SÓNG ĐIỀU CHỈNH CORRECTIVE WAVE | Lý Thuyết Sóng Elliottt ...
Có thể bạn quan tâm
Sóng điều chỉnh Corrective wave – Cấu trúc sóng thứ hai cấu tạo nên sóng elliott. Corrective wave phức tạp hơn nhiều so với sóng xung lực motive wave. Sau khi đã tìm hiểu về sóng xung lực trong bài viết trước, hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về sóng điều chỉnh trong bài viết kiến thức forex này.
Corrective wave elliott wave theory, sóng elliottt youtube
1. SÓNG ĐIỀU CHỈNH LÀ GÌ?
Lý thuyết sóng Elliott biến động giá trên thị trường được chia thành hai loại: sóng xung lực motive wave và sóng điều chỉnh. Trong đó, motive wave để chỉ những sóng giá di chuyển theo xu hướng chủ đạo còn sóng điều chỉnh là chỉ những sóng giá di chuyển theo hướng ngược lại.
Sóng điều chỉnh corrective wave là một trong hai thành phần quan trọng của Lý thuyết sóng Elliott, được phát triển bởi Ralph Nelson Elliott từ những năm 1930. Lý thuyết sóng Elliott cung cấp cái nhìn sâu sắc hữu ích về các xu hướng và mô hình giá thị trường tài chính.
Sóng điều chỉnh có nhiều loại hơn và ít nhận dạng rõ ràng hơn so với sóng xung lượng. Đôi khi có thể khá khó khăn để xác định các mô hình sóng điều chỉnh cho đến khi chúng được hoàn thành. Các mô hình sóng điều chỉnh được tạo thành từ ba sóng phụ và được ký hiệu bằng chữ cái A, B, C.
2. CÁC LOẠI MÔ HÌNH SÓNG ĐIỀU CHỈNH
Trong một xu hướng hình thành, các sóng xung lượng và điều chỉnh lần lượt hình thành. Trong khi motive wave như một bước tiến theo xu hướng thị trường thì Sóng điều chỉnh Corrective wave như một bước thoái lui ngược lại.
Mô hình sóng điều chỉnh được phân loại thành: mô hình sóng zigzag, mô hình sóng Flat, mô hình sóng Triangle, mô hình sóng Double Three và mô hình sóng Triple Three.
Trong bài viết này, TradaFX sẽ lấy minh hoạ trong xu hướng tăng giá để giải thích, vậy nhưng điều ngược lại vẫn đúng với xu hướng giảm. Mọi quy tắc mà các mô hình sóng điều chỉnh phải tuân theo áp dụng cho cả thị trường tăng và giảm giá.
2.1. Mô hình sóng zigzag
Có thể nói mô hình sóng zigzag là mô hình điều chỉnh đơn giản nhất. Zig Zag là một mô hình sóng điều chỉnh được tạo thành từ 3 sóng có nhãn là A, B và C di chuyển mạnh lên hoặc xuống. Sóng A và C là sóng xung lượng trong khi sóng B là sóng điều chỉnh (thường có 3 sóng phụ).
Có thể chia sóng A và C thành 5 sóng nhỏ, là sóng xung lượng hoặc sóng chéo. Sóng B có thể là bất cứ cấu trúc sóng điều chỉnh nào.
2.1.1. Quy tắc của các mô hình sóng zigzag
– Các sóng phụ của một mô hình sóng zigzag ABC xuất hiện dưới dạng cấu trúc 5-3-5 (hình minh hoạ phía trên). Vậy nên sóng C sẽ không thể là sóng ngắn hơn sóng B.
– Sóng B của mô hình sóng zigzag không được thoái lui tới mức Fibonacci thoái lui 100% của Sóng A. Nghĩa là mức cao nhất của sóng B không được vượt quá mức cao nhất của sóng A (xu hướng tăng) và ngược lại với xu hướng giảm.
2.1.2. Mối liên hệ với Fibonacci
– Sóng B thường bằng mức thoái lui Fibonacci 50%, 61.8%, 76.4% hoặc 85.4% của sóng A.
– Với sóng C thì sóng C tương ứng với các mức Fibonacci 61.8%, 100% hoặc 123.6% của sóng A
– Mô hình sóng zigzag thường kết thúc ở mức 61.8% hoặc 161.8% của sóng A. Nếu sóng C kết thúc ở bất kỳ vị trí nào giữa hai mức này thì đây là một mô hình sóng zigzag thông thường.
Từ đó mở ra hai trường hợp khác với điểm kết thúc của mô hình sóng zigzag:
Đầu tiên khi sóng C kết thúc ngắn hơn mức 61.8% sóng A thì mô hình sóng Zigzag lúc này được coi là mô hình sóng Zigzag ngắn. Đây là một mô hình sóng quan trọng bởi vì hành động giá theo sau thoái lui tối thiểu 80% và thường là 100% của toàn bộ mô hình.
Trường hợp thứ hai là khi độ dài sóng C vượt quá mức 161.8% của sóng A thì đó là mô hình zigzag mở rộng.
Ngoài ra, người ta cũng phát hiện thêm các biến thể khác của mô hình sóng zigzag đó là mô hình double zigzag và mô hình triple zigzag.
