túi mật

Đa số trường hợp sỏi bùn ở túi mật thường diễn biến âm thầm, không có triệu chứng đặc hiệu. Số ít người bệnh có thể thấy các biểu hiện thoáng qua như đau hạ sườn phải, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn, lợm giọng, sốt, ớn lạnh… Khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng hơn cũng là lúc sỏi bùn đã gây biến chứng.

Theo thời gian, sỏi bùn trong túi mật có thể tích tụ lại và phát triển thành viên sỏi mật. Triệu chứng của 2 dạng sỏi khá giống nhau và sự thay đổi hình dạng chỉ có thể được phát hiện qua siêu âm. Tuy nhiên, thời gian điều trị của sỏi bùn thường ngắn hơn sỏi túi mật dạng viên.

Đau bụng trên bên phải – dấu hiệu bệnh sỏi bùn túi mật

Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?

So với sỏi túi mật dạng viên, sỏi bùn nguy hiểm hơn và dễ gây biến chứng hơn. Không chỉ âm thầm tiến triển trong nhiều năm, ít biểu hiện triệu chứng và dễ nhầm lẫn với đau dạ dày, sỏi bùn còn thường xuyên gây biến chứng viêm túi mật, hoại tử túi mật, viêm tụy cấp, viêm đường mật, áp xe đường mật, tắc nghẽn sự lưu thông của dịch mật...

Một số trường hợp sỏi bùn gây viêm túi mật tái phát nhiều lần, làm túi mật mất dần chức năng co bóp. Khi đó, giải pháp tối ưu nhất cho người bệnh thường là phẫu thuật cắt túi mật.

Tuy nhiên, khi cơ thể không còn túi mật để dự trữ và cô đặc dịch mật, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu, tiêu chảy, nôn, sốt… có thể xuất hiện từ vài tháng đến vài năm. Đồng thời, sự hình thành sỏi túi mật dạng bùn phần nhiều cũng phụ thuộc vào yếu tố cơ địa. Do đó, dù đã cắt túi mật, người bệnh vẫn phải đối mặt với nguy cơ sỏi bùn mới hình thành trong đường mật và nguy cơ phẫu thuật nhiều lần.

Đặc biệt, nếu có các dấu hiệu sau đây thì rất có thể sỏi bùn túi mật đã gây biến chứng nguy hiểm và bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt:

- Đột ngột đau hạ sườn phải dữ dội kèm theo nôn, sốt, ớn lạnh. - Đau hạ sườn phải âm ỉ trong nhiều giờ, mức độ đau không giảm.

Sỏi bùn túi mật có hết không?

Sỏi bùn túi mật có thể hết hoàn toàn nếu có phương pháp điều trị phù hợp vì đây là dạng sỏi dễ tan. Lý tưởng hơn, có nhiều trường hợp sỏi bùn tự hết dưới sự co bóp của túi mật mà người bệnh không hề hay biết. Tuy nhiên, đây cũng là dạng sỏi dễ gây biến chứng viêm túi mật tái phát nhiều lần. Vì thế, kể cả khi chức năng gan mật vẫn còn tốt, bạn cũng không nên chủ quan nếu được chẩn đoán bị sỏi bùn túi mật.

Điều trị sỏi bùn túi mật như thế nào?

Trong các trường hợp phát hiện bệnh sỏi bùn túi mật ngẫu nhiên, nếu không có triệu chứng nào thì thường không phải điều trị bằng thuốc hay can thiệp phẫu thuật. Nhưng người bệnh cần phải hiểu rõ những nguy cơ tiềm tàng của bùn mật như sỏi mật, viêm túi mật cấp tính để có biện pháp phòng ngừa.

Cách chữa sỏi bùn túi mật trong Tây y 

Những trường hợp sỏi gây triệu chứng hoặc biến chứng sẽ được cân nhắc can thiệp bằng cách sử dụng thuốc hòa tan sỏi hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên những phương pháp này không giải quyết triệt để được nguyên nhân gây sỏi nên nguy cơ sỏi tái phát cao.

Thuốc điều trị sỏi bùn túi mật

Khi phát hiện sỏi bùn mật, hầu hết người bệnh đều băn khoăn “Sỏi bùn túi mật uống thuốc gì?” Thực tế, trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể kể đơn một số thuốc chữa sỏi bùn túi mật Tây y có bản chất là acid mật như acid urso-deoxycholic, acid cheno-deoxycholic hoặc bản chất tinh dầu như Rowa-chol.

Nhờ khả năng giảm bão hòa cholesterol trong túi mật, ngăn thoái giáng cholesterol ở gan nên các thuốc này có thể hòa tan sỏi bùn dần dần. Điểm hạn chế chung của các thuốc điều trị sỏi bùn túi mật trong Tây y là thời gian sử dụng lâu, tác dụng phụ trên đường tiêu hóa nhiều nên người bệnh khó theo đủ liệu trình.

Thuốc chữa sỏi bùn túi mật Tây y có bản chất acid mật giúp bào mòn sỏi dần dần nhưng nhiều tác dụng phụ

Phẫu thuật cắt túi mật

Cắt túi mật nội soi được xem là chỉ định ưu tiên khi sỏi bùn thường xuyên gây viêm túi mật, dọa vỡ túi mật… Cách chữa bùn túi mật này khá an toàn, hiệu quả cao và hoàn toàn không ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.

Tuy nhiên, sau khi cơ thể không còn túi mật, bạn sẽ cảm thấy một số triệu chứng trên đường tiêu hóa tương tự như khi vẫn còn sỏi mật như đau hạ sườn phải, ăn không ngon miệng, chán ăn, đầy trướng… kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Đặc biệt, nguy cơ tái phát sỏi mật tại các vị trí khác trong đường mật sau phẫu thuật có thể lên đến 50% trong vòng 3 năm.

