Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 3: Sóng điều Chỉnh - Kakata

Đăng nhập

Diễn đàn phân tích kỹ thuật Việt Nam Trang chủ LỚP HỌC > Lớp học phân tích kỹ thuật > Lớp học ứng dụng sóng Elliott > Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 3: Sóng điều chỉnh

Thảo luận trong 'Lớp học ứng dụng sóng Elliott' bắt đầu bởi Cybertron, 5/1/19.

Lượt xem : 13,424

  1. Cybertron

    Cybertron Moderator

    Tham gia ngày: 17/11/18 Bài viết: 1,129 Đã được thích: 1,156 Giới tính: Nam
    song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-11.gif ​ Trong bài trước chúng ta đã thảo luận về sóng đẩy. Có lên thì phải có xuống. Có đẩy thì phải có điều chỉnh. Nhà cái đã mất nhiều công sức đẩy thị trường lên, đã đến lúc họ phải hưởng thành quả lao động chứ. Bên cạnh các sóng điều chỉnh trong một con sóng nhỏ là nơi nhỏ lẻ xuống hàng và chốt lãi thì các sóng điều chỉnh sau một giai đoạn sóng đẩy mạnh chính là nơi nhà cái xuống hàng. Sóng điều chỉnh chính là nơi mà chúng ta cần nhận biết để gom hàng khi nhỏ lẻ chốt lãi (sóng điều chỉnh trong một chu kỳ nhỏ) đồng thời tránh lao vào ôm hàng khi nhà cái đang xuống hàng (sóng điều chỉnh sau một chu kỳ đẩy lớn). Bây giờ thì đã đến lúc chúng ta cần thảo luận về sóng điều chỉnh nhé các bạn. Xem lại các bài học trước: >> Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 1: Các khái niệm về Elliott Wave Principle >> Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 2: Sóng đẩy và cách nhận biết các mẫu hình sóng đẩy Sóng điều chỉnh (hay còn gọi là sóng hồi) là các sóng đi ngược xu hướng (counter-trend) và là các thành phần kết nối các sóng đẩy lại với nhau. Không biết có bạn nào chưa biết về tranh lắp ghép chưa nhỉ? Tôi cũng không biết chính xác tiếng Việt gọi loại tranh này là gì, chỉ biết tụi Tây gọi nó là jigsaw puzzle, nên tôi gọi đại nó là tranh lắp ghép, vì nó có rất nhiều miếng nhỏ lắp ghép lại với nhau thành một bức tranh lớn. song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-1.png ​ Chúng ta cứ hình dung biểu đồ giá như là một bức tranh lớn kiểu tranh jigsaw puzzle lắp ghép từ rất nhiều mảnh sóng nhỏ lại với nhau. Cứ ba mảnh sóng đẩy nhỏ ghép với 2 mảnh sóng hồi nhỏ thì thành 1 sóng đẩy lớn. Thành thật mà nói, sóng điều chỉnh thường không dễ phân biệt, chúng thường phức tạp và có vẻ lộn xộn. Đó là bản chất của nó, vì sóng điều chỉnh là thời điểm tâm lý thị trường trở nên xáo trộn, và có phần nào đó mang tính chất chuyển động vô hướng, ngẫu nhiên. Khác với sóng đẩy, là thời điểm mà lực cung cầu có sự chênh lệch rõ nét, đẩy giá đi về một hướng rõ ràng, và tâm lý thị trường nói chung là thể hiện sự thiên lệch về một phía bull hoặc bear. Do đó, đối với sóng điều chỉnh, chúng ta đừng quá cầu toàn. Nếu chúng ta thấy một đoạn biểu đồ giá có vẻ giống như 2 mảnh ghép “màu xanh” ghép với 1 mảnh “màu đỏ”, mà cùng lúc đó lại cũng thấy nó giống 2 mảnh màu đỏ ghép với 1 mảnh màu xanh, OK sao cũng được, đừng quá cầu toàn và cũng đừng quá lo nghĩ. Cái quan trọng là nó đã đi xong một bước sóng, và miễn sao ta có thể dự đoán được hướng đi của con sóng tiếp theo là ổn. Tùy theo tính chất của sóng điều chỉnh mà ta có thể chia nó ra thành 4 loại: 1. Sóng điều chỉnh hình chữ Z (Zigzag) 2. Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) 3. Sóng điều chỉnh dạng tam giác (Triangle) 4. Sóng điều chỉnh dạng phức hợp (Complex) Sau đây ta sẽ lần lượt tìm hiểu sâu hơn về 4 loại sóng điều chỉnh này nhé. Sóng điều chỉnh hình chữ Z (Zigzag) song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-2.png ​ Đúng như tên gọi của nó, loại sóng này được cấu tạo từ 3 con sóng nhỏ ghép lại thành hình chữ Z. Để dễ phân biệt với sóng đẩy, đối với sóng điều chỉnh thì người ta không dùng chữ số 12345 mà dùng chữ cái ABC XYZW (chữ hoa hoặc chữ thường đều được) để đánh số. Một tính chất phổ biến của sóng zigzag là nhánh sóng A và C đều là sóng đẩy, còn nhánh sóng B kết nối sóng A và C thường là một sóng chữ Z hoặc N. Một sóng zigzag có thể biểu diễn chi tiết hơn như hình dưới đây. song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-3.png ​Do trong bài trước chúng ta đã thảo luận về sóng đẩy rồi, nên bây giờ chúng ta dễ dàng nhận thấy hai nhánh sóng A và C của cái zigzag này cũng là hai sóng đẩy. Sóng B nối 2 sóng đẩy này trong hình là một sóng zigzag nhỏ. Quá dễ phải không các bạn? Cũng thường xuyên các bạn sẽ thấy sóng B là một sóng chữ N mà ta sẽ nghiên cứu sau đây. Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) Sóng điều chỉnh chữ N thì lại được chia ra làm 2 dạng là loại N “bình thường” và loại N “không bình thường” (irregular) hoặc “mở rộng” (expanded). Các nhà nghiên cứu sóng Elliott thế hệ trước như các ông Robert Prechter hay Robert Fischer thì hay dùng từ irregular còn các nhà nghiên cứu sau này như bà Constance Brown thì lại thích dùng từ expanded. Lý do là họ thấy tần suất xuất hiện loại sóng chữ N kiểu “không bình thường” này lại khá nhiều, không thua kém gì so với loại “bình thường”, vậy thì nó cũng là một dạng bình thường như dạng kia mà thôi, chẳng qua là có sự khác nhau, chứ không có gì là “không bình thường” ở đây cả. Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) loại “bình thường” Tôi để chữ bình thường trong ngoặc kép để nhấn mạnh rằng gọi như thế chỉ để dễ phân biệt với loại “mở rộng” (expanded) mà thôi chứ không hàm ý loại expanded là “không bình thường”. Như vậy khi ta nói đến loại sóng điều chỉnh chữ N “bình thường” nghĩa là nói đến loại “không mở rộng”. song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-4.png ​ Có một số lưu ý đáng quan tâm đối với sóng chữ N là: - Sóng B sẽ đi ngược lại hết chiều dài sóng A tạo thành nhánh giữa của chữ N, chiều cao của sóng B bằng hoặc gần bằng chiều cao của sóng A - Sóng A của sóng chữ N thường sẽ là một sóng điều chỉnh dạng 3 sóng abc chứ không phải dạng 5 sóng 12345 (sóng đẩy) như trường hợp của sóng zigzag Sóng C vẫn là một sóng đẩy giống như zigzag. Sóng điều chỉnh hình chữ N (Flat) loại “mở rộng” (expanded) Loại sóng chữ N mở rộng này có một chút khác biệt so với loại “bình thường” ở trên, đó là nhánh sóng B đi hơi quá đà một chút, nó hồi lại quá chân sóng A chứ không bằng chân sóng A, vì thế mà nó được gọi là “không bình thường” hay “mở rộng”. Do đặc điểm này mà cái đỉnh sóng B của sóng điều chỉnh chữ N thường hay bị lầm với đỉnh sóng 5 của con sóng đẩy trước nó. Vì thế khi kéo Fibonacci đôi khi tôi thấy có bạn cứ lấy cái đỉnh cao nhất (là đỉnh sóng B của sóng N mở rộng) thay vì phải lấy cái đỉnh sóng 5 (là chân sóng A). song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-5.png song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-6.png ​ Còn đây là hình ảnh thực tế của một cái sóng chữ N mở rộng trên biểu đồ giá cặp EUR/JPY song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-7.pngSóng điều chỉnh dạng tam giác (Triangle) Loại sóng điều chỉnh dạng tam giác là loại sóng phức tạp gồm có 5 sóng con abcde trong nó. Các sóng con này lại được cấu tạo từ những sóng con dạng 3 sóng abc chứ không phải dạng 5 sóng 12345. Có 4 loại sóng tam giác hay gặp là sóng tam giác hướng lên (ascending triangle), sóng tam giác hướng xuống (descending triangle), sóng tam giác dạng cái nêm thu hẹp (contracting triangle) và dạng cái nêm mở rộng (expanding triangle). Các bạn nào hay nghiên cứu về mô hình giá thì chắc là không lạ gì những dạng sóng này. song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-8.png ​ Điều tôi muốn nhấn mạnh với các bạn ở đây là các dạng sóng tam giác này thường không đứng một mình mà nó thường kết hợp với một vài nhánh sóng khác để hoàn tất một mô hình sóng điều chỉnh. Như vậy nó thường đóng vai trò là sóng B hoặc sóng C trong một mô hình sóng điều chỉnh ABC. Hoặc đóng vai trò là một nhánh trong mô hình sóng điều chỉnh phức tạp. Sóng điều chỉnh dạng phức tạp (Complex) Loại sóng điều chỉnh dạng phức tạp thường rơi vào hai dạng là sóng chữ Z kép (2 chữ Z – Double Zigzag) và thậm chí sóng ba chữ Z (Triple Zigzag). Tuy nhiên dạng 3 chữ Z rất hiếm gặp. song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-9.png ​ Trong hình trên ta thấy con sóng điều chỉnh này gồm có 3 phần trong đó mỗi phần đều có 3 nhánh sóng nhỏ abc. Phần trước là một sóng điều chỉnh dạng chữ N do sóng b hồi về hết chân sóng a. Phần giữa là một sóng dạng zigzag khá dễ nhận biết. Phần cuối cũng là một sóng zigzag. Đôi khi, để làm phức tạp thêm vấn đề, một trong 3 phần này có thể là một sóng điều chỉnh dạng tam giác như trong hình sau đây. song-elliott-thuc-chien-bai-3-song-dieu-chinh-kakata-10.png ​ Tới đây thì có lẽ các bạn cũng đã nhận ra rằng, việc đếm sóng Elliott thật ra là một trò chơi ghép hình jigsaw puzzle như tôi đã nói ở trên. Chúng ta cố gắng nhận ra hình dạng của các mảnh ghép, ghép nó vào trong bức tranh lớn sao cho hợp lý, không vi phạm các quy tắc đếm sóng trong bài 1 là được. Nếu nó là Flat-Zigzag-Flat hay là Zigzag-Flat-Zigzag cũng được, miễn các quy tắc không bị vi phạm là ta vẫn chấp nhận được. Vì suy cho cùng thì điều quan trọng là ta xác định được các vị trí trọng yếu để vào lệnh hiệu quả là được. Tôi không muốn sa đà vào các con sóng điều chỉnh, vì thông thường khi trade chúng ta nên bỏ qua các con sóng điều chỉnh, ngoại trừ sóng C. Lý do là vì các con sóng điều chỉnh dạng 3 sóng abc thường rất khó đoán, di chuyển phức tạp và hay có những cú ngoặt bất ngờ (whipsaw) làm trader dễ thua lỗ. Trong bài tiếp theo, tôi sẽ đi sâu vào phân tích các điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ và điểm chốt lợi nhuận trong các con sóng đẩy theo phương pháp Elliott để các bạn có thể kết hợp với các phương pháp mình thường dùng nhằm nâng cao hiệu quả trong trading. Cám ơn các bạn đã theo dõi. Happy Trading! Xem tiếp bài 4 tại đây: Sóng Elliott Thực Chiến – Bài 4: Phân tích setup và các phương án vào lệnh theo nguyên lý Elliott Xem thêm: >> Lớp học ứng dụng sóng Elliott
    Quan tâm nhiều Xin code cho Amibroker. Xin code cho Amibroker. bởi chungkhoanbanme, 21/12/24 lúc 20:59 Phương pháp đi theo dòng chảy lệnh  Order Block vs Order flow Phương pháp đi theo dòng chảy lệnh Order Block vs Order flow bởi Đức Nguyễn, 24/12/24 lúc 23:07 Thị trường chứng khoán phân hóa: Chiến lược lựa chọn cổ phiếu theo xu hướng dòng tiền Thị trường chứng khoán phân hóa: Chiến lược lựa chọn cổ phiếu theo xu hướng dòng tiền bởi midi_stock49, 23/12/24 lúc 22:02 Quy trình xây dựng nhóm Zalo 7 ngày | Cách làm nhóm Zalo cộng động Quy trình xây dựng nhóm Zalo 7 ngày | Cách làm nhóm Zalo cộng động bởi anhtuaneno, 24/12/24 lúc 09:51 Bài viết mới Phương pháp đi theo dòng chảy lệnh  Order Block vs Order flow Phương pháp đi theo dòng chảy lệnh Order Block vs Order flow bởi Đức Nguyễn, 24/12/24 lúc 23:07 Quy trình xây dựng nhóm Zalo 7 ngày | Cách làm nhóm Zalo cộng động Quy trình xây dựng nhóm Zalo 7 ngày | Cách làm nhóm Zalo cộng động bởi anhtuaneno, 24/12/24 lúc 09:51 Cybertron, 5/1/19 #1 Hungtqhp, (deleted user) and (deleted user) like this.
  2. Đang tải...
    Bài viết tương tự Diễn đàn Date
    Sóng Elliott Thực Chiến – Bài 4: Phân tích setup và các phương án vào lệnh theo nguyên lý Elliott Lớp học ứng dụng sóng Elliott 12/1/19
    Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 2: Sóng đẩy và cách nhận biết các mẫu hình sóng đẩy Lớp học ứng dụng sóng Elliott 23/12/18
    Sóng Elliott Thực Chiến - Bài 1: Các khái niệm về Elliott Wave Principle Lớp học ứng dụng sóng Elliott 15/12/18
  3. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày: 23/10/18 Bài viết: 890 Đã được thích: 1,451
    Hàng này nóng quá, tí nữa là phỏng tay. Như thế này thì anh em mặc sức mà luyện. Em thấy anh viết còn chi tiết và thực tế hơn cả mấy cuốn sách về Elliott.
    Bảo Khánh, 6/1/19 #2 Cybertron thích bài này.
  4. Bảo Khánh

