[SOS] Chỉ Số Triglyceride Cao: Biến Chứng Nguy Hiểm Và Các Khắc Phục

Chỉ số triglyceride cao có thể gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm về huyết áp, tim mạch, để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu chỉ số triglyceride là gì hay chưa? Những thông tin quan trọng về chỉ số này sẽ được chúng tôi giải đáp chi tiết qua nội dung dưới đây.

5/5 - (133 bình chọn)
  1. 1. Chỉ số triglyceride là gì?
    1. 1.1 Triglyceride là gì?
    2. 1.2 Chỉ số triglyceride trong xét nghiệm máu là gì?
  2. 2. Xét nghiệm chỉ số triglyceride như thế nào?
  3. 3. Nguyên nhân nào khiến triglycerides tăng cao?
    1. 3.1 Chế độ ăn uống
    2. 3.2 Triglyceride cao do yếu tố bệnh lý
    3. 3.3 Sử dụng thuốc
    4. 3.4 Nguyên nhân khác
  4. 4. Những biến chứng khi chỉ số triglyceride cao
    1. 4.1 Viêm tuyến tụy
    2. 4.2 Tiểu đường tuýp 2
    3. 4.3 Bệnh tim
    4. 4.4 Đột quỵ
    5. 4.5 Ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan
    6. 4.6 Xơ vữa động mạch
  5. 5. Cách kiểm soát chỉ số triglyceride cao
    1. 5.1 Lựa chọn lối sống lành mạnh
    2. 5.2 Sử dụng thuốc

1. Chỉ số triglyceride là gì?

Để biết được triglyceride là chỉ số gì? Hãy cùng chúng tôi tiếp cận với một số khái niệm như sau:

1.1 Triglyceride là gì?

Triglyceride (chất béo trung tính) là một loại chất béo từ thực phẩm được cơ thể chúng ta hấp thụ mỗi ngày chuyển vào máu để cung cấp năng lượng cho hệ cơ bắp hoạt động. Hầu hết các loại thực phẩm chứa triglyceride có thể kể đến như: bơ, mỡ động vật, dầu thực vật,… Ngoài ra, cơ thể cũng có thể chuyển đổi bất kỳ lượng calo dư thừa không cần thiết nào từ thức ăn thành các triglycerides.

Phân tử béo trung tính này là một dạng glycerol (tri: biểu thị cho 3 phân tử axit béo, kết hợp glycerid = glycerol). Để được hấp thụ, những phân tử này sẽ phân tách trong ruột non, sau đó tập hợp với cholesterol để tạo thành chylomicron. Tế bào gan và mỡ chính là nơi lưu trữ và giải phóng chylomicron khi cơ thể cần năng lượng. Nếu lượng lưu trữ vượt mức cho phép sẽ gây nên dư thừa mỡ trong máu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ thể.

Chỉ số triglycerides

Triglycerides là chỉ số gì?

1.2 Chỉ số triglyceride trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số triglyceride trong xét nghiệm máu giúp xác định nồng độ chất béo trung tính trong máu của bạn. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được nguy cơ phát triển một số bệnh như: đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… và có hướng điều trị phù hợp.

Đánh giá chỉ số triglycerid bao nhiêu là nguy hiểm?

Theo đó, triglycerides trong máu được phân theo các mức từ bình thường đến rất cao như sau:

Giá trị triglycerid Mức độ đánh giá
Dưới 150mg/dl (<1,7mmol/L) Bình thường
150-199mg/dl (~ 1,8-2,2mmol/L) Giới hạn cao
200-499 mg/dL (~2,3-5,6 mmol/L) Cao
>500mg/dL (>5,7 mmol/L) Rất cao

Bảng đánh giá chỉ số Triglycerid

Như vậy, khi chỉ số mỡ máu trigly lớn hơn 150mg/dL hoặc 1,8mmol/L là dấu hiệu cảnh báo cao bất thường cho cơ thể, cần kiểm soát về mức an toàn.

Chỉ số triglyceride thấp có sao không?

