Tìm Hiểu Về Bước Sóng Của Vô Tuyến - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
- ÔN TẬP VẬT LÍ 12
1. Bước sóng của sóng vô tuyến
- Sóng vô tuyến: là sóng điện từ có tần số hàng nghìn Hz trở lên.
- Tầng điện ly: cách mặt đất khoảng 80km, chứa nhiều hạt tích điện.
Các loại sóng | bước sóng | Tính chất với tần điện ly | Ứng dụng |
Sóng dài | >1000m | Có năng lượng nhỏ Không bị nước hấp thụ | Dùng trong thông tin dưới nước |
Sóng trung | 100 m- 1000m | Ban ngày bị tầng điện ly hấp thụ ban đêm phản xạ | Sóng trung gần như ban ngày không bắt được |
Sóng ngắn | 10m - 100m | Bị tầng điện ly phản xạ mạnh | Truyền đi được xa nhất trên mặt đất nên dùng trong thông tin liên lạc |
Sóng cực ngắn | 0,01m - 10m | Có năng lượng lớn nhất, đâm xuyên qua tầng điện ly | Truyền đi được xa nhất và xuyên qua tầng điện ly nên được dùng trong thông tin ngoài Trái Đất |
2. Sóng vô tuyến là gì?
Sóng vô tuyến là một kiểu bức xạ điện từ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn ánh sáng hồng ngoại. Sóng vô tuyến có tần số từ 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng bước sóng từ 100 km tới 1 mm.
Giống như các sóng điện từ khác, chúng truyền với vận tốc ánh sáng. Sóng vô tuyến xuất hiện tự nhiên do sét, hoặc bởi các đối tượng thiên văn. Sóng vô tuyến do con người tạo nên dùng cho radar, phát thanh, liên lạc vô tuyến di động và cố định và các hệ thống dẫn đường khác. Thông tin vệ tinh, các mạng máy tính và vô số các ứng dụng khác.
Các tần số khác nhau của sóng vô tuyến có đặc tính truyền lan khác nhau trong khí quyển Trái Đất; sóng dài truyền theo đường cong của Trái Đất, sóng ngắn nhờ phản xạ từ tầng điện ly nên có thể truyền rất xa, các bước sóng ngắn hơn bị phản xạ yếu hơn và truyền trên đường nhìn thẳng.
3. Các đặc điểm của sóng vô tuyến
Khoảng cách sóng vô tuyến đi được trong 1 giây ở chân không là 299.792.458 mét, đây là bước sóng của tín hiệu vô tuyến 1 Hertz. Một tín hiệu vô tuyến 1 Megahertz có bước sóng là 299 mét.
Sóng vô tuyến đập vào vật thể dẫn điện có kích thước bất kỳ, nó sẽ đi chậm lại phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi. Hai thành phần điện trường và từ trường của sóng vô tuyến luôn dao động đồng pha với nhau.
Sóng vô tuyến là các sóng điện từ có bước sóng vài mét đến vài km được áp dụng trong thực tế rất nhiều. Sóng vô tuyến chia thành 4 loại theo độ dài các bước sóng: sóng cực ngắn, sóng ngắn, sóng trung, sóng dài.
4. Khám phá và ứng dụng sóng vô tuyến là gì?
Lịch sử vô tuyến Hệ số truyền khí quyển Trái Đất (hay độ chắn) với các bước sóng khác nhau trong phổ điện từ, gồm cả sóng vô tuyến. Sóng vô tuyến lần đầu được dự báo bởi tác phẩm toán học xuất bản năm 1867 do James Clerk Maxwell viết. Maxwell nhận thấy các tính chất giống sóng của ánh sáng và tương đồng trong các quan sát về từ trường và điện trường.
Sau đó ông đề xuất các phương trình mô tả sóng ánh sáng và sóng vô tuyến như sóng điện từ truyền trong không gian. Năm 1887, Heinrich Hertz đã chứng minh tính chính xác sóng điện từ của Maxwell bằng cách thử nghiệm tạo ra sóng vô tuyến trong phòng thí nghiệm của mình. Ngay sau đó rất nhiều phát minh đã được khám phá, từ đó sóng vô tuyến đã được sử dụng để truyền thông tin qua không trung.
5. Truyền lan sóng vô tuyến là gì?
Truyền lan vô tuyến Nghiên cứu hiện tượng điện từ như phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, phân cực và hấp thụ là vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu cách sóng vô tuyến truyền đi trong môi trường không gian tự do và trên bề mặt Trái Đất. Tần số khác nhau sẽ chịu các ảnh hưởng khác nhau trong khí quyển.
6. Vận tốc, bước sóng và tần số của sóng vô tuyến là gì?
Sóng vô tuyến truyền với vận tốc ánh sáng trong chân không. Nếu sóng vô tuyến đập vào vật thể dẫn điện có kích thước bất kỳ, nó sẽ đi chậm lại phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi.