    Bảo Khánh Chứng sỹ

    Tham gia ngày: 23/10/18 Bài viết: 890 Đã được thích: 1,451
    anh @freedom thưởng thức siêu phẩm nè
    Bảo Khánh, 6/1/19 #3

Lượt bình luận : 2

(Bạn phải Đăng nhập hoặc Đăng ký để trả lời bài viết.) Show Ignored Content

Chia sẻ trang này

Tweet Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Bạn đã có tài khoản rồi?
  • Tích vào đây để đăng ký
  • Vâng, Mật khẩu của tôi là:
  • Bạn đã quên mật khẩu?
Duy trì đăng nhập Đăng ký! Tên tài khoản hoặc địa chỉ Email: Mật khẩu: Bạn đã quên mật khẩu? Duy trì đăng nhập Login with Facebook

Facebook KAKATA.VN

TIN MỚI NHẤT

  • Đức Nguyễn Phương pháp đi theo dòng chảy... Đức Nguyễn posted 24/12/24 lúc 23:07
  • anhtuaneno Quy trình xây dựng nhóm Zalo 7... anhtuaneno posted 24/12/24 lúc 09:51
  • midi_stock49 Thị trường chứng khoán phân... midi_stock49 posted 23/12/24 lúc 22:02
  • chungkhoanbanme Xin code cho Amibroker. chungkhoanbanme posted 21/12/24 lúc 20:59
  • thànhnguyen2305 Xin code high low thànhnguyen2305 posted 15/12/24
Đang tải...

