Sơn Tra Là Loài Cây được Sử Dụng Khá Phổ Biến Trong Chữa Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Sơn tra là loài cây được sử dụng khá phổ biến trong chữa bệnh. Trong Đông y, sơn tra có tính ôn, vị ngọt có công dụng điều trị các bệnh về tiêu hóa, điều hòa các bệnh ở phụ nữ sau sinh. Do đó, để biết chi tiết hơn về loài cây này, hãy cùng Life Gift tìm hiểu kỹ nhé!
Mô tả đặc điểm cây sơn tra
Cây có tên khoa học là Crataegus cuneara Sied với nhiều tên gọi khác nhau như dã sơn tra, Bắc sơn tra, Nam sơn tra. Là loại cây thân gỗ có 2 chủng loại:
- Bắc sơn tra có chiều cao khoảng 6m, những cành nhỏ thường có gai. Lá có hình trứng, thuôn nhọc, mép lá có hình răng cưa, các lá mọc so le nhau. Mặt dưới lá có nhiều lông mịn dọc theo gân, cuống lá dài 2 – 6cm, lá dài 5 – 10cm và rộng 4 – 7cm. Hoa có 5 lá đài và 5 cánh hoa, 10 nhụy, hoa có màu trắng, hợp thành tán. Quả thịt có hình cầu, đường kính khoảng 1 – 1,5cm, quả khi chín sẽ có màu đỏ.
- Nam sơn tra cao khoảng 15m, cây có gai nhỏ 5 – 8mm. Lá dài và nhẵn, mặt dưới của lá ban đầu sẽ có lông, về sau lá nhẵn. Hoa có 5 lá đài và 5 cánh hoa, 20 nhụy, hoa có màu trắng, hợp thành tán. Quả thịt có hình cầu, đường kính khoảng 1 – 1,2cm, khi chín quả có màu vàng hoặc màu đỏ.
Nói chung, sơn tra là loại cây có nhiều cành, trên những cành non sẽ có nhiều lông tơ. Cây có chiều cao trung bình từ 6 – 10m, phiến lá có hình trứng nhọn mọc so le nhau.
Cây thường cho hoa vào tháng 2 – 3 và cho quả vào tháng 7 – 9. Để trồng được sơn tra, ta có thể trồng bằng hạt hoặc trồng bằng phương pháp thủ công chiết cành.
Khu vực phân bố
Là loại cây mọc hoang ở các khu vực vùng núi cao ở độ cao 1500 – 2000m. Cây mọc nhiều ở các vùng đồi núi cao phía Bắc như Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn, Cao Bằng, Hà giang,… Ngoài ra, cây còn mọc nhiều ở các khu vực châu Âu, châu Á (như Trung Quốc, Thái Lan, Myanma,…)
Cách chế biến và bảo quản
Thông thường quả sơn tra có tính chất dược phẩm nên được sử dụng làm thuốc.
Thu hoạch những quả vừa chín, rửa sạch để loại bỏ các lớp bụi bẩn, đất cát, vi khuẩn. Đem cắt thành từng lát mỏng với độ dày khoảng 0,3 – 0,7cm, sau đó đem phơi hoặc sấy khô.
Sau đó, nguyên liệu được bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, tránh ánh nắng trực tiếp, nên bảo quản trong bao bì để sử dụng lâu dài.
Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu cho thấy, trong sơn tra có chứa nhiều thành phần hóa học mang đến nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như: Protein,tanin, lipid, axit citric, fructose, axit tartaric,… Các loại vitamin và một nguyên tố đa lượng như photpho, canxi,…
Đặc biệt với hàm lượng caroten, vitamin C, canxi dồi dào giúp có lợi cả phụ nữ mang thai, người già và cả trẻ em. Ngoài ra còn giúp giảm mỡ máu, hạ huyết áp, chống ung bướu, trợ tim, hỗ trợ hệ tiêu hóa,…
Cách dùng và liều lượng sử dụng
Sơn tra có nhiều cách được dùng để chữa bệnh hoặc dùng với các vị thuốc khác. Ta có thể đem tán thành bột mịn rồi pha với nước vo thành viên hoàn hoặc sắc thành nước uống.
Theo khuyến cáo, liều dùng tối đa/ngày là dùng khoảng 3 – 10g (theo dạng sắc Đông y). Hoặc nếu dùng ở dạng dung dịch (dung dịch cao lỏng theo Tây y dùng chữa bệnh huyết áp cao, tim mạch) thì nên dùng 20 – 30 giọt.
Sơn tra có tác dụng gì?
Cây có công dụng điều trị những bệnh:
- Huyết áp thấp, huyết áp cao
- Điều trị bệnh tim và mạch máu
- Chữa bệnh xơ vữa động mạch
- Điều trị cholesterol cao
- Chữa suy tim sung huyết
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng về đường ruột, sán dây mật
- Điều trị các vết đau, loét trên da, chàm
- Chữa các bệnh vấn đề về tiêu hóa
- Giảm lo lắng
- Chữa đau dạ dày
- Điều trị các bệnh về kinh nguyệt
- Chữa viêm đại tràng
- …
Những bài thuốc chữa bệnh từ quả sơn tra
Điều trị bệnh giun đũa
Lấy 1kg sơn tra tươi ăn vào buổi chiều, tối không nên ăn cơm và đến 10g tối thì ăn hết 1kg. Đến sáng hôm sau lấy 60g cau, đem sắc cùng với nước đến khi còn lại 1 bát thì ngưng. Sau đó uống hết một lần, nằm nghỉ, nếu muốn đại tiện thì hãy ráng nhịn một lúc rồi hãy đi.
