Sơn Tra Và Công Dụng Giảm Béo Hữu Hiệu Cho Các Chị Em - Metaherb
Có thể bạn quan tâm
Sơn tra là một trong những vị thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Trước đây, sơn tra còn là vật dùng để cống tiến với nhiều công dụng cũng như chăm sóc sức khỏe con người, đặc biệt sơn tra được dùng trong bài thuốc giảm cân. Vậy, công dụng cụ thể của sơn tra là gì và cách dùng như thế nào đảm bảo an toàn?
Sơn tra là gì?
Sơn tra hay (tên khoa học: Crataegus cuneara Sied) còn được gọi là hồng quả, yên chi, sơn lý hồng, là quả già khô của cây bắc sơn tra hoặc nam sơn tra.
Sơn tra có 2 chủng loại:
- Bắc sơn tra (Crataegus pinnatifida): Loại này cây thường cao 6m, cành nhỏ và có gai. Lá dài khoảng 5 – 10cm, rộng 4 đến 7cm, có 3 – 5 thùy, mép có răng cưa, mặt dưới dọc theo các gân có lông mịn, cuống lá dài 2 – 6cm. Quả hình cầu, đường kính 1 – 1,5cm, khi quả chín có màu đỏ thắm.
- Cây nam sơn tra hay còn được gọi là dã sơn tra (Crataegus cuneata) có chiều cao 15m, có gai nhỏ 5 – 8mm. Lá dài khoảng 2 – 6cm, rộng 1 – 4,5cm, có 3 – 7 thùy, mặt dưới lá lúc đầu có lông nhưng sau nhẵn. Quả hình cầu với đường kính 1 – 1,2cm, chín có màu vàng hay đỏ.
Đặc điểm sinh thái của sơn tra
Cây Sơn tra nói chung là loại cây có nhiều cành, trên cành non có nhiều lông tơ. Chiều cao trung bình khi trưởng thành khoảng 6 – 10 mét. Phiến lá hình trứng nhọn mọc so le nhau.
Hoa sơn tra có màu trắng, tự thành tán, thường tụ thành 4 – 5 hoa, hoa có 5 lá đài và 5 cánh hoa. Quả thịt có hình cầu, đường kính 1,5 đến 3 mét hoặc to hơn tùy theo mùa.
Loại cây này có thể trồng bằng hạt hoặc bằng thủ công chiết cành. Cây sơn tra phân bố nhiều ở vùng cao phía bác nước ta như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hoàng Liên Sơn…
Bộ phận có tính dược lý của sơn tra chính là quả cây bắc sơn tra hay nam sơn tra. Chính vì vậy thảo dược này được sử dụng để làm thuốc chữa nhiều chứng bệnh.
Tính vị và thành phần hóa học
Theo Đông y, sơn tra có vị chua, tính hàn được quy vào kinh tỳ, vị và can với công năng hóa đờm, phá khí tán hư, chỉ huyết…
Sơn tra cũng có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như fructose, lipid, protein, vitamin C, B2, caroten; Ca, P, Fe, các acid tarlaric, citric…; tannin, flavonoid.
Đặc biệt, với hàm lượng vitamin C, caroten và canxi dồi dào loại quả này rất thích hợp cho phụ nữ có thai, người già, trẻ em. Đồng thời sơn tra giúp hạ huyết áp, lợi niệu, giảm mỡ máu, kháng khuẩn, chống u bướu, trợ tiêu hóa, trợ tim.
Công dụng của sơn tra với sức khỏe
Như chúng tôi có nói ở trên, quả sơn tra có rất nhiều thành phần hóa học cần thiết nên rất tốt cho cơ thể. Theo nghiên cứu của Đông y và Tây y, sơn tra có những công dụng cụ thể.
Theo Đông y, sơn tra có công dụng trong điều trị ứ kinh, hệ tiêu hóa, mỡ trong máu, bao gồm:
- Trị lở sơn;
- Hoạt huyết, tiêu thực, tán ứ, hóa tích;
- Trị chàm, lở loét;
- Hóa thực tích, hiện vị, hành khí hết, khoan cách, huyết kết, tiêu khí tích;
- Hạ khí, tiêu nhục tích trệ, trị ợ chua;
- Hành kết khí, hóa ẩm thực, tiêu ứ huyết.
Sơn tra chủ trì các bệnh như: Tiêu chảy, chứng tích trệ, trướng bụng, bụng đầy, ứ trệ ở hậu sản, sản phụ dịch ra không hết, dịch gây đau bụng, sán khí.
Trong 10 năm gần đây thì những nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy những tác dụng dược lý của sơn tra khá phong phú để chăm sóc sức khỏe. Cụ thể như:
- Sơn tra nâng cao sự hoạt động của hệ tiêu hóa: Sơn tra khi hấp thụ vào cơ thể sẽ thúc đẩy bài tiết dịch vị và dịch mật, gia tăng hoạt tính của các men tiêu hóa như lipolytic enzyme, amylolytic enzyme… nhờ vậy sẽ điều tiết sự co bóp của cơ trơn dạ dày và ruột.