Trong trường hợp chỉ số triglyceride thấp sẽ không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bởi ngoài chất béo này, trong cơ thể còn tồn tại rất nhiều dạng chất béo khác, giúp duy trì ổn định hoạt động sống của cơ thể. Chính vì vậy chúng ta không cần lo lắng khi triglyceride xuống thấp.

2. Xét nghiệm chỉ số triglyceride như thế nào?

Xét nghiệm triglyceride giúp cơ thể tầm soát được tình trạng viêm ở tuyến tụy cũng như nguy cơ xơ vữa động mạch. Để biết chỉ số này cao thấp bao nhiêu, chúng ta cần làm xét nghiệm lipid máu. Thông qua đó, chẩn đoán được sự thay đổi về lipoprotein.

xét nghiệm chỉ số triglyceride

Xét nghiệm triglycerid giúp cơ thể tầm soát được nhiều bệnh lý nguy hiểm

Tốt nhất, sau năm 20 tuổi bạn nên xét nghiệm định kỳ các chỉ số sau ít nhất 5 năm 1 lần:

  • Triglyceride (chất béo trung tính)
  • Cholesterol toàn phần
  • HDL cholesterol (lipoprotein mật độ cao hoặc cholesterol tốt)
  • LDL (lipoprotein mật độ thấp hoặc cholesterol xấu)

Nồng độ chất béo trung tính thường cao hơn sau khi chúng ta ăn. Do đó, bạn nên đợi 12h sau khi ăn uống mới thực hiện xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. Ngoài ra, trong 24h trước khi xét nghiệm tuyệt đối không uống rượu, không sử dụng chất kích thích. Thông báo với bác sĩ về chế độ ăn uống và các loại thuốc đang sử dụng gần đây.

3. Nguyên nhân nào khiến triglycerides tăng cao?

Gia tăng nồng độ triglyceride ngày càng phổ biến, có thể gặp ở đa dạng đối tượng. Nguyên nhân bắt nguồn từ:

3.1 Chế độ ăn uống

Ăn quá nhiều chất đường bột, dầu mỡ, đặc biệt là mỡ động vật, chế độ ăn thiếu chất xơ,… là một trong những nguyên nhân làm tăng chỉ số mỡ máu trigly. Đặc biệt với những người sử dụng nhiều bia rượu có thể gây ra sự tăng vọt nguy hiểm về mức chất béo trung tính. Dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh viêm tụy.

3.2 Triglyceride cao do yếu tố bệnh lý

Một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến nồng độ chất béo trung tính trong cơ thể bạn bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường
  • Suy giáp
  • Bệnh thận
  • Tăng huyết áp,…

3.3 Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc là nguyên nhân khiến triglyceride tăng mạnh có thể kể đến như:

  • Tamoxifen
  • Thuốc steroid
  • Thuốc tránh thai
  • Thuốc lợi tiểu

3.4 Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân trên, chất béo trung tính cao có thể bắt nguồn từ:

  • Lười vận động
  • Hút thuốc
  • Do di truyền
  • Thừa cân, béo phì.

4. Những biến chứng khi chỉ số triglyceride cao

Chỉ số triglyceride cao có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh:

4.1 Viêm tuyến tụy

Tuyến tụy đóng vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp sản xuất dịch tiêu hóa để hấp thụ thức ăn tốt nhất. Khi chỉ số triglycerid cao, có thể dẫn đến sưng tụy, khiến bụng đau dữ dội. Bạn có thể xuất hiện một số triệu chứng như sốt và nôn mửa. Trường hợp dịch tiêu hóa rò rỉ ra ngoài tuyến tụy sẽ đe dọa đến tính mạng.

4.2 Tiểu đường tuýp 2

Chất béo trung tính cao thuộc một phần của hội chứng chuyển hóa. Hội chứng này bao gồm: huyết áp cao, tăng mỡ bụng, HDL thấp, đường trong máu cao. Khi triglycerid cao kết hợp với 1 trong các yếu tố trên sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2 lên 5 lần.

