Sơn La đẩy Mạnh đào Tạo, Bồi Dưỡng Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Cho Cán ...
Có thể bạn quan tâm
Sơn La là một tỉnh miền núi có 12 thành phần dân tộc, trong đó người Kinh chiếm 18% tổng số dân của tỉnh; 54% số dân của cả tỉnh là người Thái, còn lại là các thành phần dân tộc thiểu số khác.
So với các thành phần dân tộc thiểu số khác, ở Sơn La, thành phần dân tộc Thái có số dân đông hơn cả..
Nghị quyết số 319/NQ-HĐND ngày 13 tháng 4 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La về việc Phê chuẩn quy hoạch Phát triển sự nghiệp văn hóa tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2020 đã ghi rõ: “…Tăng cường mở các lớp truyền dạy cho cán bộ, học sinh và tăng chương trình phát sóng trên truyền hình, đài phát thanh nhằm lưu truyền rộng rãi tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiểu số”.
Để triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi, tỉnh Sơn La đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai dạy tiếng dân tộc thiểu số của tỉnh. Trưởng Ban Chỉ đạo là Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Phó Trưởng Ban Thường trực là Giám đốc Sở Nội vụ, các Phó Trưởng Ban là đại diện lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc tỉnh.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ đồng bào dân tộc thiểu số trong giao tiếp thông thường và trong thực thi nhiệm vụ, Từ năm 2010 Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La đã biên soạn tài liệu và trực tiếp giảng dạy tiếng dân tộc Thái cho cán bộ công chức, viên chức đang công tác ở Sơn La.
Thực hiện Chỉ thị số 38/2004/CT-TTg ngày 09/11/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số đối với cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi, được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh, đầu năm 2010 Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La giao cho Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân tộc tỉnh, chỉ đạo Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La tổ chức biên soạn Bộ Tài liệu dạy tiếng dân tộc Thái.
Tháng 12/2010 Bộ Tài liệu dạy tiếng Thái cho cán bộ, công chức với 80 bài, 450 tiết (Thực hiện theo Chương trình khung dạy tiếng dân tộc thiểu số (có chữ viết) cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số Ban hành kèm Quyết định số: 03/2006/QĐ-BGD&ĐT Ngày 24/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo). Bộ tài liệu đã được hoàn thành với sự tham gia tích cực và hiệu quả của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác biên soạn, trong đó có cán bộ, công chức của Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La.
Từ năm 2010 đến nay, tỉnh Sơn La đã đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái cho hơn 3000 cán bộ, công chức, viên chức, bộ đội, công an và giáo viên thuộc các huyện: Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Sông Mã, Mường La, Mộc Châu, Vân Hồ, Mai Sơn, Thành phố Sơn La.
Các cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, chiến sĩ trong các lực lượng vũ trang của tỉnh, sau khi được đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc Thái có thể sử dụng tiếng Thái trong giao tiếp thông thường; nhờ đó mà góp phần tiếp cận, hiểu biết hơn về văn hoá, phong tục tập quán của đồng bào; góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với đồng bào vùng dân tộc, miền núi; tham gia phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh tại địa phương.
Trong thời gian tới, tỉnh Sơn La cần tiếp tục đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc, miền núi. Bên cạnh việc dạy và học tiếng dân tộc Thái, nhu cầu thực tiễn đặt ra cần tiếp tục triển khai đào tạo, bồi dưỡng các tiếng dân tộc Thái, DT Mông cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang đang công tác ở vùng dân tộc, miền núi của tỉnh.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy tiếng dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La nói riêng và cả nước nói chung rất cần được đào tạo, tập huấn để thống nhất chung phương pháp, nội dung, chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số.
Thực hiện tốt nhiệm vụ trên là việc thiết thực thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Lưu Văn Minh, Chuyên viên Vụ Giáo dục dân tộc Lò Mai Cương, Trung tâm GDTX tỉnh Sơn La (phối hợp thực hiện)
Từ khóa » Chứng Chỉ Tiếng Dân Tộc Thái
-
Quyết định Về Việc Phê Duyệt Kết Quả Và Cấp Chứng Chỉ Tiếng Dân Tộc ...
-
Về Việc đào Tạo, Cấp Chứng Chỉ Tiếng Dân Tộc Thiểu Số
-
Trung Tâm Nghiên Cứu - Đào Tạo Ngôn Ngữ Văn Hóa Các DTTS Vùng ...
-
đào Tạo Ngôn Ngữ & Văn Hóa Các DTTS Vùng Núi Phía ... - Facebook
-
Thông Tư 36/2012/TT-BGDĐT Về Cấp Chứng Chỉ Tiếng Dân Tộc Thiểu Số
-
Chứng Chỉ Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Có Thay Thế Chứng Chỉ Tiếng Anh Khi ...
-
Dạy Tiếng Dân Tộc - Không đơn Giản Là Người Biết ... - Báo Hòa Bình
-
BỒI DƯỠNG THI CẤP CHỨNG CHỈ TIẾNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ...
-
Công Chức Có Thể Dùng Chứng Chỉ Tiếng Dân Tộc Thiểu Số Thay Thế ...
-
Chữ Mường - Niềm Tự Hào Của Người Mường
-
Trung Tâm GDTX Tỉnh Thái Nguyên Khai Mạc Lớp Bồi Dưỡng, Thi Cấp ...
-
Miễn Thi Ngoại Ngữ Với Giáo Viên Có Chứng Chỉ Tiếng Dân Tộc
-
Công Chức Người Dân Tộc Có được Miễn Thi Ngoại Ngữ?