- Sơn tra có tác dụng ức chế một số vi khuẩn như: Trực khuẩn lị, bạch hầu, thương hàn, coli, tụ cầu vàng… Đặc biệt sơn tra sao đen có thể hấp thụ các chất hoại tử, độc tố của vi khuẩn, từ đó làm giảm kích ứng thành ruột và làm giảm nhu động ruột giúp giảm đau, chỉ lỵ và cầm đi lỏng.
- Hạ mỡ máu: Đặc biệt có tác dụng giảm cholesterol, ức chế sự lắng đọng của chất mỡ ở thành mạch. Chính vì vậy, sơn tra có công dụng dự phòng quá trình tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch.
- Hạ huyết áp: Làm giãn cũng như gia tăng lưu lượng động mạch vành tim, giảm thấp lượng oxy tiêu thụ của cơ tim, nhờ vậy sẽ nâng cao năng lực hoạt động của hệ tim mạch. Đồng thời phòng chống các bệnh lý thuộc động mạch vành.
- Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, đặc biệt là làm cho tử cung hồi phục nhanh sau khi sinh nở.
Ngoài ra, sơn tra còn chống ngưng tập tiểu cầu, tăng cường sự miễn dịch cơ thể, làm giãn phế quảng, hóa đờm bình suyễn, trấn tĩnh an thần, chống oxy hóa, phòng chống ung thư.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ sơn tra
Trên thực tế có rất nhiều bài thuốc điều trị bệnh hay hỗ trợ điều trị từ quả sơn tra. Thầy thuốc sẽ tùy vào từng bệnh lý để kết hợp với các vị thuốc khác nhau. Dưới đây là một số bài thuốc dùng sơn tra trong Đông y cho bạn tham khảo:
1. Bài thuốc trị đầy bụng, ăn không tiêu ở người cao tuổi
Bài thuốc 1: Lấy 125 gam quả sơn tra tươi hoặc 30 gam sơn tra khô, rồi cho nước vào đun lên uống. Bài thuốc này có thể kích thích bài tiết dịch vị, tăng cường chất gây men trong dạ dày, được dùng để trị bệnh đầy bụng do ăn nhiều thịt hay thức ăn nhiều dầu mỡ.
Bài thuốc 2: Bạn chuẩn bị 15 gam sơn tra, 12 gam mạch nha, 10 gam màng mề gà, sắc nước uống 2 lần mỗi ngày. Tác dụng của bài thuốc này là trị bệnh ăn uống không tiêu khiến cho dạ dày căng tức, ợ chua, ợ hơi, không muốn ăn.
2. Bài thuốc từ Sơn tra chữa ghẻ lở
Sử dụng một ít sơn tra khô nấu cùng với nước để tắm. Bạn nên dùng nước khi còn ấm hoặc nguội dần để tránh bị bỏng da.
3. Trị kiết lỵ cấp, viêm đại tràng cấp
Chuẩn bị: Sơn tra 60g sao cháy nhẹ gia giảm thêm 30g rượu trắng trộn đều sao lại để khô rượu, sau đó cho khoảng 200ml nước đun trong 15 phút. Bạn bỏ xác rồi cho 60 gam đường đỏ sắc sôi, dùng mỗi ngày 1 thang và uống khi thuốc còn nóng.
Hoặc lấy 120 gam sơn tra sao cháy, hoa đậu ván trắng 30 gam, sắc mỗi ngày một thang để trị lỵ cấp và viêm đại tràng.
4. Một số bài thuốc khác trị bệnh từ sơn tra
- Điều trị tăng huyết áp: Bạn sẽ dùng loại sơn tra khô quả to, bỏ vào chõ hấp làm 2 lớp để điều chế thành dung dịch đường có chứa 0,65 sơn tra khô, sau đó thêm thuốc bảo quản vừa đủ. Mỗi ngày bạn lấy khoảng 20ml uống 3 lần sau bữa ăn.
- Trị cơn đau thắt tim và bệnh mạch vành: Dùng chiết xuất lá sơn tra để chế thành viên, mỗi viên khoảng 25mg. Mỗi lần uống bạn dùng 4 viên, ngày 3 lần và một liệu trình sẽ kéo dài 4 tuần.
- Chữa lipid máu cao: Bạn sử dụng sơn tra và mạch nha cô đặc với liều lượng bằng nhau. Mỗi lần sử dụng 30 gam để uống, mỗi ngày 2 lần, liệu trình sử dụng là 14 ngày.
- Trị tắt kinh do ứ huyết hoặc sau sinh bụng đau do ứ trệ: Dùng 30 gam sơn tra sắc bỏ xác, sau đó trộn 25 gam đường mía để uống….
Sơn tra – phương pháp giảm béo hiệu quả cho chị em
Như bạn đã biết, sơn tra là một loại thảo dược có rất nhiều ở vùng Tây Bắc nước ta và chúng có họ hàng với quả táo mèo.Trong quả sơn tra có các thành phần vitamin C, fructose, protein, caroten, lipid, B2; Ca, P, Fe, các acid tarlaric, citric,… với công dụng giảm béo, giảm nồng độ mỡ máu, hạ huyết áp…
Chính vì vậy, quả sơn ra được nhiều người sử dụng làm “thuốc” giảm cân hữu hiệu cho mình. Sau đây là một số công thức giảm cân hiệu quả từ sơn tra giúp chị em lấy lại vóc dáng cân đối.
