Sóng P Là Gì? Các Dạng Sóng P Của điện Tâm đồ - Bệnh Viện Vinmec
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Thẩm mỹ
- Sức khỏe
- Nhóm
- Video
- Hình ảnh
- Bảng giá dịch vụ
- Kết nối bạn bè
- Tin thẩm mỹ - sức khỏe
- Tin tức
- Blog tổng hợp
- Blog thẩm mỹ
- Blog sức khỏe
- Liên hệ
- Công cụ
- Trắc nghiệm da...
- Thuật ngữ y khoa
- Từ điển y khoa
- Chỉ số BMI
- Công cụ tính BMR
- Trang thẩm mỹ
- Trang sức khỏe Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép Sóng P là gì? Các dạng sóng P của điện tâm đồ Bác sĩ gia đình 11:38 +07 Thứ năm, 20/10/2022 Chia sẻ
- Chia sẻ ngay
- Chia sẻ lên bảng tin
- Chia sẻ lên trang bạn bè
- Chia sẻ vào nhóm
- Sao chép liên kết
- Sóng P bình thường
- Sóng P bệnh lý
- Sự khử cực tâm nhĩ từ phải sang trái với điều kiện tiên quyết là cần phải kích hoạt tâm nhĩ phải trước khi kích hoạt tâm nhĩ trái
- Sóng nhĩ phải và sóng nhĩ trái tạo thành sóng P
- 1/3 đầu sóng P sẽ tương ứng với sự kích hoạt tâm nhĩ phải, và 1/3 cuối sóng P sẽ là kích hoạt tâm nhĩ trái còn 1/3 là kích hoạt cả tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái.
- Một đặc điểm khác là trong đại đa số những chuyển đạo thì sóng nhĩ phải và sóng nhĩ trái di chuyển theo một hướng nhất định và tạo ra sóng P một pha. Đặc biệt, khi ở chuyển đạo V1 thì sóng nhĩ phải và sóng nhĩ trái lại di chuyển ngược hướng nên tạo thành sóng P hai pha, trong đó độ lệch tích cực ban đầu tương đương với kích hoạt tâm nhĩ phải, còn độ lệch tiêu cực sẽ là kích hoạt tâm nhĩ trái
- Hình dạng tổng quát của sóng P sẽ biểu thị được những bất thường ở tâm nhĩ, có nhiều tác dụng trong việc chẩn đoán.
- Khử cực kết hợp để tạo ra sóng P có chiều rộng ngắn hơn 120ms và chiều cao bé hơn 2.5mm
- Khi mở rộng nhĩ phái DII, kết hợp với nhĩ trái sẽ tạo được sóng P có chiều cao lớn hơn 2.5mm và chiều rộng giữ nguyên.
- Khi mở rộng nhĩ trái DII sóng P được tạo ra có chiều cao trong giới hạn thường và chiều rộng nhiều hơn 120ms.
1. Sóng P là gì?
Sóng P trên điện tâm đồ được định nghĩa là độ lệch dương đầu tiên hay sóng dương đầu tiên xuất hiện trên một điện tâm đồ, phản ánh sự khử cực tâm nhĩ. Sóng P thường thể hiện rõ nhất ở chuyển đạo II, III, aVF và V1 vì ở những chuyển đạo này thì tâm nhĩ có xu hướng có những bất thường tại đây.
2. Các dạng sóng P
Trên điện tâm đồ, sóng P thường có 2 dạng chính là sóng P bình thường và sóng P bệnh lý, đặc điểm và tính chất của sóng P trong 2 trường hợp trên cũng rất khác nhau, cụ thể như sau:
Vị trí của sóng P bình thường ở D1, D2, aVF, V3, V4, V5, V6 và sóng P luôn dương, sóng P ở D3, aVL, V1, V2 thì có thể dương, âm nhẹ hoặc cũng có khi 2 pha. Đặc biệt trường hợp sóng P ở D3 và có mặt phức bộ QRS 3 thì sóng P và T3 có thể âm, sóng P ở vị trí aVR thì luôn luôn âm. Sóng P dương, âm hoặc 2 pha thì đều gặp phải tình trạng móc nhẹ hoặc chẻ đôi mức độ nhẹ.
Về biên độ, sóng P thường có biên độ rõ rệt nhất ở vị trí D2, thường là 1.2mm và cao nhất là 2mm, thấp nhất là 0.5mm. Đối với trẻ em thì sóng P có biên độ cao hơn so với sóng P ở điện tâm đồ của người lớn. Trên những chuyển đạo thực quản cũng như chuyển đạo trong buồng nhĩ thì sóng P thường có xu hướng cao hơn 10 lần so với sóng P ở D2 và hình dáng của sóng P ở những vị trí này thường rất giống với hình dáng của phức bộ QRS.
Về thời gian hay chiều rộng của một sóng P trên điện tâm đồ, sóng P có chiều rộng lớn nhất ở chuyển đạo D2 với giá trị trung bình là 0.08s, lâu nhất là 0.11s và chậm nhất là 0.05s. Chiều rộng của sóng P ở trẻ em thường ngắn hơn so với sóng P ở người lớn.
Khác với sóng P bình thường thì sóng P bệnh lý là sóng âm, biên độ thường dẹt và thấp hơn 0.5mm, chiều rộng hẹp hơn và chỉ kéo dài nhỏ hơn 0.55s. Cũng có trường hợp sóng P bệnh lý 2 pha và có chẻ đôi, móc sâu hoặc có những hình dạng bất thường như méo, dày hay trát đậm, lúc này một số tổn thương tim mạch có thể đã xảy ra ở những cấu trúc như tâm nhĩ, ví dụ như dày giãn tâm nhĩ, hoặc rối loạn nhịp tim.