Bước sóng là khoảng cách từ một đỉnh sóng này tới đỉnh sóng kế tiếp, tỉ lệ nghịch với tần số. Khoảng cách sóng vô tuyến đi được trong 1 giây ở chân không là 299.792.458 mét, đây là bước sóng của tín hiệu vô tuyến 1 Hertz. Một tín hiệu vô tuyến 1 Megahertz có bước sóng là 299 mét.
7. Liên lạc vô tuyến là gì?
Để thu được tín hiệu vô tuyến, ví dụ như từ các đài vô tuyến AM/FM, cần một anten vô tuyến. Tuy nhiên, anten sẽ nhận được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến tại một thời điểm, một bộ dò sóng vô tuyến là cần thiết để điều chỉnh tới một tần số cụ thể (hay dải tần số).
Điều này được thực hiện thông qua một khung cộng hưởng (đây là một mạch với tụ điện và cuộn cảm). Khung cộng hưởng được thiết kế để cộng hưởng với một tần số cụ thể (hay băng tần), do đó khuếch đại sóng sin ở tần số vô tuyến cần thu, trong khi bỏ qua các sóng sin khác. Thông thường, hoặc điện cảm hoặc tụ điện sẽ được điều chỉnh, cho phép người dùng thay đổi tần số muốn thu.
8. Sóng vô tuyến trong y tế là gì
Năng lượng tần số vô tuyến (RF) đã được dùng trong điều trị y tế hơn 75 năm qua nói chung từ các ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và động máu, bao gồm cả điều trị ngưng thở khi ngủ. Chụp cộng hưởng từ (MRI) dùng tần số vô tuyến để tạo ra hình ảnh về cơ thể con người.
Kết luận: Sóng vô tuyến là một kiểu bức xạ điện từ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn ánh sáng hồng ngoại. Sóng vô tuyến có tần số từ 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng bước sóng từ 100 km tới 1 mm.
Xuất bản : 02/10/2021 - Cập nhật : 03/10/2021 Tải vềCâu hỏi thường gặp
Đánh giá độ hữu ích của bài viết
😓 Thất vọng🙁 Không hữu ích😐 Bình thường🙂 Hữu ích🤩 Rất hữu ích- Bộ 100 Đề thi Giữa kì, Cuối kì các Môn học mới nhất.
- Tuyển tập các khóa học hay nhất tại Toploigiai.
Xem thêm các bài cùng chuyên mục
- Bước sóng của các màu
- Vạch màu của điện trở là
- Phân loại điện trở
- Sóng điện từ là gì? Công thức tính bước sóng điện từ
- Sóng ngắn vô tuyến có bước sóng
- Sóng vô tuyến là sóng gì? Thang sóng vô tuyến
Website khóa học, bài giảng, tài liệu hay nhất
Email: [email protected]
SĐT: 0902 062 026
Địa chỉ: Số 6 ngách 432/18, đường Đội Cấn, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội
Hỏi đáp
Về chúng tôi
Giáo viên tại Toploigiai
Báo chí nói về chúng tôi
Giải thưởng
Khóa học
Về chúng tôi
Giáo viên tại Toploigiai
Báo chí nói về chúng tôi
Giải thưởng
Khóa học
CÔNG TY TNHH TOP EDU
Số giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh: 0109850622, cấp ngày 09/11/2021, nơi cấp Sở Kế Hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội
Group Hỏi bài - Nhận thưởng Tham Gia Nhóm Đặt câu hỏiTừ khóa » Bước Sóng Của Sóng Trung Vô Tuyến
-
CÁC SÓNG VÔ TUYẾN ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
-
Sóng Vô Tuyến Là Sóng Gì? Thang Sóng Vô Tuyến - TopLoigiai
-
Sóng Vô Tuyến Là Gì? Bước Sóng Và Các Loại Sóng Vô Tuyến Phổ Biến
-
Sóng Trung – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sóng Vô Tuyến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Biến Số Bước Sóng Của Sóng điện Từ. - Công Thức Vật Lý
-
Sóng Vô Tuyến Là Gì? Những Kiến Thức Cần Ghi Nhớ
-
Sóng Trung (Điện & Điện) - Mimir Bách Khoa Toàn Thư
-
Bước Sóng Của Sóng Vô Tuyến Trong Khí Quyển, Truyền Thông ...
-
Sóng Vô Tuyến Là Gì ? Có Mấy Loại ? Được Dùng Làm Gì
-
Sóng Vô Tuyến – Những Thông Tin Cơ Bản Nhất - VIETNAM TELECOM
-
Sóng Vô Tuyến Là Gì? Cách Truyền Thông Tin, Liên Lạc Bằng Sóng Vô Tuyến
-
Sóng điện Từ Là Gì, đặc điểm Sóng điện Từ, Sự Truyền Sóng Vô Tuyến ...