TTYT Yên Lạc Phẫu Thuật Cấp Cứu Sỏi Niệu Quản 2 Bên

1. Sỏi niệu quản là gì?

Niệu quản là ống rỗng duy nhất dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, dài khoảng 25-28 cm. Nó nằm ở sau phúc mạc, dọc hai bên cột sống thắt lưng và ép sát vào thành bụng sau. Sỏi niệu quản là sỏi nằm trong ống niệu quản; chúng có thể gây tắc nghẽn một phần hay hoàn toàn nước tiểu; từ đó gây tổn thương thận ở nhiều mức độ khác nhau.

2. Sự nguy hiểm của sỏi niệu quản 2 bên

Tạo hóa tạo ra con người với hai quả thận và 2 niệu quản tương ứng. Khi có một vấn đề làm tê liệt chức năng của một bên thận niệu quản thì chỉ cần bên thận niệu quản còn lại hoạt động tốt thì vẫn có thể đảm bảo nhu cầu lọc máu bình thường của cơ thể. Người chỉ có một thận vẫn sinh hoạt và lao động khỏe mạnh.

Chính vì vậy nếu sỏi niệu quản chỉ ở một bên thì ít gây ra ảnh hưởng đến sức khỏe chung của toàn cơ thể. Tuy nhiên nếu sỏi làm bít tắc 2 bên niệu quản cùng lúc thì mọi chuyện sẽ hoàn toàn khác. Tất cả nước tiểu sản xuất ra sẽ bị chặn lại; cả 2 quả thận sẽ không còn hoạt động chức năng. Bệnh nhân sẽ rơi vào bệnh cảnh suy thận cấp và diễn tiến nhanh chóng. Toàn trạng suy sụp nhanh.

Sỏi niệu quản 2 bên là một chỉ định phẫu thuật cấp cứu tiết niệu; giải quyết càng sớm càng tốt nhằm cứu vãn chức năng thận.

3. Nguyên nhân gây sỏi niệu quản

Theo thống kê có ~80% sỏi niệu quản là do sỏi thận rơi xuống và 20% là hình thành tại niệu quản. Nguyên nhân cũng giống với nguyên nhân gây sỏi thận, trong đó phải kể đến:

Hậu quả của một số bệnh lý gây tăng tạo sỏi như: Gút; bệnh tuyến giáp – tuyến cận giáp; lao; rối loạn chuyển hóa canxi; bệnh lý về xương, tăng hủy xương…

Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Thói quen uống ít nước, hay nhịn tiểu; lười vận động; ăn uống bổ sung quá dư thừa Vitamin C…

Do dị dạng, bất thường giải phẫu tại niệu quản làm tăng nguy cơ ứ đọng nước tiểu, tạo sỏi. Các bất thường giải phẫu hay gặp như: hẹp niệu quản; niệu quản đôi; niệu quản phình to; niệu quản đi sau và bắt chéo tĩnh mạch chủ dưới, polyp niệu quản…

Một số trường hợp sỏi hình thành tại niệu quản sau những can thiệp trên đường niệu quản.

Một số yếu tố chưa rõ ràng khác mang tính cơ địa, yếu tố vùng miền, gia đình…

4. Các đối tượng dễ mắc sỏi niệu quản

Sỏi niệu quản nói riêng, sỏi tiết niệu nói chung là bệnh lý phổ biến ở Việt Nam, cứ khoảng 10-12 người thì lại có 01 người bị sỏi đường tiết niệu và cứ khoảng 10 người bị sỏi đường tiết niệu thì có đến 5 người bị sỏi tái phát trong vòng 5 năm.

Từ khóa » Chẩn đoán Sỏi Niệu Quản