Một số trường hợp đặc biệt như ngược vị tạng tim thì sóng P âm ở chuyển đạo D1, aVL, V5 và V6.
Đối với sóng P bệnh lý thì hình dạng của sóng P có thể thay đổi trên cùng một chuyển đạo bất kỳ, là dấu hiệu của chủ nhịp lưu động hoặc có tình trạng ngoại tâm thu tâm nhĩ. Nếu sóng P cao hơn 2.5mm và có hình dáng nhọn thì tình trạng dày nhĩ trái đã xuất hiện trên bệnh nhân, cũng có thể là dày nhĩ phải hoặc một bệnh lý tim có tím.
Sóng P trong trường hợp bệnh nhân bị kích động hoặc nhịp tim tăng nhanh cũng có xu hướng cao nhưng độ cao sẽ không quá 2.5mm. Nếu chiều rộng của sóng P lớn hơn 0.12s thì có thể nghĩ đến một tình trạng dày nhĩ trái trên bệnh nhân.
Nếu không có sóng P ở những chuyển đạo thì cần tìm sóng P ở một số vị trí như D2, V2, X1, V3R, S5, chuyển đạo buồng tim... hoặc thực hiện một số nghiệm pháp gắng sức để tìm được sóng P trong những trường hợp này. Một số phương pháp khác có thể tìm được sóng P như tiêm thuốc Atropin cho bệnh nhân hoặc ấn xoang cảnh. Cần biết chắc chắn được tình trạng mất sóng P là có thực sự hay không để có thể chẩn đoán một cách chính xác nhất những bệnh lý rối loạn nhịp tim.
Ngoài sóng P bình thường và sóng P bệnh lý còn một số loại sóng nhĩ có quan hệ mật thiết với sóng P theo một số đặc điểm như sau:
Việc quan sát sóng P trên điện tâm đồ là một bước cực kỳ quan trọng để xác định và nghĩ đến một số bệnh lý tim mạch . Vì vậy, cần chú ý đến hình dáng, biên độ cũng như thời gian của sóng P trong những chuyển đạo khác nhau để có thể xác định được đặc điểm của sóng P một cách chính xác nhất
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Người bị cao huyết áp có nên tập gym?Tập thể dục là “liều thuốc tốt” để kiểm soát huyết áp, nếu tập thể dục thường xuyên huyết áp sẽ dần trở về bình thường và giúp cơ thể khỏe mạnh. Tập gym là hình thức tập thể dục, vậy người bị cao huyết áp có nên tập gym?
Bít tiểu nhĩ: điều trị dự phòng đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩRung nhĩ là rối loạn nhịp tim thường gặp nhất hiện nay và có tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi. Khoảng 4% trường hợp rung nhĩ xảy ra ở các bệnh nhân tuổi 8% bệnh nhân độ tuổi 80 trở lên có rung nhĩ.
Đặt stent trong nhồi máu cơ timĐặt stent trong nhồi máu cơ tim là thủ thuật ngoại khoa được áp dụng trong điều trị tim mạch. Đặt stent được chỉ định với trường hợp nhồi máu cơ tim cấp, mạch vành bị tắc hẹp nặng không đáp ứng tốt với điều trị của thuốc.
Phân biệt 5 type nhồi máu cơ timNhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch vành cấp tính là một bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Tỷ lệ tử vong do các bệnh lý tim mạch vẫn còn cao dù đã có xu hướng giảm so với trước đây. Hiện nay có 5 type nhồi máu cơ tim khác nhau và hay gặp nhất là nhồi máu cơ tim type 1.
Các mặt cắt cơ bản trong siêu âm timSiêu âm tim là phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, an toàn và được sử dụng rất phổ biến trong xác định những bất thường của tim.
Tin liên quan Giảm cholesterol cao: Tác dụng của chương trình thay đổi lối sống TLCCó lẽ bạn đã được bác sĩ thông báo cần kiểm soát mức cholesterol. Nhưng liệu bạn có nhầm lẫn về những thức ăn tốt nên ăn và những món không nên ăn? Bạn có tự hỏi xem liệu mình đã vận động đủ chưa và liệu đã ở mức cân nặng phù hợp hay chưa.
Điện tim ECGPhương pháp điện tâm đồ giúp bác sĩ chẩn đoán các vấn đề về tim.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giâyTừ khóa » Hình ảnh Sóng P Phế
-
Các Dạng Sóng P Trên điện Tâm đồ - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
Sóng P Là Gì? Các Dạng Sóng P Của điện Tâm đồ | Vinmec
-
Các Dạng Sóng P Của điện Tâm đồ
-
Điện Tâm đồ (ECG) Trong Các Bệnh Lý Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
Điện Tâm đồ Dày Nhĩ- Dày Thất - Health Việt Nam
-
100+ Hình ảnh Sóng P Phế
-
[PDF] DÀY NHĨ – DÀY THẤT
-
[PDF] Đọc điện Tâm đồ Dễ Hơn - VNRAS
-
Sổ Tay điện Tâm đồ - Phạm Nguyễn Vinh - Slideshare
-
Điện Tâm đồ Trong Bệnh Lý Tim Bẩm Sinh: Định Nghĩa, Phân Tích điện ...
-
Nhịp Nhanh Trên Thất
-
Các Dạng Sóng P Trên điện Tâm đồ - PGS Hà Hoàng Kiệm
-
Chi Tiết Hỏi đáp - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108