Mới trả lời

  • Phương Của Việt Nam [Hội quán Tarot] Tổng hợp kiến... Phương Của Việt Nam replied 11/11/24
  • minhputincic BẮT ĐÁY CỔ PHIẾU BẰNG MỘT KỸ... minhputincic replied 29/10/24
  • ngxlamdntd Tối ưu hoá điểm mua pullback... ngxlamdntd replied 18/10/24
  • C.Luận Nhật Ký Một Số Mẫu Hình Đẹp... C.Luận replied 17/10/24
  • thế hùng Chia sẽ code MACD kết hợp... thế hùng replied 12/10/24
Đang tải...

Xem nhiều

  • chungkhoanbanme Xin code cho Amibroker. chungkhoanbanme posted 21/12/24 lúc 20:59
  • Đức Nguyễn Phương pháp đi theo dòng chảy... Đức Nguyễn posted 24/12/24 lúc 23:07
  • midi_stock49 Thị trường chứng khoán phân... midi_stock49 posted 23/12/24 lúc 22:02
  • anhtuaneno Quy trình xây dựng nhóm Zalo 7... anhtuaneno posted 24/12/24 lúc 09:51
Đang tải...

Nhận định thị trường hàng ngày

  • Tâm Baby Mr Trump :“Made in the USA -... Tâm Baby posted 14/11/24
  • midi_stock49 Nhà đầu tư nên phòng thủ hay... midi_stock49 posted 13/10/24
  • Logical Investment Lạm phát Mỹ "nóng" trở lại và... Logical Investment posted 11/10/24
  • Đức Nguyễn Phân tích Volume "khối lượng" -... Đức Nguyễn posted 3/10/24
  • Hoài An Nắm Bắt Cơ Hội Với MBB: 2 Kịch... Hoài An posted 21/9/24
Đang tải...

Tài trợ

Phân tích cổ phiếu hàng ngày

  • midi_stock49 VGC - Có phải cổ phiếu đáng đầu... midi_stock49 posted 5/12/24
  • midi_stock49 Ứng dụng RSI để phân tích và dự... midi_stock49 posted 13/11/24
  • midi_stock49 Ngành Hóa Chất – Đầu tư cho... midi_stock49 posted 12/11/24
  • C.Luận Nhật Ký Một Số Mẫu Hình Đẹp... C.Luận posted 14/10/24
  • midi_stock49 MBS – Đón Đầu Cơ Hội, Nắm Bắt... midi_stock49 posted 4/10/24
Đang tải...

Phân tích phái sinh hàng ngày

  • Tuấn Thành Nhận Định Thị Trường Phái Sinh... Tuấn Thành posted 18/10/24
  • Tuấn Thành Nhận Định Thị Trường Phái Sinh... Tuấn Thành posted 16/10/24
  • Tuấn Thành Nhận Định Thị Trường Phái Sinh... Tuấn Thành posted 14/10/24
  • Tuấn Thành Nhận Định Thị Trường Chứng... Tuấn Thành posted 14/10/24
  • KinzhalVK3 Nay phái sinh long hay short :) KinzhalVK3 posted 21/4/22
Đang tải...

Thảo luận - Chia sẻ chung

  • Đức Nguyễn Phương pháp đi theo dòng chảy... Đức Nguyễn posted 24/12/24 lúc 23:07
  • midi_stock49 Thị trường chứng khoán phân... midi_stock49 posted 23/12/24 lúc 22:02
  • chungkhoanbanme Xin code cho Amibroker. chungkhoanbanme posted 21/12/24 lúc 20:59
  • midi_stock49 Lựa Chọn Cổ Phiếu Ổn Định Trong... midi_stock49 posted 12/12/24
  • midi_stock49 Bản Đồ Dòng Tiền Từng Ngành:... midi_stock49 posted 10/12/24
Đang tải...

Thống Kê Diễn Đàn

Đề tài thảo luận: 3,645 Bài viết: 12,430 Thành viên: 15,869 Thành viên mới nhất: Huy Nguyen Quoc

Thành Viên Trực Tuyến

  1. Đức Nguyễn
Tổng: 38 (Thành viên: 1, Khách: 28, Robots: 9)

Từ khóa » Các Mô Hình Sóng điều Chỉnh