Sốt Về Chiều Và đêm ở Người Lớn Thường Có Nguyên Nhân Do đâu?

1. Sốt về chiều và đêm ở người lớn do bệnh gì?

Người lớn thường ít bị sốt về chiều và đêm hơn so với trẻ nhỏ, tuy nhiên nếu gặp phải thường do nguyên nhân bệnh lý cần cẩn thận trong điều trị và chăm sóc.

Thân nhiệt con người thường cao hơn vào buổi chiều

Thân nhiệt con người thường cao hơn vào buổi chiều

Dưới đây là những nguyên nhân thường gây triệu chứng sốt về chiều và đêm mà người lớn có thể gặp phải:

1.1. Bệnh lý về gan

Các bệnh lý ở gan gây rối loạn hoạt động thải độc của cơ quan này thường gây ra tình trạng sốt nhẹ đến sốt vừa về chiều và tối. Các bệnh lý thường gặp như viêm gan, ung thư gan, xơ gan, tổn thương gan do virus hoặc chất độc,...

Khi chức năng gan suy giảm, khả năng thải độc tố bị rối loạn hoặc suy giảm khiến độc tố tích tụ trong cơ thể và là nguyên nhân gây tăng thân nhiệt vào tầm thời gian chiều tối mỗi ngày. Ban đầu, tình trạng sốt có thể không nghiêm trọng nhưng theo mức độ tổn thương gan, tần suất và thời gian sốt về chiều sẽ tăng lên.

Do đó, nếu người lớn gặp phải triệu chứng này có nguy cơ cao mắc bệnh về gan như: dùng thuốc điều trị ảnh hưởng đến gan trong thời gian dài, uống nhiều rượu bia, mắc viêm gan,… thì cần đi khám tìm nguyên nhân khác. Bệnh lý ở gan còn thường gây các triệu chứng khác như: chán ăn, vàng da, vàng mắt, buồn nôn và nôn mửa,…

Cẩn thận sốt về chiều do bệnh lý ở gan

Cẩn thận sốt về chiều do bệnh lý ở gan

1.2. Sốt virus

Sốt virus là bệnh lý thường gặp do nhiều loại virus gây ra, phổ biến nhất là virus đường hô hấp thường gây bệnh khi thời tiết chuyển mùa. Sốt virus khiến thân nhiệt người bệnh tăng cả ngày song sốt nặng nhất thường vào buổi chiều.

Ngoài triệu chứng sốt, sốt virus còn gây các triệu chứng như: đau đầu, ớn lạnh, đau nhức xương khớp, phát ban, chán ăn, mệt mỏi, đau mắt đỏ,…

Có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc các biện pháp hạ sốt tự nhiên để khắc phục khi bị sốt về chiều và đêm ở người lớn như chườm ấm, uống nhiều nước,…

1.3. Bệnh lý ung thư

Sốt về chiều cũng là dấu hiệu sớm có thể gặp của ung thư, đặc biệt là ung thư gan gây rối loạn hệ miễn dịch. Cần cẩn thận nếu do nguyên nhân này, người bệnh thường chỉ bị sốt nhẹ về chiều tối nhưng kéo dài dai dẳng đi kèm các triệu chứng bệnh nghiêm trọng khác như: chán ăn, sụt cân, da xanh xao,…

Nhiều người bệnh thường bỏ qua triệu chứng này khiến việc phát hiện ung thư chậm trễ hơn, điều trị khó khăn với biến chứng nghiêm trọng hơn. Do đó, hãy theo dõi và đi khám sức khỏe nếu sốt về chiều kéo dài không rõ nguyên nhân.

