Sóng Vô Tuyến Là Gì? Bước Sóng Và Các Loại Sóng Vô Tuyến Phổ Biến

Sóng vô tuyến có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người hiện nay, khi mà các thiết bị điện tử như: tivi, điện thoại di động,… sử dụng ngày càng nhiều. Quan trọng là thế nhưng định nghĩa về sóng vô tuyến thì không phải ai cũng biết. Vậy nên hãy tham khảo ngay bài viết bên dưới để biết sóng vô tuyến là gì và có ứng dụng như thế nào nhé! 

song-vo-tuyen-la-gi-1

Bạn đã biết sóng vô tuyến dùng trong điện thoại là sóng gì không?

Nội dung chính

  • 1 Sóng vô tuyến là gì?
  • 2 Vận tốc và bước sóng của sóng vô tuyến 
  • 3 Lịch sử của sóng vô tuyến
  • 4 Các loại sóng vô tuyến phổ biến
  • 5 Ứng dụng của các loại sóng vô tuyến

Sóng vô tuyến là gì?

Sóng vô tuyến là một loại bức xạ điện từ với các bước sóng trong phổ điện từ, dài hơn ánh sáng hồng ngoại. Loại sóng này rất phổ biến và thường xuyên được sử dụng trong các công nghệ truyền thông, thiết bị điện tử hiện đại. Các thiết bị đó sẽ nhận sóng vô tuyến và chuyển đổi chúng thành các rung động cơ học trong loa và từ đó phát ra sóng âm thanh.

Phổ tần số vô tuyến là một phần khá nhỏ của phổ điện từ EM. Phổ điện từ thì thường được chia ra bảy vùng theo thứ tự giảm bước sóng và tăng năng lượng của tần số. 

ung-dung-song-cuc-ngan

Thang sóng vô tuyến là gì?

Các chỉ định phổ biến đó là: sóng vô tuyến, hồng ngoại (IR), sóng vi ba, ánh sáng nhìn thấy, tia cực tím (UV), tia X và tia Gamma.

Sóng vô tuyến có bước sóng dài nhất trong phổ EM theo NASA và dao động từ khoảng 1mm đến hơn 100km. Tần số sóng vô tuyến thấp đó là từ khoảng 3000 chu kỳ cho mỗi giây hoặc 3KHz, lên tới khoảng 300GHz.

Phổ vô tuyến là một nguồn tài nguyên hạn chế và thường hay được so sánh với đất nông nghiệp. Bởi phổ vô tuyến cũng phải được phân chia giữa những người dùng theo các cách hiệu quả nhất.

Vận tốc và bước sóng của sóng vô tuyến 

Về vận tốc thì sóng vô tuyến sẽ truyền rất nhanh với vận tốc ánh sáng trong môi trường chân không. Trong quá trình di chuyển nếu sóng bị va đập vào các vật thể xung quanh thì nó sẽ đi chậm lại, phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi của môi trường đó.

song-vo-tuyen-vat-ly-12

Sóng vô tuyến là sóng gì?

Bước sóng của sóng vô tuyến là khoảng cách từ một đỉnh sóng này tới đỉnh sóng kế tiếp và tỉ lệ nghịch với tần số của sóng. Trong môi trường chân không thì V = 299.792.458 m/s, tần số của sóng là 1 Hz. Tạo ra tín hiệu nhận biết 1 Megahertz  và sẽ có bước sóng lamda khoảng 299m.  

Ở Việt Nam thì sóng vô tuyến sẽ do Cục Tần số vô tuyến điện thuộc Bộ thông tin và truyền thông quản lý.

Lịch sử của sóng vô tuyến

Sự xuất hiện của sóng vô tuyến là do một nhà vật lý người Scotland James Clerk Maxwell – người đã phát triển một lý thuyết điện từ thống nhất năm 1870 tiên đoán.

Đến năm 1886 thì Heinrich Hertz – một nhà vật lý người Đức đã áp dụng lý thuyết của Maxwell để sản xuất và thu sóng vô tuyến. Ông đã sử dụng các công cụ tự chế rất đơn giản gồm: một cuộn dây cảm ứng và bình Leyden (một loại tụ điện được làm từ 1 lọ thuỷ tinh và các lớp giấy bạc cả trong lẫn ngoài) để có thể tạo ra sóng điện từ. Từ đó, ông đã trở thành người đầu tiên truyền và nhận sóng vô tuyến có kiểm soát. Đơn vị tần số của sóng sẽ là EM – một chu kỳ mỗi giây và được gọi là Hertz (Hz).

Các loại sóng vô tuyến phổ biến

Các loại sóng vô tuyến thường gặp đó là:

song-vo-tuyen-la-gi-4

Phân loại sóng vô tuyến

  • Sóng dài: thường có phản xạ tốt qua các tầng điện li. Sóng dài thì không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Fading (ảnh hưởng từ giao thoa sóng).
  • Sóng trung: Được dùng để lan tỏa sóng trong các thành phố lớn, phản xạ thì kém hơn sóng dài và bị ảnh hưởng bởi hiện tượng fading.
  • Sóng ngắn vô tuyến: Có tần số khá cao và thường bị các vật cản hấp thụ. Ưu điểm của sóng ngắn đó là có thể liên lạc rất xa.
  • Sóng cực ngắn: Có khả năng xuyên qua mọi tầng và đi vào không gian vũ trụ cực lớn. Thường được ứng dụng trong liên lạc, phát thanh truyền hình.

Vô tuyến truyền hình thường dùng các sóng cực ngắn và không truyền được xa trên mặt đất.

Theo Cục Viễn thông và Thông tin Quốc gia Hoa Kỳ thì thường chia phổ vô tuyến thành 9 dải sóng vô tuyến và được biểu thị thông qua hình ảnh dưới đây.

song-vo-tuyen-la-gi-5

Ứng dụng của các loại sóng vô tuyến

  •    Ứng dụng trong liên lạc vô tuyến
song-vo-tuyen-la-gi-6

Sóng vô tuyến trong đài thu Radio

Thông thường để thu được tín hiệu vô tuyến, ví dụ như các đài vô tuyến: AM/FM thì đều cần một anten vô tuyến. Sóng vô tuyến thường được dùng vào trong thông tin liên lạc. Như trong truyền thanh người ta hay sử dụng sóng điện từ cao tần trong dải sóng vô tuyến hay còn gọi là sóng mang.

  •    Ứng dụng trong y tế

Trong y tế thì năng lượng tần số vô tuyến đã được dùng vào điều trị bệnh hơn 75 năm qua. Sóng vô tuyến còn được áp dụng nhiều vào lĩnh vực y khoa, đặc biệt là trong các ca phẫu thuật nhờ đặc tính có thể xuyên qua của sóng. Ví dụ điển hình đó là: các ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, bao gồm cả điều trị ngưng thở khi ngủ.

Ngoài các ứng dụng trên thì sóng vô tuyến được ứng dụng trong các hệ thống vệ tinh, radar, mạng máy tính và rất nhiều các ứng dụng khác nữa.

Như vậy bài viết trên vừa chia sẻ cho bạn đọc các thông tin chi tiết nhất, cũng như trả lời cho câu hỏi: Sóng vô tuyến là gì? Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin hữu ích nhất.

Từ khóa » Bước Sóng Của Sóng Trung Vô Tuyến