2.2. Mô hình sóng Flat
Flat cũng là một mô hình sóng điều chỉnh đơn giản. Mô hình này cũng được chia nhỏ thành ba sóng phụ được ký hiệu là A, B, C. Mặc dù mô hình sóng được ký hiệu như nhau; nhưng cấu trúc sóng của mô hình Flat không giống với mô hình zig zag.
Trong khi mô hình zigzag có cấu trúc là 5-3-5 thì mô hình Flat có cấu trúc sóng 3-3-5, khác ở cấu trúc sóng A. Về mặt đặc điểm, mô hình sóng phẳng (flat) nói chung là sự điều chỉnh đi ngang chứ không phải điều chỉnh mạnh như mô hình zigzag.
Trong cấu trúc sóng phẳng, sóng A và B là sóng điều chỉnh còn sóng C là xung lượng motive wave có 5 sóng phụ. Trên biểu đồ forex, hầu hết các mô hình sóng phẳng thường không rõ ràng vì có các biến thể trên cấu trúc này.
Mô hình sóng Flat được chia làm ba loại: mô hình flat thông thường, mô hình Flat mở rộng; và mô hình Flat Running.
2.2.1. Mô hình Flat thông thường
Đối với mô hình Flat thông thường, sóng B có cấu trúc 3-3-3 giống như sóng A; nên sóng B thường sẽ thoái lui hoàn toàn sóng A. Nghĩa là sóng B có độ dài tương tự như sóng A trước đó.
Mô hình sóng phẳng Flat thông thường phải tuân theo các quy tắc sau:
– Trong mô hình sóng phẳng, sóng A và B được chia thành ba sóng nhỏ hơn. Và sóng C được cấu tạo bởi năm sóng ngắn hơn.
– Sóng C không được di chuyển vượt khỏi điểm kết thúc của sóng A trước đó.
– Điểm cuối cùng của sóng B thường bằng hoặc gần với điểm bắt đầu của sóng A.
– Sóng C cần phân kỳ động lượng và có độ dài tương đương sóng B.
2.2.2. Mô hình Flat mở rộng
Tương tự với mô hình Flat thông thường; cấu tạo của mô hình Flat mở rộng chỉ khác là sóng B sẽ vượt qua điểm bắt đầu của sóng A; và sóng C sẽ vượt qua điểm kết thúc của sóng A. Điều này khiến phạm vi của mô hình Flat ban đầu bị mở rộng ra. Dưới đây là các quy tắc cho mô hình Flat mở rộng:
– Cấu trúc sóng tạo nên mô hình là cấu trúc 3-3-5. Tuy nhiên sóng B vượt qua điểm bắt đầu của sóng A
– Sóng C thường bằng 162% chiều dài của sóng A. Vậy nên sóng C kết thúc thường vượt quá điểm kết thúc của sóng A.
– Cuối cùng, sóng C cũng phải có phân kỳ động lượng.
2.2.3. Mô hình Flat Running
Giống như mô hình sóng Flat khác, mô hình Flat Running hay Running Flat cũng được cấu tạo bởi cấu trúc 3-3-5. Điểm khác biệt của mô hình Flat Running chính là sóng B kết thúc cao hơn điểm đầu của sóng A. Thêm vào đó, sóng C thoái lui ít hơn mức 100% của sóng B. Điều đó đồng nghĩa độ dài sóng C nhỏ hơn sóng B.
Đây có lẽ là mô hình sóng Flat ít phổ biến nhất; nhưng nó lại là mô hình kinh điển khi đề cập tới lý thuyết sóng Elliott. Đặc biệt, nó có mối liên hệ trực tiếp với phương pháp giao dịch breakout. Trong giao dịch, nó còn có thể trở thành “cái bẫy” cho các nhà giao dịch.
Xem thêm: “Running Flat” – Cái bẫy hoàn hảo cho breakout trader
2.3. Mô hình sóng Triangle
Triangle hay còn được gọi là mô hình sóng tam giác. Đây là một mô hình điều chỉnh gồm năm sóng. Mô hình sóng này đại diện cho sự sụt giảm về khối lượng giao dịch và biến động. Nó thường được phát hiện khi thị trường đang sideway.
Mô hình sóng Triangle bao gồm 5 sóng điều chỉnh với cấu trúc 3-3-3-3-3; được ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D, E. Đây là mô hình tiếp tục phá vỡ theo hướng của động thái trước đó.
Nó có thể xảy ra trong sóng B của mô hình sóng zigzag; sóng X trong mô hình Double Three và Triple Three. Ngoài ra cũng có thể xảy ra trong sóng Y của cấu trúc WXY trong trường hợp nó đánh dấu sự kết thúc của đợt điều chỉnh.
Trong mô hình sóng elliott, mô hình sóng Triangle được chia ra thành: mô hình sóng triangle tăng dần, giảm dần; mở rộng và thu hẹp.
Các nguyên tắc của mô hình Triangle:
– Cấu trúc mô hình phải là 3-3-3-3-3
– Các sóng phụ có dạng của mô hình zigzag, double zigzag hoặc mô hình sóng triangle.
