Sỏi Niệu Quản Là Gì? - Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Trị

  • Uống nước. Uống nhiều nước, khoảng 1,9 – 2,8 lít mỗi ngày có thể giúp lọc rửa hệ thống tiết niệu. Bạn hãy uống đủ nước để bài tiết nước tiểu trong trừ khi bác sĩ có căn dặn khác.
  • Thuốc giảm đau. Sỏi bị đào thải ra thường gây khó chịu. Để giảm đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen hoặc naproxen.
  • Điều trị y tế. Bác sĩ có thể cung cấp một loại thuốc chẹn alpha để giúp loại bỏ sỏi thận. Thuốc này giúp thư giãn các cơ trong niệu quản, đào thải sỏi thận một cách nhanh chóng hơn và ít đau đớn.

Trường hợp sỏi thận mà không thể được điều trị bằng các biện pháp thông thường hoặc không thể đào thải do chúng quá lớn và thậm chí gây chảy máu, tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, thì bạn cần điều trị bằng các phương pháp tích cực hơn, bao gồm:

  • Sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ sỏi. Đối với sỏi thận nhất định, tùy thuộc vào kích thước và vị trí, bác sĩ có thể đề nghị phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL). Phương pháp này sử dụng sóng âm để tạo ra các rung động mạnh (sóng xung kích) để phá viên sỏi lớn thành nhiều miếng nhỏ, từ đó có thể được đào thải qua nước tiểu. Thủ thuật này kéo dài khoảng 45–60 phút và có thể gây ra cơn đau vừa phải, vì vậy bạn có thể được gây ngủ hoặc gây mê để cảm thấy thoải mái hơn.

  • Phẫu thuật để loại bỏ sỏi lớn ở thận. Bác sĩ sẽ chèn ống nội soi và các công cụ qua một đường rạch nhỏ ở lưng để mở niệu quản lấy sỏi thận. Bạn sẽ được gây mê toàn thân trong khi phẫu thuật và ở trong bệnh viện từ 1–2 ngày sau khi hồi phục. Bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật này nếu phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể không thành công.
  • Phẫu thuật nội soi để loại bỏ sỏi. Để loại bỏ một sỏi nhỏ ở niệu quản hoặc thận, bác sĩ có thể luồn một ống soi mỏng được trang bị máy ảnh thông qua niệu đạo và bàng quang và đến niệu quản. Khi đã xác định được vị trí của viên sỏi, các công cụ đặc biệt có thể gắp sỏi hoặc phá vỡ nó thành từng mảnh, các viên sỏi sẽ được đào thải qua nước tiểu. Sau đó, bác sĩ có thể đặt một ống nhỏ (stent) trong niệu quản để làm giảm sưng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Bạn có thể cần gây mê toàn thân hoặc cục bộ trong quy trình này.
  • Phẫu thuật tuyến cận giáp. Một số sỏi canxi phốt-phát được gây ra bởi các tuyến cận giáp hoạt động quá mức. Khi các tuyến này tiết ra quá nhiều hormone cận giáp (tình trạng cường cận giáp) thì nồng độ canxi trong máu có thể trở nên quá cao và hình thành sỏi thận. Nguyên nhân gây cường cận giáp thường gặp nhất là một khối u lành tính, nhỏ hình thành ở một trong các tuyến cận giáp. Việc loại bỏ khối u lành tính này từ các tuyến cận giáp sẽ dừng việc hình thành sỏi thận. Bác sĩ có thể đề nghị điều trị các tình trạng khác khiến cho tuyến cận giáp sản xuất quá mức hormone.

Từ khóa » Chẩn đoán Sỏi Niệu Quản