Hỗ trợ chữa bệnh loét tá tràng
Chuẩn bị 16g sơn tra, 18g phục linh, 18g thần khúc, 8g trần bì, 8g liên kiều, 16g bán hạ, 10g lá bạc tử và 20g mạch nha. Đem tất cả nguyên liệu giã dập, rồi sắc cùng 1,5 lít nước, chia đều ra làm 4 phần và uống trong ngày. Hoặc có thể sử dụng 20g sơn tra sống và 20g mầm mạch sao đem sắc uống.
Điều trị đau lưng, tay chân nhức mỏi ở người già
Lấy sơn tra và lộc nhung đã nướng với liều lượng bằng nhau. Đem tất cả tán thành bột mịn rồi cho thêm ít mật ong để vo thành viên hoàn cỡ hạt ngô đồng. Mỗi ngày uống 50 viên và uống cùng rượu ấm, ngày uống 2 lần, sử dụng trước hoặc sau bữa ăn đều được.
Chữa kiết lỵ cấp và bệnh viêm đại tràng cấp
Lấy 60g sơn tra đem sao cháy nhẹ, rồi cho vào 30g rượu trắng sao đều đến khi khô rượu, sao đó cho thêm 200ml nước đun trong 15 phút. Đem vớt bỏ bả rồi cho thêm vào 60g đường sắc sôi. Thường chỉ cần uống ngày 1 thang là đủ, nên uống lúc còn nóng.
Hoặc có thể sử dụng bài thuốc sau: Chuẩn bị 120g sơn tra đã sao cháy và 30g bạch biển đậu hoa. Đem tất cả nguyên liệu sắc cùng 5 phần nước, đun đến khi còn lại 2 phần là được. Chỉ nên dùng khi thuốc còn nóng để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa ăn không tiêu
Chuẩn bị 10g sơn tra, 6g trần bì, 6g chỉ thực, 2g hoàng liên. Đem tất cả nguyên liệu sắc cùng 6 chén nước, đun đến khi còn 2 chén thì ngưng. Chia ra thành 3 phần và uống trong ngày.
Điều trị gan nhiễm mỡ
Mỗi ngày lấy 10g sơn tra sắc với nước uống liên tục bạn sẽ thấy hiệu quả rất tốt. Đặc biệt trong gian đoạn mới phát hiện ra bệnh.
Lưu ý khi sử dụng sơn tra
Từ các chuyên gia nghiên cứu cho thấy, hầu hết sơn tra có thể an toàn với người lớn khi sử dụng trong thời gian ngắn (khoảng 16 tuần). Nhưng không biết liệu sử dụng trong thời gian dài có thật sự an toàn hay không.
Những người mắc bệnh tỳ vị hư nhược, không có tích trệ tuyệt đối không nên dùng.
Những người dễ dị ứng hoặc dễ mẫn cảm với một số thành phần thì không nên dùng.
Những người mắc bệnh dạ dày, đa toan dịch vị không nên sử dụng.
Về việc chữa đau dạ dày bằng loai còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người và mức độ bệnh như thế nào. Tuy nhiên, theo khuyến cáo không nên sử dụng thêm lá khôi, cam thảo, khổ sâm, tinh chất curcumin.
Không nên tự ý dùng kèm với các vị thuốc khác do mỗi vị thuốc đều có thành phần hóa học và dược tính riêng.
Lời kết
Như những phân tích từ bài viết trên về sơn tra, có phải mọi người đã hiểu rõ hơn vê loại dược liệu này. Nếu mọi người có nhu cầu gia công thuốc đông y hay gia công thực phẩm chức năng có thành phần từ sơn tra hoặc các loại thảo dược khác hãy liên hệ ngay với Life Gift để được tư vấn chi tiết hơn nhé!
4 / 5 ( 2 bình chọn )Từ khóa » Cao Sơn Tra Là Gì
-
Sơn Tra Trị Rối Loạn Tiêu Hóa, Mỡ Máu Cao - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Công Dụng Của Quả Sơn Tra | Vinmec
-
Sơn Tra Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Của Sơn Tra - Thuốc Dân Tộc
-
Sơn Tra (Quả) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Sơn Tra Là Quả Gì? Tác Dụng Của Sơn Tra Chữa Mỡ Máu, Rối Loạn Tiêu ...
-
Cao Sơn Tra | - Novaco
-
Quả Sơn Tra: Vị Thuốc Quý Hỗ Trợ Tiêu Hóa
-
Quả Sơn Trà Là Quả Gì? 8 Lợi ích Cho Sức Khỏe Mà Quả Sơn Trà Mang Lại
-
Sơn Tra Và Công Dụng Giảm Béo Hữu Hiệu Cho Các Chị Em - Metaherb
-
Sơn Tra, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Sơn Tra
-
Sơn Tra | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Quả Sơn Tra Là Gì Và Những Tác Dụng Trong Chữa Trị Bệnh Của Sơn Trà
-
Sơn Trà - Hello Bacsi
-
13 Tác Dụng Của Sơn Tra Loại Quả Quen Thuộc ít Người Biết