1.4. Bệnh lao

Bệnh lao do vi khuẩn gây ra cũng là nguyên nhân bệnh lý gây sốt thường xuyên về chiều, song người bệnh thường không bị sốt cao. Các triệu chứng bệnh lao khác thường nghiêm trọng hơn cần chú ý như: ho ra máu, ho khan dữ dội, tiêu chảy, chóng mặt, đau nhức đầu,…

Nếu bị lao thì cần phải được điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa lao chỉ định, cần tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng, thời gian sử dụng và liệu trình để tránh tình trạng vi khuẩn lao kháng thuốc. Tự ý dùng kháng sinh không có chỉ định bác sĩ hoặc dừng, rút ngắn liều trình sẽ khiến vi khuẩn lao biến đổi khó điều trị hơn.

Điều trị với thuốc hiệu quả sẽ giúp bệnh nhân lao kiểm soát được các triệu chứng bệnh trong đó có tình trạng sốt về chiều và tối.

1.5. Bệnh máu ác tính

Bệnh máu ác tính gây ảnh hưởng đến hoạt động miễn dịch của cơ thể, nếu cơn sốt về chiều thường xuyên xuất hiện thì cẩn thận với nguyên nhân bệnh lý này.

Bệnh máu ác tính cũng là nguyên nhân gây sốt về chiều

Bệnh máu ác tính cũng là nguyên nhân gây sốt về chiều

Đặc điểm của bệnh là thường gây sốt nhẹ về chiều, khi bệnh nặng dần thì tình trạng sốt sẽ nặng và kéo dài hơn. Ngoài ra, sức khỏe của người bệnh sẽ ngày càng giảm sút với nhiều triệu chứng do bệnh máu ác tính gây ra như: cơ thể mệt mỏi, thiếu máu, tê bì,…

Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, nguyên nhân gây sốt về chiều và đêm ở người lớn có thể do tác dụng phụ của thuốc. Để tìm đúng nguyên nhân, hãy đi khám và điều trị nếu do bệnh lý.

2. Nên làm gì khi bị sốt về chiều và đêm ở người lớn?

Nếu sốt về chiều chỉ thoáng qua hoặc do bạn đang bị sốt virus, các bệnh nhiễm khuẩn thông thường không kèm triệu chứng khác thì có thể hạ sốt bằng những cách sau:

  • Dùng thuốc hạ sốt không kê đơn Paracetamol.

  • Chườm ấm, uống nước và ăn nhiều trái cây, rau quả để làm mát cơ thể tự nhiên.

  • Tập thể dục, đi bộ, tập yoga để vận động cơ thể, giúp giải nhiệt tốt hơn.

  • Mặc quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt để cơ thể dễ dàng thoát nhiệt hơn.

Uống nhiều nước giúp làm mát cơ thể, giảm sốt về chiều

Uống nhiều nước giúp làm mát cơ thể, giảm sốt về chiều

Những cách này sẽ giúp bạn hạ thân nhiệt và cảm giác thoải mái hơn song nếu do nguyên nhân bệnh lý thì cần khám và điều trị mới có thể loại bỏ triệu chứng này dứt điểm.

3. Sốt về chiều và đêm khi nào nên đi khám?

Sốt về chiều đi kèm với các triệu chứng bất thường khác nghi ngờ bệnh lý như: chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân, xanh xao, thiếu máu,… thì người bệnh nên chủ động đi khám và điều trị. Các biện pháp chăm sóc như chườm ấm để hạ sốt hay uống nhiều nước, uống thuốc hạ sốt,… chỉ giúp giảm triệu chứng tạm thời.

Nguy hiểm hơn nếu sốt về chiều và đêm cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm như: ung thư gan, ung thư máu, bệnh về gan,… Điều trị càng chậm trễ thì nguy cơ biến chứng càng cao ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

  Nên đi khám để được tư vấn điều trị nếu sốt về chiều kéo dài

Nên đi khám để được tư vấn điều trị nếu sốt về chiều kéo dài

Như vậy, không nên coi thường triệu chứng sốt về chiều và đêm ở người lớn, nhất là khi triệu chứng này xuất hiện thường xuyên. Nếu có thắc mắc về tình trạng này, cần khám tìm nguyên nhân bệnh lý và điều trị, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Hạ Sốt Vào Ban đêm