Điều trị sỏi bùn túi mật bằng thảo dược 

Các thảo dược được chuyên gia đánh giá có lợi thế hơn trong điều trị sỏi bùn túi mật: Giảm triệu chứng, làm tan sỏi bùn, ngăn biến chứng viêm nhiễm, phòng ngừa tái phát và giảm nguy cơ phải phẫu thuật cắt túi mật.

Với hơn 9 năm kinh nghiệm đồng hành cùng người bệnh sỏi bùn túi mật, TPCN Kim Đởm Khang đã và đang là lựa chọn đầu tay của nhiều chuyên gia cũng như người bệnh.

Với thành phần từ bài thuốc chứa 8 thảo dược truyền thống: Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Nhân trần, Kim tiền thảo, Diệp hạ châu, Chỉ xác giúp tăng vận động đường mật, tăng chất lượng dịch mật, TPCN Kim Đởm Khang giúp hỗ trợ tống xuất sỏi bùn ra khỏi đường mật dễ dàng hơn, kháng khuẩn, chống viêm đường mật rất hữu hiệu. Cho đến nay, Kim Đởm Khang cũng là TPCN duy nhất cho người sỏi mật có kiểm chứng lâm sàng chứng minh hiệu quả tại viện 103.

TS.BS Dương Xuân Nhương (viện 103) chia sẻ về kết quả nghiên cứu lâm sàng của sản phẩm Kim Đởm Khang

Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của người bệnh đã từng chật vật 10 năm với đám sỏi bùn ở túi mật 6cm, nay đã thoát khỏi căn bệnh này nhờ sử dụng bài thuốc gồm 8 vị dược liệu trong sản phẩm Kim Đởm Khang.

Cách chữa bệnh sỏi bùn túi mật từ bài thuốc 8 thảo dược thiên nhiên trong Kim Đởm Khang

Chế độ ăn và tập luyện trong điều trị sỏi bùn mật

Trong phác đồ điều trị sỏi bùn túi mật, chế độ ăn và tập luyện khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng, chiếm đến 50% hiệu quả điều trị bệnh. Bởi lẽ, nếu bạn ăn quá nhiều cholesterol hay các món nhiều dầu mỡ, không chỉ sỏi bùn dễ tăng kích thước, gây biến chứng nguy hiểm mà túi mật cũng phải tăng cường co bóp, làm nặng hơn các triệu chứng đau bụng, đầy trướng, khó tiêu…

Bạn nên thực hiện theo những lời khuyên sau đây:

- Hạn chế ăn các món nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm giàu cholesterol: Bạn nên cắt giảm những món chiên xào, thức ăn nhanh, da và nội tạng động vật, thịt bò. Thay vào đó, các thực phẩm như thịt nạc, cá, đậu, đỗ, các món luộc nướng nên được ưu tiên hơn.

- Cắt giảm thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột tinh chế: Nhóm thực phẩm này (bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, socola…) dễ làm gia tăng lượng chất béo và cholesterol, gây tình trạng gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ - nguyên nhân làm sỏi bùn trong túi mật tăng nhanh kích thước và kéo dài thời gian điều trị.

- Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi: Nhóm thực phẩm này giúp hạn chế sự hấp thu chất béo tại ruột, giảm tình trạng táo bón và tiêu chảy (nguyên nhân hàng đầu gây các cơn đau quặn mật cấp), cung cấp vitamin và nguồn dinh dưỡng tự nhiên cho cơ thể. Bạn nên ăn rau trước khi ăn cơm đồng thời cân đối lượng thực phẩm chứa nhiều chất xơ chiếm 50% khẩu phần ăn hàng ngày. Hoa quả có thể bổ sung dưới dạng nguyên quả hoặc nước ép, sinh tố đều được.

- Tạo thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày: Chỉ cần 30 phút/ ngày, không nghỉ quá 2 ngày liên tiếp, thói quen đi bộ, đạp xe, yoga, dưỡng sinh… sẽ giúp sức khỏe toàn trạng được cải thiện, tăng vận động đường mật để hỗ trợ quá trình bài sỏi tốt hơn.

- Tẩy giun định kỳ, ăn uống hợp vệ sinh: Nhiễm khuẩn tiêu hóa, nhiễm giun sán là một trong những nguyên nhân khiến sỏi mật hình thành và gây biến chứng. Đặc biệt, sỏi bùn lại là dạng sỏi có khả năng gây viêm túi mật khá cao và dễ tái phát. Vì thế, bạn nên thực hiện tẩy giun 6 tháng/ lần kết hợp với ăn chín uống sôi, hạn chế các món như tiết canh, gỏi sống…

Một số thực phẩm người bệnh sỏi bùn túi mật nên hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày

Xem thêm: Người bệnh sỏi bùn túi mật kiêng ăn gì để không còn đau bụng, đầy trướng?

Điều trị sỏi bùn túi mật chưa bao giờ dễ dàng. Bởi nguyên nhân hình thành bùn mật là sự dư thừa cholesterol có liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt là yếu tố cơ địa (di truyền) gây rối loạn chuyển hóa cholesterol. Do đó, người bệnh cần chú ý tuân theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám thường xuyên theo lịch hẹn kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện hợp lý để nâng cao hiệu quả điều trị.

Nguồn: Everydayhealth.com, Medicalnewstoday.com, Healthline.com

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Từ khóa » Sỏi Bùn