Sỏi Bùn Túi Mật Và Biến Chứng Nguy Hiểm Khó Lường

Sỏi bùn túi mật - đúng như tên gọi là dạng sỏi nhầy như bùn nằm trong túi mật của bạn. Sỏi bùn không có hình dạng cụ thể mà thường tập trung thành đám nên người ta coi sỏi bùn là tiền thân của sỏi mật (sỏi viên). Nhiều trường hợp mắc sỏi bùn nhưng không hề có triệu chứng gì, ngược lại cũng có trường hợp sỏi bùn túi mật thực sự nguy hiểm vì gây ra nhiều biến chứng như viêm túi mật cấp.

Sỏi bùn túi mật là gì? Những ai có nguy cơ?

Túi mật tuy nhỏ bé nhưng lại là cơ quan lưu trữ dịch mật được tiết ra từ gan và điều tiết dịch mật xuống đường tiêu hóa để giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Thông thường khi chúng ta ăn, túi mật sẽ co bóp tống đẩy dịch mật xuống ruột, lúc này túi mật sẽ rỗng và thu nạp dịch mật mới, chuẩn bị sẵn sàng cho bữa ăn tiếp theo.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó khiến cho túi mật không rỗng hoàn toàn, dịch mật không xuống hết đường tiêu hóa mà ứ trệ trong túi mật, từ đó các tinh thể như cholesterol, canxi bilirubin hoặc muối canxi khác trong dịch mật bị kết tinh lại, cùng với chất nhầy tạo thành sỏi bùn mật. Khi nhìn sỏi bùn mật dưới kính hiển vi bạn có thể thấy các hạt nhỏ như hạt cát.

Phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi bùn túi mật cao hơn nam giới. Ngoài ra, người mắc tiểu đường, phụ nữ mang thai, người nuôi ăn qua đường tĩnh mạch, người giảm cân quá nhanh, người đã trải qua phẫu thuật ghép tạng cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc sỏi bùn túi mật

Phụ nữ có nguy cơ cao mắc sỏi bùn túi mật

Sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không?

Ở một số người mắc sỏi bùn túi mật không nguy hiểm, không đáng lo ngại vì chúng không gây ra triệu chứng gì, thậm chí với những đám sỏi bùn nhỏ thì có thể được đào thải dần theo dòng chảy dịch mật. Tuy nhiên, với nhiều người khác sỏi bùn túi mật tụ thành đám bùn dày hơn, nhiều hơn hoặc kết tụ với nhau tạo thành một hay nhiều viên sỏi cứng thì chúng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Chẳng hạn, bùn mật và những viên sỏi nhỏ có thể di chuyển lọt vào ống mật làm ứ tắc mật, gây viêm túi mật cấp tính với triệu chứng đau, sốt, buồn nôn…

Đặc biệt viêm túi mật cấp tính là trường hợp cấp cứu, đôi khi có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm hơn như viêm mủ túi mật, nguy cơ vỡ túi mật…

Để phát hiện sỏi bùn mật thì ngoài các triệu chứng lâm sàng, siêu âm là phương pháp đơn giản nhất giúp chẩn đoán sỏi bùn túi mật.

Nếu bạn có nguy cơ cao mắc sỏi bùn mật hoặc có một trong những triệu chứng dưới đây thì nên đến sớm đến bệnh viện khám:

Đau bụng vùng hạ sườn phải: Có thể đau đột ngột hoặc đau sau bữa ăn nhiều dầu mỡ. Đôi khi cơn đau lan ra trước ngực hoặc vai phải. Cơn đau có thể kéo dài đến vài giờ.

Buồn nôn hoặc nôn ói: Buồn nôn hoặc nôn ói có thể là dấu hiệu của bệnh sỏi mật.

Sốt: Dấu hiệu viêm túi mật, nhiều người có thể sốt cao hoặc sốt âm ỉ kéo dài.

Vàng da, phân màu đất sét: Thường xuất hiện khi có tắc mật (hiếm gặp nhưng nguy hiểm).

Điều trị sỏi bùn túi mật

Việc điều trị sỏi bùn túi mật tùy thuộc vào triệu chứng và tình trạng cụ thể của người bệnh. Nếu sỏi bùn không gây triệu chứng hoặc chỉ là những triệu chứng mơ hồ, người bệnh có thể được kê một số loại thuốc có thể làm tan sỏi mật và làm giảm sự hình thành bùn mật, thay đổi lối sống và chế độ ăn phù hợp cũng là cách ngừa nguy cơ sỏi bùn gây biến chứng và hình thành sỏi viên.

Phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định khi sỏi bùn túi mật gây biến chứng nguy hiểm

Phẫu thuật cắt túi mật được chỉ định khi sỏi bùn túi mật gây biến chứng nguy hiểm

Trong một số trường hợp, sỏi bùn mật gây biến chứng viêm túi mật, khiến người bệnh đau bụng thường xuyên, vàng da, vàng mắt,... các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phẫu thuật cắt túi mật. Hiện nay, phẫu thuật cắt túi mật được tiến hành bằng phương pháp mổ nội soi nên vết mổ nhỏ, ít chảy máu, thời gian bình phục nhanh. Sau phẫu thuật, dịch mật sẽ đổ trực tiếp vào đường tiêu hóa nên người bệnh sẽ gặp phải một số biến chứng như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu… Tuy nhiên, việc thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo sẽ giúp cải thiện được các triệu chứng này.

Ngoài ra, sử dụng các thảo dược lợi gan mật như Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Kim tiền thảo, Sài hồ, Hoàng bá, Chỉ xác, Diệp hạ châu cũng đem lại nhiều lợi ích cho người mắc sỏi bùn túi mật: giúp bài sỏi, giảm triệu chứng và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm do sỏi gây ra.

Có thể thế sỏi bùn túi mật có nguy hiểm không sẽ tùy thuộc vào biến chứng do sỏi gây ra. Bởi vậy, ngay từ thời điểm hiện tại, những người đã phát hiện ra bệnh hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh cần chủ động thăm khám để có phương pháp điều trị kịp thời.

Biên tập viên sức khỏe

Tham khảo: https://www.everydayhealth.com/gallbladder/sludge-in-the-gallbladder.aspx

 

Từ khóa » Sỏi Bùn