4.3 Bệnh tim

Khi nồng độ chất béo và triglyceride cao tích tụ lâu ngày trong các mạch máu sẽ cản trở quá trình vận chuyển oxy đến cơ tim. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Với những người trẻ tuổi, chỉ số triglycerides cao có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp 4 lần so với trường hợp bình thường.

4.4 Đột quỵ

Não bị tổn thương do máu đến các tế bào não không đủ, mà chỉ số triglyceride là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những nồng độ chất béo trung tính cao là nguyên nhân đột quỵ số 1 ở những phụ nữ lớn tuổi.

4.5 Ảnh hưởng nghiêm trọng đến gan

Các nguyên nhân phổ biến khiến gan nhiễm mỡ là do tiểu đường, béo phì và nồng độ triglycerid cao. Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xuất hiện sẹo ở gan, suy gan, ung thư gan, đe dọa tới tính mạng người bệnh. Đối với những trường hợp gan nhiễm mỡ không do rượu, có đến hơn 10% trọng lượng gan được thay thế bằng chất béo.

4.6 Xơ vữa động mạch

Đây cũng là một trong những biến chứng mà người bị mỡ máu cao có thể gặp phải. Đặc biệt là những trường hợp của nồng độ HDL thấp hoặc đang có bệnh lý nền đái tháo đường tuýp 2.

Nhìn chung chỉ số triglyceride cao là cực kỳ nguy hiểm, nhẹ thì gây béo phì, nặng thì đau tim, đột quỵ. Do đó, người bệnh cần phát hiện sớm và có phương án điều trị kịp thời.

chỉ số triglyceride cao

Cần sớm có biện pháp kiểm soát triglycerid để ngăn chặn biến chứng

5. Cách kiểm soát chỉ số triglyceride cao

Để kiểm soát tốt chỉ số triglycerides, bạn cần bắt đầu với một lối sống lành mạnh kết hợp với sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp.

5.1 Lựa chọn lối sống lành mạnh

Tập thể dục thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nên kết hợp nhiều hơn các hoạt động thể chất vào công việc hàng ngày.

  • Hạn chế đồ ăn nhiều đường bột, chất béo (dầu, mỡ).
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích.
  • Giảm cân nếu bạn đang thừa cân.
  • Hạn chế thức khuya quá 23h, nên ngủ đủ 8 tiếng một ngày.

5.2 Sử dụng thuốc

Nếu thay đổi lối sống vẫn không đủ giúp bạn kiểm soát chỉ số này, bác sĩ có thể khuyên bạn nên sử dụng một số loại thuốc như:

  • Statin: Nên dùng trong trường hợp có tiền sử bị tắc nghẽn động mạch hoặc người mắc bệnh tiểu đường.
  • Niacin: Có thể làm giảm nồng độ triglyceride. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì Niacin dễ tương tác với các loại thuốc khác gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
  • Fibrate: Khi sử dụng loại thuốc này cần cẩn trọng. Nhất là trong trường hợp mắc bệnh thận.

Việc sử dụng statin và các loại thuốc Tây khác có thể giúp hạ nhanh triglyceride. Tuy nhiên, khi ngừng sử dụng, chỉ số này sẽ nhanh chóng tăng ngược trở lại. Nếu lạm dụng, có thể khiến gan bị tổn thương: tăng men gan, tế bào gan bị phá hủy, nhiều trường hợp bị viêm cơ, nhược cơ, gia tăng hàm lượng đường trong máu, tăng nguy cơ tiểu đường,… Do đó, người bệnh cần cân nhắc trong quá trình sử dụng những loại thuốc này.

Mọi thông tin chi tiết, cần tư vấn thêm về sản phẩm xin vui lòng liên hệ 0343.44.66.99!

XEM THÊM

  • Giảo cổ lam – Thảo mộc không thể bỏ qua cho người mỡ máu cao
  • Rối loạn lipid máu – Những “thủ phạm” gây bệnh hàng đầu bạn cần biết!
  • Cẩm nang 15 bài thuốc hỗ trợ điều trị tai biến mạch máu não hiệu quả

Từ khóa » Chỉ Số Tri Là Gì