– Sóng C không được vượt quá điểm kết thúc của sóng A
– Tương tự, sóng D không được vượt quá vị trí kết thúc của sóng B.
– Cuối cùng, điểm kết thúc của sóng E không được vượt quá điểm kết thúc của sóng C.
2.4. Mô hình sóng Double Three
Double Three và Triple Three là hai mô hình khó và phức tạp nhất trong các mô hình sóng điều chỉnh. Đây là sự kết hợp của hai trong số ba mô hình điều chỉnh phía trên. Ví dụ như kết hợp mô hình Flat và mô hình Zigzag; hay mô hình Flat với mô hình sóng Triangle.
Các nguyên tắc của mô hình sóng Double Three:
– Mô hình sóng Double Three bao gồm ba sóng, được đánh dấu bằng các chữ cái W, X, Y.
– Sóng W có thể là bất cứ mô hình sóng điều chỉnh nào ngoại trừ mô hình sóng tam giác.
– Double Three được hình thành theo chiều ngang hoặc với mức giảm thấp so với xu hướng chính.
– Trong hầu hết các trường hợp, mô hình sóng Double Three không phải các đợt hồi sâu.
Chỉ có thể tính là một mô hình điều chỉnh là mô hình sóng Double Three khi nó đã gần hoàn thành. Nói cách khác, không thể dự đoán mô hình này ngay từ khi bắt đầu điều chỉnh. Vì vậy, nếu một cấu trúc phù hợp với các quy tắc của Double Three xuất hiệ; thì chỉ khi đó mới có thể quyết định đánh dấu mẫu này.
Dưới đây là hình minh hoạ một mô hình Double Three kết hợp mô hình Flat và mô hình sóng zigzag:
2.5. Mô hình sóng Triple Three
Triple Three là mô hình sóng hồi dài hơn mô hình sóng Double Three. Vậy nên nó được chia ra thành năm sóng phụ, được ký hiệu bằng các chữ cái W, X, Y, X, Z. Mô hình Triple Three sideway và đi ngược lại so với xu hướng chính của thị trường.
Các quy tắc chính của mô hình sóng Triple Three:
– Mô hình sóng điều chỉnh bao gồm 5 sóng.
– Sóng W, Z có thể là bất cứ mô hình sóng điều chỉnh nào khác; ngoại trừ mô hình sóng Triangle.
– Tương tự Double Three, mô hình sóng Triple Three hình thành theo chiều ngang; hoặc với mức giảm thấp so với xu hướng chính.
Triple Three là một mô hình điều chỉnh khá hiếm trên thị trường. Hãy cùng xem một hình minh hoạ mô hình sóng Triple Three:
3. TỔNG KẾT
So với các sóng motive wave, các Sóng điều chỉnh Corrective wave rất khó xác định và nắm vững. Điều đó là nguyên nhân chính khiến các nhà giao dịch mất rất nhiều tiền kiếm được từ các sóng xung lượng.
Các mô hình điều chỉnh là các đợt giá hồi sau một xu hướng mạnh mẽ trước đó. Khi giao dịch theo xu hướng, nếu biết và hiểu được các mô hình điều chỉnh sẽ giúp bạn giữ các vị thế giao dịch theo xu hướng lâu hơn.
Và nếu chỉ nhìn trên các hình minh hoạ các bạn sẽ thấy các mô hình sóng điều chỉnh không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi vào biểu đồ thực tế, mọi thứ sẽ không đơn giản như vậy. Bạn có thể xem các hướng dẫn thực tế về các mô hình sóng hồi corrective way tại đây
4.7/10 - (8 votes)Chuỗi bài giảng chuyên sâu về Sóng elliott: https://www.youtube.com/watch?v=BElkk7hIpRM
Từ khóa » Các Mô Hình Sóng điều Chỉnh
-
Những Mô Hình Sóng điều Chỉnh (Corrective Wave) Thường Gặp
-
Tìm Hiểu Về Mô Hình Sóng điều Chỉnh - Corrective Wave Từ A-Z
-
Mô Hình Sóng điều Chỉnh ABC
-
Mô Hình Sóng Elliott điều Chỉnh - Corrective Wave
-
Các Dạng Của Mô Hình Sóng Elliott điều Chỉnh - QuyetDoan.Net
-
Bài 41 Mô Hình Sóng điều Chỉnh ABC - Forex Pro Center
-
Mô Hình Sóng điều Chỉnh Là Gì? Những Dạng Mô ... - Kiếm Tiền Online
-
Mô Hình Sóng điều Chỉnh Là Gì? Những Dạng ... - Sàn Forex Tốt Nhất
-
Các Mô Hình Sóng Elliott điều Chỉnh – Corrective Wave
-
Mô Hình Sóng Elliott - Các Mô Hình Sóng Điều Chỉnh - Investo
-
Mô Hình Sóng điều Chỉnh Là Gì? Có Mấy Loại Sóng điều Chỉnh?
-
Sóng Elliott Là Gì? Cách Giao Dịch Với Sóng Elliott - Tradervn
-
Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 3: Sóng điều Chỉnh - Kakata