1. Giảm béo từ quả trà sơn tra, muồng muồng
Trà sơn tra chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa sơn tra và muồng muồng (quyết minh) cùng mạch nha. Cách làm như sau:
Chuẩn bị: 30 gam sơn tra, 30 gam mạch nha, 15 gam muồng muồng.
Cách làm: Tất cả nguyên liệu rửa sạch, cho vào nồi đổ ngập nước, đun sôi trong 1 giờ. Sau đó cho thêm lá sen, đường phèn, trà xanh vào và đun thêm sôi thêm một chút.
Bạn có thể dùng trà này uống thay nước uống hàng ngày. Đây được xem là một cách giảm béo an toàn cho những ai có tiền sử mắc bệnh béo phì.
2. Trà giảm béo từ lá sơn tra và cam thảo
Một trong những cách giảm béo, đặc biệt là béo bụng hiệu quả cho chị em từ sơn tra đó là lá sơn tra kết hợp với cam thảo.
Chuẩn bị: 5 gam lá sơn tra, 500ml nước, 10 gam vỏ trái bả đậu cùng cam thảo.
Cách làm: Bạn cho nồi nước lên bếp đun sôi, cho tất cả nguyên liệu vào nồi đun thêm khoảng 20-30 phút thì tắt bếp.
Trà này có thể uống hàng ngày để giảm cân. Cũng theo nhiều chuyên gia, việc sử dụng thường xuyên loại trà lá sơn tra và cam thảo này sẽ giúp giảm mỡ trong máu, hạn chế sự thèm ăn, kích thích tiêu hóa.
Những lưu ý khi sử dụng sơn tra
Sơn tra tuy tốt thật nhưng nếu không sử dụng đúng cách có thể gây ra một số ảnh hưởng không tốt hoặc khiến quá trình điều trị bệnh không mang lại hiệu quả tốt. Do đó, để có được hiệu quả điều trị tốt từ sơn tra bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Những đối tượng không được dùng bài thuốc từ sơn tra gồm: Dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong Sơn trà; Tỳ vị hư, yếu, không có thực tích; đa toan dịch vị, viêm loét dạ dày.
- Không nên ăn quá nhiều sơn tra vì sẽ làm hao khí hại răng.
- Không được ngâm sơn tra với rượu nếu không carotene sẽ bị chuyển hóa, tấn công tế bào gây bất lợi cho sức khỏe.
- Không dùng sơn tra với tiểu mạch bởi tiểu mạch kiện tỳ ngăn ngừa kiết lị, ích thận, trị mò hôi, giải nhiệt nhưng nếu ăn kèm với sơn tra dễ khiến sinh đờm.
- Ngoài ra những người phổi hư cũng không thích hợp ăn sơn tra bởi sẽ ảnh hưởng không xấu.
- Khi bụng đói hoặc trước khi đi ngủ bạn không nên ăn nhiều sơn tra vì sẽ không tốt cho dạ dày.
Hi vọng rằng, bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về sơn tra cũng như một số cách giảm cân hiệu quả từ loại quả này. Bạn cần nhớ rằng, thông tin chúng tôi đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu có nhu cầu sử dụng bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ trước khi dùng nhằm đảo bảo an toàn nhất.
Hiện nay, sản phẩm GB Metaherb với thành phần thảo dược thiên nhiên, trong đó có sơn tra được bào chế theo công nghệ cao mang đến hiệu quả giảm béo, giảm mỡ máu tuyệt vời. Đây là sản phẩm đang được nhiều người lựa chọn.
Từ khóa » Cao Sơn Tra Là Gì
-
Sơn Tra Trị Rối Loạn Tiêu Hóa, Mỡ Máu Cao - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Công Dụng Của Quả Sơn Tra | Vinmec
-
Sơn Tra Và Những Công Dụng Chữa Bệnh Của Sơn Tra - Thuốc Dân Tộc
-
Sơn Tra (Quả) Là Gì? Công Dụng, Dược Lực Học Và Tương Tác Thuốc
-
Sơn Tra Là Quả Gì? Tác Dụng Của Sơn Tra Chữa Mỡ Máu, Rối Loạn Tiêu ...
-
Cao Sơn Tra | - Novaco
-
Quả Sơn Tra: Vị Thuốc Quý Hỗ Trợ Tiêu Hóa
-
Quả Sơn Trà Là Quả Gì? 8 Lợi ích Cho Sức Khỏe Mà Quả Sơn Trà Mang Lại
-
Sơn Tra, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Sơn Tra
-
Sơn Tra Là Loài Cây được Sử Dụng Khá Phổ Biến Trong Chữa Bệnh
-
Sơn Tra | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Quả Sơn Tra Là Gì Và Những Tác Dụng Trong Chữa Trị Bệnh Của Sơn Trà
-
Sơn Trà - Hello Bacsi
-
13 Tác Dụng Của Sơn Tra Loại Quả Quen Thuộc ít Người Biết